Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé chậm nói phải làm sao - Vai trò tích cực của cha mẹ

Mục lục

Tập nói là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Vì thế, việc bé chậm nói luôn là vấn đề làm mẹ lo lắng, băn khoăn tìm cách để hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ như các bạn cùng trang lứa. Vậy bé chậm nói phải làm sao để bé vượt qua khó khăn này, mẹ cần làm gì để giúp đỡ con nói tốt hơn và đảm bảo phát triển ngôn ngữ toàn diện? Bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.

bé chậm nói phải làm sao - vai trò tích cực của cha mẹ

1. Dấu hiệu nhận biết bé chậm nói

1.1. Tiêu chí để ba mẹ đánh giá bé chậm nói

Để đánh giá trẻ chậm nói, trước tiên, mẹ cần hiểu đúng khái về khái niệm như thế nào là chậm nói. Nói là khả năng phát âm và bật ra ngôn ngữ. Nếu chậm nói tức là trẻ có thể dùng được từ ngữ để thể hiện ý muốn của mình nhưng thông qua những gì trẻ nói mẹ sẽ khó hiểu hoặc không hiểu được trẻ đang muốn gì. Trẻ chậm nói vẫn có trình tự phát triển ngôn ngữ đúng tự nhiên nhưng tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng tuổi.

1.2. Dấu hiệu bé chậm nói theo độ tuổi

một số biểu hiện trẻ chậm nói

Một số dấu hiệu nhận biết bé chậm nói 

Việc nhận biết con chậm nói hơn so với mốc về khả năng nói theo độ tuổi đối với mẹ thường sẽ khó khăn. Vì thế, mẹ có thể dựa trên một số dấu hiệu chậm nói theo độ tuổi sau đây để theo dõi và phát hiện vấn đề ở bé:

- 12 tháng: bé không biết cách dùng cử chỉ để thể hiện một số việc đơn giản như: vẫy tay tạm biệt, chỉ tay vào đồ vật mà bé muốn lấy,...

- 18 tháng: khi giao tiếp bé có xu hướng thích dùng cử chỉ hơn là nói, khó bắt chước âm thanh và bé khó khăn trong việc đưa ra những yêu cầu đơn giản của mình bằng lời nói.

- 18 tháng - 2 tuổi: bé mới có khả năng bắt chước lời nói hay hành động, không nói được từ đơn hay cụm từ đơn giản.Hoặc bé chỉ nói lặp lại được một số từ, một số âm thanh chứ không thể dùng nhiều từ để giao tiếp, không làm theo được các hướng dẫn đơn giản của người lớn.

- 2 tuổi: bé nói giọng mũi, giọng khàn hơn so với giọng nói bình thường của các bạn cùng tuổi.

Về cơ bản, ở mốc 2 - 3 tuổi, nếu bé phát triển khả năng nói bình thường thì những người hay ở gần bé sẽ hiểu được khoảng 50 - 75% lời nói của bé. Khi trẻ đạt mốc 4 tuổi thì thường mọi người - dù không quen biết bé vẫn sẽ hiểu được lời bé nói.

Trường hợp trẻ không đạt được sự phát triển về lời nói theo hướng này thì mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ để được đánh giá đúng về khả năng nói của con và được tư vấn giải pháp giúp bé chậm nói nên làm gì để cải thiện tình trạng này.

2. Vai trò tích cực của cha mẹ trong chăm sóc trẻ chậm nói

Đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của bé, cha mẹ có vai trò rất quan trọng. Cha mẹ chính là người gần gũi nhất và đi trong suốt quá trình phát triển của bé. 

Vai trò tích cực của cha mẹ trong chăm sóc trẻ chậm nói

Cha mẹ có vai trò quan trọng nhất trong quá trình giúp trẻ phát triển hoạt động nói

Đối với trường hợp bé chậm nói thì vai trò của cha mẹ trong việc hỗ trợ trẻ càng trở nên cần thiết vì:

- Cha mẹ chính là người tham gia, tương tác nhiều nhất với hoạt động giao tiếp hàng ngày của bé.

