Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Vì sao trẻ kém hấp thu? 6 nguyên nhân phổ biến nhất

Mục lục

Con khôn lớn, khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ. Tình trạng trẻ kém hấp thu hưởng thể chất và tinh thần của con. Để hiểu vì sao trẻ kém hấp thu, mẹ hãy xem ngay 6 nguyên nhân dưới đây. 

vì sao trẻ kém hấp thu

1. Sự hấp thu chất dinh dưỡng trải qua những giai đoạn nào? 

Quá trình tiêu hóa bình thường ở trẻ trải qua 4 giai đoạn:

  • Thủy phân trong lòng ống tiêu hóa: Thức ăn vào miệng sẽ được nhai, nuốt, nhào trộn với nước bọt. Sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày tiếp tục tiêu hóa thành các chất bé hơn nhờ các enzym tiêu hóa, dịch vị, nhu động ruột. 
  • Phân hủy tại biểu mô: Tiếp tục thức ăn được đưa xuống hồi-hỗng tràng. Đây cũng là nơi hấp thu ⅔ lipid trong chế độ ăn. Các enzym ở màng plasma của ranh giới bàn chải tế bảo biểu mô ruột sẽ tiếp tục phân nhỏ thức ăn. 
  • Vận chuyển biểu mô: Sau khi trải qua quá trình phân cắt biến thành chất đơn giản hơn nhờ enzym, chất dinh dưỡng sẽ được tế bào ruột hấp thụ nhờ protein vận chuyển tiếp tục con đường tiêu hóa. Yếu tố di truyền và hệ thống vận chuyển ảnh hưởng nhiều đến giai đoạn này.
  • Vận chuyển qua mạch bạch huyết: Chất dinh dưỡng, chất là chất béo tiếp tục được các protein, lipoprotein vận chuyển vào hệ thống mạch bạch huyết đến các cơ quan để nuôi cơ thể. Giai đoạn này thực hiện ở gan và ruột vì đây hai cơ quan chứa nhiều lipoprotein. 

Trẻ có thể kém hấp thu dinh dưỡng nếu gặp vấn đề ở một hoặc nhiều giai đoạn hấp thu ở trên. 

4 giai đoạn tiêu hóa bình thường

Trẻ kém hấp thu do rối loạn ở một hoặc nhiều giai đoạn hấp thu

2. Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu đến từ bên ngoài và bên trong cơ thể con. 

2.1. Do loạn khuẩn ruột

Lâm sàng đã chứng minh trẻ kém hấp thu ít nhiều có liên quan đến sự phát triển quá mức ở đường ruột. Vi khuẩn đường ruột gồm hại khuẩn và lợi khuẩn. Nhưng hệ tiêu hóa của con còn non yếu nên rất dễ khiến hại khuẩn phát triển quá mức. 

Vì vậy mẹ cần bổ sung thêm men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cho trẻ. Men vi sinh nhất là men vi sinh đa chủng có hơn 10 chủng lợi khuẩn có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ. Giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh, giúp con lớn khỏe mỗi ngày. 

2.2. Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm là cột mốc quan trọng với bé. Nhiều mẹ quyết định cho con ăn dặm quá sớm khiến con dễ rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu. Dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm thường từ tinh bột. Nhưng trẻ còn nhỏ chưa có đủ enzym tiêu hóa ở tuyến tụy và nước bọt nên hoạt động dinh dưỡng còn yếu. 

Vậy nên khi cho con ăn dặm quá sớm sẽ ngăn cản sự hấp thu các dưỡng chất khác, làm chậm quá trình khôn lớn ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ ăn dặm quá sớm cũng có nguy cơ thiếu sắt. 

2.3. Bất dung nạp hoặc thiếu hụt enzym tiêu hóa

Enzym là chất xúc tác sinh học giúp thức ăn tồn tại ở dạng nhũ tương từ đó con dễ hấp thu hơn. Enzym tiêu hoá có nhiều nhiệm vụ riêng tuỳ vào cơ quan. Một số enzym phổ biến như: protease, lactose, amylase… 

Thiếu hoặc bất hoạt enzym tiêu hoá là một câu trả lời vì sao trẻ kém hấp thu. Thiếu enzym này làm giảm hấp thu carbohydrate, chất béo, acid amin, vitamin,...Phổ biến nhất là tình trạng trẻ thiếu lactose, nguyên nhân do hoạt động lactose bị giảm ở diềm bàn chải của tế bào ruột non khiến trẻ không bú sữa mẹ, tiêu chảy…

