Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý? 6 giải pháp hỗ trợ tại nhà

Mục lục

Làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý? 6 cách sau đây sẽ giúp bé và mẹ dễ dàng vượt qua các giai đoạn biếng ăn, cải thiện khả năng hấp thu và cân nặng. Xem ngay!

làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý

1. Thế nào là giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ ?

Biếng ăn sinh lý là loại biếng ăn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Biếng ăn sinh lý có thể xảy ra với mọi lứa tuổi và mọi em bé, kể cả những bé đang vui vẻ, khỏe mạnh bình thường.

Trẻ biếng ăn sinh lý có biểu hiện rõ ràng nhất là: 

  • Trẻ đột ngột biếng ăn, không ăn bất cứ thứ gì
  • Trẻ biếng ăn hay ngậm, nhè, phì nhổ khi ăn
  • Không tập trung ăn uống, dễ bị thu hút bởi đồ chơi, tivi, những tiếng động lớn
  • Đôi khi, con có biểu hiện quấy khóc hàng giờ liên tục chỉ để phản kháng việc cho anh

Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện theo từng giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ như khi trẻ tập lẫy, tập bò, mọc răng. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi con bước vào một môi trường mới, bắt đầu khám phá thế giới xung quanh với các con vật, màu sắc, hoa văn mới lạ... Những thay đổi trên khiến bé mất tập trung và mất hứng thú với việc ăn uống.

Để tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ, mời mẹ tham khảo bài viết: 5 giai đoạn biếng ăn sinh lý

Biểu hiện biếng ăn sinh lý ở trẻ

Trẻ biếng ăn sinh lý có biểu hiện ngọ nguậy, phì nhổ khi ăn

2. Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu?

Thông thường giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ chỉ kéo dài tầm 1-2 tuần và tự khỏi mà không cần chữa trị. Con sẽ dần ăn tốt trở lại khi đã làm quen được với những thay đổi của cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo biếng ăn có thể kéo dài trên 1 tháng, cản trở quá trình phát triển về cả mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Duy trì tình trạng biếng ăn sinh lý vô tình tạo thành thói quen ăn uống không tốt, gây ra biếng ăn tâm lý khó khắc phục.

Vì vậy, với những trẻ biếng ăn kéo dài trên 2 tuần thì các mẹ cần lưu ý, và tìm cách khắc phục sớm. 

3. Làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý?

Sau đây là 6 mẹo mà BioAmicus muốn mách cho các mẹ để cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ một cách hiệu quả:

3.1 Chế biến món ăn đa dạng và bắt mắt

Đảm bảo cung cấp đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng là điều quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc ăn đi ăn lại một món có thể khiến bé chán ăn.

Mẹ có thể thường xuyên thay đổi thực đơn bằng những nguyên liệu mới hoặc cách chế biến mới:

  • Thay đổi các loại thực phẩm theo mùa
  • Kết hợp nhiều loại rau củ, thực phẩm có màu sắc khác nhau
  • Tạo hình các món ăn ngộ ngĩnh và trang trí bắt mắt
  • Với những trẻ ăn dặm, hay ngậm, mẹ có thể thử những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt
  • Với trẻ đã chán ăn cháo, ăn bột, hãy tăng dần độ thô, độ cứng của đồ ăn dặm

Hãy biến khoảng thời gian cho bữa ăn thành những khoảng thời gian hạnh phúc để giúp bé yêu thích việc ăn uống hơn.

Làm gì khi trẻ bị biếng ăn sinh lý?

Chế biến món ăn đa dạng và đẹp mắt để cải thiện biếng ăn ở trẻ

3.2 Lên thời gian biểu hằng ngày cho mỗi bữa ăn

Để tạo cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh, hãy bắt đầu lên lịch trình cho từng bữa ăn.

  • Các chuyên gia khuyến cáo với giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi, để cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày hoạt động của trẻ, ngoài sữa ra, bố mẹ cần cho trẻ ăn 2 bữa ăn chính và 2 bữa phụ mỗi ngày.
  • Với các bé ăn dặm thì nên cho trẻ ăn dặm hai giờ một lần. Việc này giúp kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi, Khoảng cách giữa các bữa ăn nên là 4-5 tiếng để giúp trẻ vẫn giữ đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày nhưng lại không quá no khiến trẻ chán ăn.
  • Cho ăn vào những khung giờ cố định trong ngày và giống nhau giữa các ngày, mỗi bữa ăn không quá 30 phút
  • Các bữa ăn phụ có thể là bánh quy, hoa quả, ngũ cốc, sinh tố…

Hãy đảm bảo bữa ăn của con diễn ra theo đúng lịch trình định sẵn, mẹ sẽ bất ngờ khi thấy biếng ăn sinh lý ở trẻ được cải thiện rõ rệt!

3.3 Giúp bé tập trung vào mỗi bữa ăn

Mẹ cũng có thể cải thiện chất lượng mỗi bữa ăn và rút ngắn giờ ăn của trẻ bằng cách giúp con tập trung hơn vào việc ăn uống:

  • Với giai đoạn trẻ đang bú mẹ: Cho trẻ bú trong không gian yên tĩnh, hạn chế tối đa người lạ hoặc đồ vật khiến bé mất tập trung. Ngoài ra, các cử chỉ âu yếm, vuốt ve của mẹ cũng sẽ khiến các bé ti sữa ngon hơn nữa đấy!
  • Với trẻ bắt đầu ăn dặm: Để bé ăn trong không gian phòng bếp, cố định một vị trí, không đưa trẻ đi ăn rong và cố ép trẻ ăn.
  • Với trẻ đã ăn thành thạo: Nên cho bé ăn cùng gia đình, vừa tạo hứng thú ăn cho trẻ, vừa tạo được sợi dây liên kết giữa bé và các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, để tránh sao nhãng trong bữa ăn khiến con biếng ăn, hãy tắt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại khi ăn. Các phần thưởng như kẹo, bánh hoặc đồ chơi cũng không được khuyến khích vì sẽ tạo tâm lý lệ thuộc cho trẻ.

Em bé ăn cùng bố mẹ

Cho trẻ ăn cùng bố mẹ để tập trung vào mỗi bữa ăn

3.4 Khuyến khích con tham gia các vận động thể chất

Quá trình vận động thể chất giúp trẻ đốt cháy năng lượng nhiều hơn, trẻ nhanh đói và ăn uống ngon miệng hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mẹ cho bé tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của trẻ.

Với những trẻ nhỏ, chưa thể tự tham gia thể dục, thể thao, các mẹ có thể giúp các bé vận động chân tay trên giường, kích thích các bé tập lẫy, tập bò để bé được vận động phù hợp với khả năng nhất.

Lưu ý: Không nên vận động mạnh ngay trước khi ăn và ngay sau khi ăn no.

3.5 Bổ sung dinh dưỡng khi trẻ bỏ ăn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, các bé ăn dặm cần cung cấp đủ 700 kcal mỗi ngày. Nếu bé bỏ ăn, các mẹ có thể lấp đầy nguồn năng lượng bị thiếu hụt đó bằng những bữa ăn phụ giàu năng lượng từ ngũ cốc, sữa, bột gạo...

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ biếng ăn bằng các thực phẩm bổ sung.

Trong đa số các trường hợp, việc nhịn một bữa sẽ khiến trẻ thấy đói và ăn ngon miệng hơn vào bữa tiếp theo. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng và ép trẻ ăn thêm.

Có thể mẹ quan tâm:

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ chuẩn chuyên gia

3.6 Bổ sung men vi sinh cho trẻ trong giai đoạn biếng ăn sinh lý

Việc sử dụng men vi sinh hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, nhất là với trẻ sơ sinh đường ruột kém. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, làm tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Đồng thời, bổ sung men vi sinh góp phần bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn có hại. Bằng cách sản xuất acid lactic, giúp ổn định pH đường ruột, ngăn cản sự phát triển của hại khuẩn, hạn chế các vấn đề tiêu hóa gây ra biếng ăn như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ.

Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh, để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý, mẹ nên lựa chọn loại men có nhiều chủng giúp cung cấp lượng lợi khuẩn đa dạng nhất cho bé.

Xem thêm: Giải mã từ A đến Z biếng ăn sinh lý ở trẻ

3. Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete – Xóa tan nỗi lo con biếng ăn sinh lý.

Men vi sinh 10 chủng hỗ trợ cải thiện biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete xuất xứ từ Canada với 10 chủng lợi khuẩn quan trọng, cần thiết nhất cho hệ tiêu hóa trẻ là dòng men vi sinh được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi trẻ có các biểu hiện biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa...

Sản phẩm an toàn và hiệu quả với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với liều dùng như sau:

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Dùng cho bé 5 giọt/lần/ngày.
  • Trẻ trên 1 tuổi: Dùng 5 giọt/lần, ngày 1-2 lần.

BioAmicus Complete được phân phối tại hơn 30 Quốc gia trên thế giới, hiện đã có mặt tại nhiều nhà thuốc, bệnh viện lớn tại Việt Nam như: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhà thuốc Long Châu, An Khang...

Trên đây là một số thông tin về giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ và 6 mẹo để khắc phục. Mong rằng qua bài viết này, các mẹ không còn phân vân nên làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý. BioAmicus rất vui vì được đồng hành cùng mẹ trong toàn bộ quá trình phát triển của trẻ.

Liên hệ 1900 636 985 hoặc để lại thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ



Bài viết liên quan