- Cha mẹ và gia đình chính là xã hội thu nhỏ của bé, những mối bất hòa giữa cha mẹ hay khó khăn trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ dành cho bé,... tác động trực tiếp đến tâm lý của bé - nguyên nhân thường gặp khiến bé chậm nói.

- Hoạt động nói mà cha mẹ thực hiện với con cái chính là một quá trình học tập tăng kỹ năng giao tiếp cho bé.

Mời mẹ xem thêm:

3. Bé chậm nói phải làm sao?

3.1. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm nói

Muốn tìm ra giải pháp cho băn khoăn bé chậm nói phải làm sao thì mẹ cần biết được nguyên nhân khiến con chậm nói.

Trẻ chậm nói có thể do các bất thường ở các cơ quan như:

  • Bé gặp vấn đề tại cơ quan phát âm: mũi, tai, họng... 
  • Bé gặp vấn đề về cơ quan chỉ huy như: bệnh viêm màng não, dị tật não bẩm sinh, di chứng xuất huyết não...

Cũng có bé chậm nói do các yếu tố tâm lý:

  • Bé bị bỏ bê trong thời gian dài hoặc cưng chiều quá mức
  • Bé vừa trải qua sự cố khiến tâm lý của bé bị chấn động
  • Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử
  • Có ít cơ hội giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng tuổi

Thực tế hiện nay nguyên nhân về tâm lý đang ngày càng phổ biến ở trẻ chậm nói. Điều này thường xuất phát từ việc cha mẹ bị cuốn theo công việc nên không dành được nhiều thời gian cho con mình. Dẫn tới bé không có người để tập luyện giao tiếp hàng ngày, không được đặt trong điều kiện kích thích phản xạ nói...

Mẹ hãy cố gắng quan sát để nhận diện đúng dấu hiệu chậm nói ở con và sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Qua thăm khám và đánh giá khả năng nói của bé, bác sĩ sẽ giúp cha mẹ biết bé chậm nói phải làm sao để con có được sự phát triển ngôn ngữ bình thường.

3.2. Tăng cường giao tiếp với trẻ

Nếu mẹ đang băn khoăn tìm ra cách làm gì khi trẻ chậm nói thì bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng này, mẹ hãy tăng tần suất và thời gian giao tiếp cùng con thông qua các việc làm như: kể chuyện cho bé nghe, đọc sách cùng bé, đưa ra yêu cầu thật đơn giản và đề nghị bé nhắc lại,...

Khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn tập nói, mẹ hãy dạy cho bé các từ, âm thanh đơn giản để bé bắt chước. Hoặc mẹ cũng có thể kết hợp giữa hành động với lời nói để giúp bé biết cách gắn kết từ ngữ với đồ vật.

Trong bất cứ không gian và thời gian nào có thể giao tiếp như: khi tắm, khi cho bé ăn, trước khi cho bé ngủ,... mẹ hãy giao tiếp với trẻ, thật rõ ràng và đơn giản. Khi trẻ đã có khả năng nói cụm từ, nói câu dài, mẹ hãy mở rộng câu dần dần và hướng dẫn bé nói theo.

Tăng thời gian và tần suất giao tiếp với trẻ là giải pháp cho mẹ đang chưa biết bé chậm nói phải làm sao để tăng phản xạ nói

Tăng thời gian và tần suất giao tiếp với trẻ là giải pháp cho mẹ đang chưa biết bé chậm nói phải làm sao để tăng phản xạ nói

3.3. Tạo cơ hội để trẻ nói nhiều hơn

Tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ nói chuyện là điều rất cần thiết trong việc dạy nói cho bé. Nếu chưa biết bé chậm nói phải làm sao thì mẹ có thể đưa ra các bài tập hoặc các trò chơi theo cấp độ tăng dần từ dễ đến khó để bé thực hiện.

Ví dụ như: mẹ đặt câu hỏi yes/no rồi dạy bé trả lời theo cấp độ đơn giản nhất là dùng từ đơn sau đó dạy trẻ trả lời bằng từ ghép rồi đến dùng câu nói cụ thể và hơn nữa là dùng câu nói cụ thể kết hợp với hành động mô tả lời nói.

Hoặc khi bé đang muốn lấy một đồ vật nào đó ở xa mình mà trẻ khóc, bé kéo tay mẹ để mẹ lấy cho bé thì thay vì đáp ứng đúng yêu cầu của bé, mẹ hãy hỏi xem bé muốn lấy gì và đưa ra một số câu trả lời mẫu để cho bé tập như: con lấy điện thoại, con lấy ô tô,...

3.4. Quan sát và thay đổi chế độ ăn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé chậm nói trong đó có vấn đề về thiếu vi chất dinh dưỡng. Vì thế muốn tìm giải pháp bé chậm nói phải làm sao thì mẹ cũng không nên bỏ qua nguyên nhân này.

Khi bị thiếu hụt vi chất cần thiết thì các liên kết thần kinh trong não bộ của trẻ dễ bị đứt gãy, một số vùng của não không được hoạt hóa. Kết quả là trẻ chậm nói, khó bật âm...

Để cải thiện chế độ ăn giúp con được bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến khả năng nói thì mẹ hãy:

- Chú ý loại bỏ các các chất dễ gây dị ứng cho con (nếu con có cơ địa dị ứng) như: trứng, sữa, hải sản có vỏ, lạc,... 

- Bổ sung thêm thực phẩm bổ sung omega-3, a.folic, sắt và kẽm… Có thể như BioAmicus DHA, Ferrolip Baby,...

3.5. Để trẻ chơi cùng bạn bè cùng trang lứa

Để cho bé có cơ hội được giao lưu cùng bạn bè trong độ tuổi của bé cũng là giải pháp cho cha mẹ đang quan tâm đến vấn đề bé chậm nói phải làm sao. Khi chơi với bạn bè cùng độ tuổi trẻ sẽ học nói từ bạn, được kích thích giao tiếp nên trẻ sẽ tăng nhu cầu muốn bật ra lời nói.

Mẹ có thể cho con đến nhà trẻ hoặc cho con chơi chung với các bạn cùng khu phố, tổ chức các buổi vui chơi có nhiều trẻ trong độ tuổi của bé để tăng cơ hội giao tiếp cho con. Điều này vừa giúp bé tự tin, nhanh nhẹn hơn vừa có thêm cơ hội để phát triển ngôn ngữ.

Ngoài ra mẹ có thể dạy con chơi và trò chuyện cùng với đồ vật mà bé yêu thích, chơi trò chơi mô phỏng lại hoạt động hàng ngày, chơi trò giả vờ... Trò chơi giả vờ là một ý tưởng khá hay để kích thích khả năng nói của bé.

Khi tham gia vào trò chơi giả vờ, trẻ sẽ đóng vai nhân vật trong trò chơi đó, được thử nghiệm nhiều vai khác nhau, được kích thích trí tưởng tượng. Qua trò chơi này, bé sẽ cố gắng sử dụng từ ngữ cho vai mà bé đang đóng, đưa ra các ý tưởng của mình. Nhờ đó mà vốn từ vựng và kỹ năng giao tiếp của bé tăng lên.

Trẻ chậm nói chơi giả vờ

Tập cho trẻ chơi trò giả vờ cũng là cách kích thích trẻ tăng phản xạ nói và nói tốt hơn

3.6. Một số biện pháp khác

Để tìm giải pháp cho vấn đề bé chậm nói nên làm gì, mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp khác như:

- Thay đổi môi trường tạo hứng thú cho trẻ.

- Bắt chước lại ngôn ngữ của trẻ có mục đích để chỉnh âm, điều hướng trẻ đến từ ngữ cần tập.

- Không cho trẻ xem thiết bị điện tử quá nhiều vì điều này vô tình làm mất cơ hội tập nói của trẻ. Nếu cho trẻ xem thì chỉ xem với thời lượng vừa đủ và mẹ nên xem cùng với trẻ để có lời bình luận, có đoạn hội thoại với trẻ về nội dung, tình tiết,... mà trẻ đang xem, nhờ đó mà trẻ sẽ có phản xạ giao tiếp.

