Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì? Tránh ăn, uống gì?

Mục lục

Kháng sinh là thuốc phổ biến trong điều trị bệnh các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết bé uống kháng sinh nên bổ sung gì hay cần tránh ăn gì, uống gì. Bài viết dưới đây cung cấp cho mẹ 5 sản phẩm nên bổ sung và 5 nhóm thực phẩm cần tránh khi dùng kháng sinh để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

bé uống kháng sinh nên bổ sung gì?

1. Tác dụng của kháng sinh đối với trẻ

Kháng sinh là thuốc điều trị hoặc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn trong phẫu thuật... Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, song song với việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột. Điều này gây nên rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu..., hay gặp ở trẻ điều trị kháng sinh kéo dài, sức đề kháng yếu.

Thức ăn và các thực phẩm bổ sung khác có thể tác động đến việc sử dụng kháng sinh của trẻ. Một số giúp làm giảm các tác dụng không mong muốn, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng. Trong khi số khác lại có thể tương tác làm giảm hiệu quả của kháng sinh. Do đó, chế độ ăn, uống khi bổ sung kháng sinh là điều cầh được lưu tâm.

2. Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì?

Để giảm thiểu tác hại của kháng sinh, trẻ cần được bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Vậy bé uống kháng sinh nên bổ sung gì? 

2.1. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh là sản phẩm dùng để cung cấp lượng lớn lợi khuẩn thuần chủng cho đường ruột. Bổ sung men vi sinh khi uống kháng sinh giúp phục hồi lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giúp ngăn ngừa và khắc phục tiêu chảy do kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, hỗ trợ tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Một nghiên cứu năm 2017 tổng hợp kết quả của 17 thử nghiệm lâm sàng đã nhận định: Việc sử dụng men vi sinh làm giảm 50% số ca mắc tiêu chảy do kháng sinh (ADD). Trong đó, 8 nghiên cứu kết hợp hai hoặc nhiều chủng lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus, Bifidobacterium, cho kết quả khả quan.

Những dòng men vi sinh chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn như Men 10 chủng BioAmicus là lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm mô phỏng chính xác và hiệu quả sự phong phú của lợi khuẩn đường ruột với hai nhóm quan trọng nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium. Những lợi khuẩn này phân bố rộng khắp từ ruột non tới ruột già, hiệp đồng tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình hồi phục ở trẻ.

sử dụng men vi sinh khi dùng kháng sinh

Bổ sung men vi sinh tăng cường miễn dịch tự nhiên và hỗ trợ tiêu hóa

Mẹ nên bổ sung men vi sinh cách thời điểm uống kháng sinh ít nhất 2 giờ để đạt được hiệu quả tối ưu.

Liều dùng, cách dùng men vi sinh với từng độ tuổi khác nhau có thể khác nhau. Hãy để lại thông tin tình trạng của trẻ để được tư vấn 1-1 hoàn toàn miễn phí.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

2.2. Tăng cường thực phẩm chứa lợi khuẩn

Một cách khác để bổ sung lợi khuẩn là cho bé khi uống kháng sinh là qua thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, phô mai, dưa cải bắp, kimchi và bánh mì chua. Với vị chua nhẹ tự nhiên, đây là những món ngon được nhiều trẻ yêu thích, có thể ăn hằng ngày.

Sữa chua, kefir còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, dễ dàng kết hợp với nhiều thực phẩm khác như yến mạch, trái cây, rất phù hợp để trở thành bữa ăn phụ khi con bị ốm.

Tuy nhiên, lợi khuẩn trong thực phẩm thường là những lợi khuẩn tự nhiên, tương đối kém bền hoặc là hỗn hợp giữa lợi khuẩn với nấm men, không thuần chủng và khó xác định mức độ an toàn. Khi trẻ đang bị ốm, mẹ nên cho con ăn thử từng phần nhỏ trước để kiểm tra phản ứng.

2.3. Bổ sung chất xơ

Khi trẻ uống kháng sinh, mẹ nên bổ sung chất xơ để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa:

  • Giảm nguy cơ loạn khuẩn do ảnh hưởng bởi kháng sinh. Chất xơ hòa tan (prebiotics) là thức ăn cho lợi khuẩn, góp phần kích thích lợi khuẩn phát triển, duy trì sức khỏe hệ vi sinh đường ruột.
  • Giảm tác dụng phụ của kháng sinh. Điều hòa quá trình hấp thu nước và nhu động ruột, hạn chế triệu chứng của tiêu chảy, táo bón, phân sống do sử dụng kháng sinh.
  • Hỗ trợ thải độc tự nhiên. Chất xơ giúp làm mềm phân và đào thải các sản phẩm phụ do kháng sinh gây ra
  • Bảo vệ niêm mạc ruột, tăng cường hệ miễn dịch

bổ sung chất xơ khi bé uống kháng sinh

Lợi ích của việc bổ sung chất xơ khi bé uống kháng sinh

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ cho bé bao gồm: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, măng tây và đậu nành. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung chất xơ hòa tan chuyên dụng như inulin, FOS và GOS.  

2.4. Bổ sung vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh. Bổ sung vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do sinh ra trong quá trình nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh.

Vitamin C còn có khả năng kích thích sản xuất tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. Từ đó hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh hơn khi bị nhiễm trùng.