Bất dung nạp lactose gây tiêu chảy ở trẻ

Bất dung nạp lactose là nguyên nhân gây tiêu chảy

2.4. Thiếu hụt dinh dưỡng 

Theo báo cáo về thực trạng dinh dưỡng cho trẻ ở Việt Nam, số trẻ thiếu hụt các chất như sắt, vitamin A, B1,...trong thực đơn hàng ngày đang rất cao. Điều này cũng góp phần khiến trẻ kém hấp thu, chậm lớn so với bạn cùng trang lứa. Vấn đề này thường gặp ở trẻ 1-2 tuổi và trẻ trước tuổi đi học. 

Trẻ kém hấp thu trong trường hợp này có thể do trong thực đơn hàng ngày thiếu dinh dưỡng hoặc trẻ biếng ăn. Vì thế mẹ cần bổ sung đa dạng các nhóm chất trong cữ ăn của con. Không chỉ vậy mẹ cũng nên bổ sung thêm kẽm, sắt giúp con ăn ngon, ngủ tốt. 

2.5. Sử dụng thuốc kéo dài 

Trẻ có đề kháng chưa cao nên có nguy cơ cao mắc bệnh và phải sử dụng thuốc trong thời gian dài khiến con giảm hấp thu dinh dưỡng. Việc dùng kháng sinh cho trẻ hiện rất phổ biến do khả năng chống nhiễm trùng rất tốt. Nhưng cũng kéo theo nhiều hệ quả với trẻ như loạn khuẩn ruột, giảm số lượng lợi khuẩn gây buồn nôn, tiêu chảy,...

Trong trường hợp trẻ sốt cao hay động kinh có thể được kê thuốc chống co giật. Thuốc có khả năng giảm cơn co giật do sốt, động kinh nhưng dùng lâu con sẽ giảm hấp thu vitamin D, canxi. Điều này ngăn cản quá trình phát triển của hệ xương khớp ở trẻ, trẻ chậm lớn, chậm biết đi…

2.6. Do các bệnh lý 

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh lý cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của trẻ. Quá trình mang bệnh khiến con yếu ớt cả thế chất và tinh thần. Một số bệnh thường gặp ở trẻ như  xơ gan, hội chứng ruột ngắn, suy dinh dưỡng mạn tính,...

Tụy là cơ quan cung cấp nhiều enzym cho quá trình tiêu hóa hoạt động bình thường. Trẻ mắc các bệnh ở tụy sẽ giảm số lượng enzym như trypsinogen, lipase, colipase,....Điều này làm cho trẻ kém hấp thu. 

nguyên nhân vì sao trẻ kém hấp thu

Tổng hợp nguyên nhân vì sao trẻ kém hấp thu

3. Các yếu tố làm gia tăng hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Một số yếu tố nguy cơ sau là lý do trẻ dễ mắc hội chứng kém hấp thu. 

Đường ruột chưa hoàn thiện

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Do đó, trẻ mất các lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, sụt cân. Bên cạnh đó các vấn đề về ruột non cũng tăng nguy cơ khiến trẻ kém hấp thu.

Tiền sử gia đình

Trẻ ở gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gan, tụy, ruột thường có tỉ lệ kém hấp thu cao. hơn. 

Chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn uống là nhân tố hàng đầu quyết định sức khỏe của trẻ. Các thói quen ăn uống không lành mạnh, thực phẩm khó tiêu… làm tăng khả năng kém hấp thu ở trẻ. Với trẻ, cha mẹ chỉ nên cho con ăn lượng vừa đủ và tăng dần theo nhu cầu của con. Tránh ép ăn, ăn các món dễ tiêu vì trẻ nhỏ chưa đủ khả năng tiêu hóa thức ăn như người trưởng thành. 

một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng

Một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc hội chứng kém hấp thu

Mong rằng qua bài viết trên, mẹ đã biết về những nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu và có biện pháp khắc phục. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích mẹ hãy theo dõi website BioAmicus hoặc hotline 1900 636 985 để nhận tư vấn từ đội ngũ dược sĩ uy tín mẹ nhé. 



Bài viết liên quan