Có thể mẹ cũng quan tâm: Mẹo chữa trẻ chậm nói

4. Một số lưu ý mẹ không nên làm khi dạy con học nói

Trong quá trình hỗ trợ trẻ chậm nói, để giúp con học nói tốt hơn, mẹ nên lưu ý tránh một số việc sau:

- Mớm lời cho con vì điều này vô tình làm con thụ động, bỏ lỡ mất cơ hội diễn đạt ý muốn hay nhu cầu giao tiếp của mình.

- Ngầm hiểu và tự nguyện đáp ứng yêu cầu bằng cử chỉ của trẻ vì như vậy trẻ sẽ không được đặt vào môi trường kích thích phản xạ nói.

- Nổi nóng với con sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, làm trẻ ngại hoặc sợ giao tiếp với mẹ. Theo thời gian, trẻ sẽ gặp rào cản về tâm lý nên ngày càng chậm nói.

- Thường xuyên nói đơn từ khiến trẻ không có cơ hội học tập ngôn ngữ mới, cách dùng từ, cách triển khai câu, cách dùng câu nói hoàn chỉnh.

- Để trẻ xem tivi, thiết bị điện tử quá nhiều vì đây là hành vi giao tiếp thụ động, trẻ chỉ chú ý vào màn hình mà không có đối tượng để phát sinh phản xạ nói. Càng kéo dài việc này trẻ càng không thể phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của mình.

BioAmicus DHA - Bổ sung DHA bổ não cho trẻ từ sơ sinh

bioamicus dha tinh khiết hàm lượng cao, an toàn cho trẻ

BioAmicus DHA - sản phẩm bổ sung DHA tự nhiên an toàn, tốt cho trí não của trẻ

BioAmicus DHA là sản phẩm bổ sung vi chất không tanh, siêu tinh khiết, có hàm lượng DHA cao an toàn cho mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Sản phẩm này được sản xuất bởi nhãn hàng dành cho trẻ sơ sinh - BioAmicus có nhiều ưu điểm đáng để lựa chọn:

- Độ tinh khiết cao vì sử dụng nguồn nguyên liệu tinh sạch Omega-3 không độc tố, không kim loại nặng, không chứa chất oxi hóa và chất béo Trans. 

- Liều chia nhỏ đến 0 tháng tuổi và từng độ tuổi khác nhau nên sử dụng dễ dàng và không lo quá liều.

- Không chất biến đổi gen, không tạo mùi nhân tạo, không chứa chất gây dị ứng, không chứa chất bảo quản nên hoàn toàn yên tâm để dùng cho trẻ sơ sinh.

- Đã được khử sạch mùi tanh nên dễ dàng cho bé sử dụng.

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ tìm được giải pháp cho câu hỏi Bé chậm nói phải làm sao. Không có câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp chậm nói. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng sự đồng hành của cha mẹ luôn luôn là biện pháp hữu hiệu và đáng mong đợi, nhất là với trường hợp trẻ chậm nói tâm lý.

Tìm hiểu thêm về BioAmicus DHA và các kiến thức chăm con chuẩn chuyên gia, mẹ xem ngay tại BioAmicus.

BioAmicus - Cùng ba mẹ tạo nên những phút giây chất lượng bên con

Để nâng cao nhận thức của cha mẹ về các bệnh tâm lý ở trẻ, từ ngày 5/11/2023 đến hết ngày 31/01/2024, BioAmicus hân hạnh đồng hành cùng ba mẹ trong chuỗi sự kiện"24h bên con". Đây là cơ hội để ba mẹ lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia trong ngành và những tâm sự của con trẻ. Chuỗi sự kiện cũng là cơ hội để ba mẹ tiếp cận những sản phẩm chất lượng cao từ nhãn hàng với các ưu đãi độc quyền lớn nhất năm.

24H BÊN CON THÔNG TIN CHI TIẾT

Đăng ký nhận thông tin chi tiết ngay tại đây. 

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

 






Bài viết liên quan