Với trẻ thiếu máu, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, bổ sung vitamin C còn giúp cải thiện khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm, giúp ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ em đang trong giai đoạn điều trị bệnh.

Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau củ (ớt chuông, súp lơ, cải bắp...) và trái cây (Cam, quýt, kiwi, dâu tây, xoài, ổi).

Tuy nhiên, vitamin C có thể tương tác với một số loại kháng sinh. Vậy nên, hãy cho trẻ uống vitamin C hoặc ăn các loại rau củ quả kể trên cách thời điểm uống kháng sinh ít nhất 1-2 giờ

2.5. Bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm khi trẻ dùng kháng sinh mang lại nhiều lợi ích trong quá trình điều trị như:

  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Kẽm kích thích quá trình sản xuất tế bào miễn dịch, giúp trẻ chống lại vi khuẩn, virus
  • Hạn chế tác dụng phụ liên quan đến kháng sinh. Kẽm giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa trước tác động của kháng sinh
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể. Kẽm tham gia vào quá trình tái tạo tế bào và mô, giúp cơ thể hồi phục tổn thương do bệnh gây ra.
  • Thúc đẩy vị giác. Kẽm, vitamin B6 và Lysine có khả năng kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn, hạn chế tình trạng biếng ăn, sụt cân khi ốm.

lợi ích của việc bổ sung kẽm cho bé khi uống kháng sinh

Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì? - Vi chất kẽm 

Kẽm có nhiều trong các loại thịt đỏ (thị bò, dê, gà...), cá hồi, các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan...), các loại rau mầm (mầm cải, giá đỗ...). Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung kẽm qua các loại siro hoặc viên uống kẽm dành riêng cho trẻ.

3. Bé uống kháng sinh nên tránh ăn gì?

Một số thực phẩm có thể tương tác làm giảm hiệu quả của kháng sinh và tăng các tác dụng phụ. Vậy nên, khi trẻ uống kháng sinh, mẹ cần lưu ý các nhóm thực phẩm sau:

3.1. Sữa và các thực phẩm giàu canxi

Canxi có trong sữa có thể tương tác với các kháng sinh phổ biến (như tetracycline hoặc ciprofloxacin), tạo thành phức chất khó hấp thu, làm giảm hiệu quả của thuốc.

Do đó, cần tránh cho trẻ uống sữa hoặc thực phẩm giàu canxi trong khoảng 2 giờ trước hoặc sau khi uống kháng sinh..

3.2. Đồ ăn giàu chất béo

Khi bé uống kháng sinh, mẹ cần tránh không cho con ăn đồ ăn giàu chất béo.

Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh có thể làm chậm quá trình hấp thu thuốc, khiến kháng sinh hoạt động kém hiệu quả. 

Ngoài ra, đồ chiên rán ngập dầu có thể khiến bé bị đầy chướng bụng, gây ra hiện tượng no giả, khiến con khó hấp thu và không muốn ăn uống.

3.3. Bưởi và các loại quả họ cam chua

Nhiều nhà sản xuất khuyến cáo không nên uống kháng sinh cùng với bưởi hồng, nước ép bưởi và các loại quả họ cam chua như cam, quýt, quất... 

Nguyên nhân là do những loại quả này chứa nhiều thành phần như Furanocoumarin, có thể làm thay đổi quá trình hấp thu, chuyển hóa thuốc. Khi sử dụng cùng kháng sinh, chúng có thể dẫn tới quá liều, ngộ độc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.

Nếu muốn sử dụng bưởi, cam để bổ sung vitamin C, hãy cho bé ăn hoặc uống những loại quả này cách thời điểm sử dụng kháng sinh tối thiểu 2 tiếng.

3.4. Thực phẩm dễ gây dị ứng và kích thích

Các thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, trứng, các loại hạt...) và chứa chất kích thích (trà, cà phê, nước tăng lực...) là những thực phẩm mẹ nên tránh. Những thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.

3.5. Thực phẩm khó tiêu hóa

Cuối cùng, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu như đồ ăn cay nóng hoặc quá khô, đồ ngọt hoặc đồ uống có gas. Những thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa vốn đã nhạy cảm khi dùng kháng sinh.

bé uống kháng sinh nên tránh ăn, uống gì?

Những thực phẩm không nên ăn, uống cùng kháng sinh

4. Một số lưu ý khác để sử dụng kháng sinh hiệu quả, an toàn

Ngoài chế độ ăn, mẹ cần lưu ý những yếu tố sau để đảm bảo trẻ sử dụng kháng sinh hiệu quả, an toàn:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết, và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh do virus (như cảm lạnh, cúm).
  • Chọn kháng sinh phù hợp với bệnh và độ tuổi, đúng liều và cách dùng.
  • Dùng kháng sinh đủ thời gian theo hướng dẫn của nhân viên y tế, ngay cả khi triệu chứng đã giảm
  • Không sử dụng lại đơn thuốc cũ khi trẻ tái phát bệnh.
  • Ngừng thuốc và đưa trẻ đến bệnh viện nếu có dấu hiệu dị ứng.
  • Nên cho trẻ uống kháng sinh với nhiều nước để tránh kích ứng đường tiêu hóa

Hy vọng rằng qua bài viết “Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì? Tránh ăn, uống gì?” mẹ đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu muốn được tư vấn 1-1 hoàn toàn miễn phí, mời mẹ liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để được đội ngũ dược sĩ hỗ trợ kịp thời nhé! 


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan