Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

7 cách khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Mục lục

Biếng ăn tâm lý là một tình trạng phổ biến hiện nay. Tuy không nghiêm trọng như biếng ăn bệnh lý nhưng nó cũng là một vấn đề nan giải không kém. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ. Mời mẹ cùng Bioamicus tham khảo bài viết sau đây:

7 cách khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ em

1. Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một dạng rối loạn ăn uống. Trong đó, trẻ tự bỏ ăn, từ chối ăn do các nguyên nhân tâm lý mà không đến từ các thay đổi sinh lý hay bệnh lý.

Bất kỳ vấn đề nhỏ nhặt nào cũng có thể để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý non nớt của trẻ:

  • Mẹ ép ăn quá mức, dọa nạt khi bé từ chối hoặc nôn trớ, dẫn đến nỗi sợ hãi, biến bữa ăn thành gánh nặng hàng ngày.
  • Các sự cố khi ăn như bị sặc, hóc xương, hoặc ăn phải món có mùi vị khó chịu khiến bé ám ảnh, sợ hãi khi ăn.
  • Thay đổi môi trường sống, người chăm sóc, hoặc lịch trình ăn uống đột ngột cũng có thể gây ra biếng ăn do trẻ chưa kịp thích nghi.

Những nỗi sợ trên nếu kéo dài và không được cải thiện có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

Có thể mẹ quan tâm

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ chuẩn chuyên gia

6 cách giúp trẻ dễ dàng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý

2. 7 cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Để khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ, cần tập trung thay đổi môi trường sống, tạo cho bé tâm lý thoải mái trước. Sau đó mới tăng dần lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ. Cụ thể, mẹ có thể áp dụng 7 cách sau. 

2.1 Cho bé khoảng thời gian thích nghi với môi trường mới

cho bé khoảng thời gian thích nghi

Để trẻ thích nghi dần dần với môi trường và đồ ăn mới

Khi chuyển sang môi trường mới, hãy luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bé và có khoảng thời gian chuyển tiếp để bé làm quen dần.

Điển hình như những ngày đầu tới lớp. Trẻ đối diện với môi trường mới, không còn bố mẹ, đồ chơi quen thuộc hay những chú gấu bông yêu thích, thay vào đó là những người bạn và cô giáo xa lạ. Sự thay đổi này dễ gây sợ hãi, biếng ăn và mất ngủ.

Để giúp bé thích nghi, mẹ nên tạo thời gian cho bé làm quen. Trước khi nhập học, mẹ có thể đưa bé đến lớp chơi vài giờ với cô giáo và các bạn trong vài ngày liên tiếp. Thậm chí, mẹ có thể tham gia cùng cô giáo trong các bữa ăn đầu tiên để bé quen dần với môi trường mới.

Một mẹo nhỏ khác là mang theo món đồ chơi yêu thích của bé đến lớp. Điều này giúp bé cảm thấy bớt lạc lõng và có sự an toàn trong giai đoạn chuyển tiếp.

2.2 Thay đổi thực đơn bổ sung dinh dưỡng

Đa dạng thực phẩm cho trẻ biếng ăn tâm lý

Thực phẩm cho trẻ biếng ăn tâm lý

Mẹ nên tìm hiểu sở thích ăn uống của con bằng cách hỏi trực tiếp hoặc quan sát phản ứng của bé với các món ăn. Từ đó, xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị của bé.

Để tránh nhàm chán cho trẻ, mẹ cũng có thể thay đổi món ăn thường xuyên. Trang trí bữa ăn với màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh cũng giúp bé hào hứng hơn khi ăn.

Với trẻ mới đi học, mẹ có thể dựa trên thực đơn ở lớp để xây dựng bữa ăn tại nhà, giúp bé thấy quen thuộc và dễ dàng thích nghi hơn khi ăn ở trường.

2.3 Không ép buộc, dọa nạt con khi ăn

Ép buộc hay dọa nạt khi con biếng ăn là sai lầm, không chỉ không giải quyết vấn đề mà còn gây tổn thương tâm lý lâu dài.

Giống như người lớn, trẻ cần có tâm trạng thoải mái để ăn ngon. Bố mẹ nên tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong mỗi bữa ăn.

Trong giai đoạn đầu, trẻ có thể tiếp tục từ chối ăn, nhưng bố mẹ cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Đôi khi, việc bỏ qua một bữa ăn có thể giúp trẻ cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn ở bữa sau.

2.4 Để con được ăn uống tự do

Dạ dày trẻ nhỏ hơn và tiêu hóa nhanh hơn người lớn, nên trẻ thường ăn ít nhưng nhanh đói. Hiểu điều này giúp bố mẹ phân bố bữa ăn hợp lý, hỗ trợ khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Trong bữa ăn, hãy bày nhiều món hấp dẫn và để trẻ tự chọn món mình thích. Điều này biến bữa ăn thành trò chơi thú vị thay vì bắt buộc.

Trẻ có thể ăn lượng và loại thức ăn khác nhau tùy theo tâm trạng và thể lực mỗi ngày. Bố mẹ không nên can thiệp trực tiếp, nhưng cần theo dõi để bổ sung dinh dưỡng kịp thời qua bữa phụ hoặc bữa chính tiếp theo, tránh trẻ bị đói hoặc thiếu chất.

2.5 Để bé ăn chung cùng cả nhà

ăn cùng gia đình cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ

Ăn chung cùng cả nhà vui hơn ăn một mình

Nhiều mẹ thường ngại cho con ăn cùng gia đình vì sợ ảnh hưởng đến bữa ăn của các thành viên khác. Tuy nhiên, điều này không nên.

Để khắc phục biếng ăn tâm lý, các chuyên gia khuyên nên cho bé tự ăn và ăn cùng gia đình. Dù ban đầu trẻ có thể quấy khóc, dần dần bé sẽ quen và trở nên hợp tác hơn.

Việc ăn cùng gia đình tạo không khí vui vẻ, giúp bé cảm thấy có người đồng hành. Các tương tác trong bữa ăn còn giúp bé gắn kết tình cảm với mọi người.

2.6 Tạo lập và duy trì thời gian biểu khoa học cho bé

Cũng như người lớn, trẻ em có đồng hồ sinh học riêng. Khi nhịp sinh học bị lệch, trẻ sẽ mệt mỏi và khó chịu, không hợp tác, chán ăn.

Để tạo thói quen ăn uống, bố mẹ cần kiên trì lặp lại hành động hàng ngày. Việc ăn cơm, uống sữa hay đi ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và "đói đúng giờ", giảm tình trạng biếng ăn.

Một cách hiệu quả để tạo ra thói quen là duy trì các dấu hiệu báo trước cho trẻ. Ví dụ, trước bữa ăn, bé sẽ rửa tay; trước khi ngủ, bé được kể chuyện. Những hành vi quen thuộc giúp trẻ nhận biết hoạt động tiếp theo và dễ dàng tuân theo.

2.7 Cải thiện hệ tiêu hóa – Tăng sự ngon miệng cho bé

Biếng ăn tâm lý kéo dài có thể làm giảm tiết enzym tiêu hóa, khiến trẻ ăn kém ngon. Để khắc phục, mẹ có thể cân nhắc sử dụng men tiêu hóa và men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho con.

Một sản phẩm mẹ có thể tham khảo là men vi sinh BioAmicus Complete từ Canada. Sản phẩm nổi bật với sự đa dạng chủng lợi khuẩn, mang lại lợi ích tối ưu hơn cho các vấn đề tiêu hóa như biếng ăn, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón...

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hiện đã có mặt tại hơn 30 quốc gia và được phân phối chính thức ở hơn 10.000 điểm tại Việt Nam.

Men 10 chủng cải thiện biếng ăn

Men vi sinh 10 chủng được tin tưởng bởi những mẹ bỉm thông thái

Trên đây là một số thông tin về biếng ăn tâm lý ở trẻ và 7 cách khắc phục. BioAmicus hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề biếng ăn ở con tốt hơn. Mẹ có thể tham khảo các bài viết khác về chủ đề chăm sóc trẻ tại website BioAmicus.vn. Chúc bé có những năm tháng đầu đời thật mạnh khỏe và vui vẻ.



Bài viết liên quan