Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Tăng sức đề kháng là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Nhưng liệu mẹ đã biết đến top 10+ thực phẩm tăng đề kháng cho bé? Bài viết này sẽ đưa đến cho mẹ những thông tin bổ ích về nhóm thực phẩm này và gợi ý các món ăn tăng đề kháng cho con. Mẹ đừng vội lướt qua nhé!
Theo y học hiện đại, trong gừng có hai thành phần tinh dầu là gingerol và shogaol, có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa vàng kháng khuẩn.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm cơ thể và lưu thông khí huyết. Gừng quy vào các kinh phế, tỳ, vị nên có tác dụng giúp con ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, ôn bổ tỳ vị làm ấm bụng, giải trừ các bệnh về đường hô hấp, tăng cường đề kháng cho bé.
Trẻ từ 1 tuổi có thể dùng gừng qua các món ăn như súp, canh. Mẹ có thể dùng gừng trong bước sơ chế thực phẩm như cá để giảm tanh, tăng tính ấm cho món ăn. Tuy nhiên, cũng vì tính nóng nên mẹ không nên cho con dùng nhiều, tránh khó chịu cho dạ dày của bé.
Tỏi được các chuyên gia khuyên dùng cho bé trên 1 tuổi để tăng cường đề kháng. Bởi thành phần chính của tỏi là allicin - một chất có tác dụng tiêu diêt vi khuẩn, vi nấm và virus.
Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể làm giảm tới 63% tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh. Sử dụng 2,56g chiết xuất tỏi già mỗi ngày trong mùa lành còn có thể làm giảm thời gian mắc bệnh cúm.
Mẹ có thể dùng tỏi làm gia vị trong các món súp, xào,...để món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên tỏi cũng có tính nóng nên mẹ không nên dùng quá nhiều vì dễ khiến dạ dày trẻ kích ứng.
Vỏ quất - Vị thuốc quý cho trẻ mỗi khi giao mùa
Vỏ quất là một vi thuốc Đông y nổi tiếng với tên gọi khác là trần bì. Trần bì có tính ôn, vị cay đắng quy vào hai kinh tỳ và phế và tăng đề kháng. Cho nên vỏ quất có tác dụng hóa đờm, gảm ho, giúp ăn ngon.
Theo y học hiện đại, vỏ quất có nhiều tinh dầu giúp giải cảm, nghẹt mũi. Tinh dầu vỏ quất có mùi thơm, tính cay, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế những bệnh ốm vặt liên quan đến đường hô hấp.
Vỏ quất tuy tốt nhưng có vị đắng nhẹ. Để bớt vị đắng, mẹ nên sắc vỏ quất cùng với đường phèn hoặc mật ong. Quất mật ong hoặc quất đường phèn có độ ngọt vừa, rất hiệu quả để chữa ho mất tiếng cho bé.
Bài thuốc từ vỏ quất chỉ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi để tránh gây kích ứng tiêu hóa.
Cam, chanh, bưởi là nhóm hoa quả giàu vitamin C, một vitamin có khả năng tăng cường đề kháng và chống oxy hóa. Trẻ từ 1 tuổi có thể ăn cam, chanh, bưởi bằng cách uống nước ép hoặc mix cùng sinh tố.
Tuy nhiên các loại quả thường chua nên có thể gây kích thích dạ dày khi con đang đói. Mẹ không nên cho bé uống nhiều nước cam khi đói.
Mật ong được cho là kháng sinh tự nhiên, là thực phẩm tăng đề kháng cho bé nhờ vào lượng enzym và chất kháng khuẩn dồi dào. Mật ong cũng giúp làm dịu ho và tiêu hóa tốt.
Mật ong có thể dùng để ngâm tỏi hoặc vỏ quất tạo thành vị thuốc giúp giảm ho, giảm đau họng, ngừa cảm cúm khi giao mùa. Ngoài ra, mật ong cũng thường được thêm vào các vị thuốc giảm ho, long đờm từ ô mai, húng chanh, bạc hà..., tạo vị ngọt để bé dễ uống.
Khi dùng mật ong tăng đề kháng cho bé, mẹ không nên đun nấu mật ong trong nhiệt lớn. Chỉ dùng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi để tránh ngộ độc botulism.
Bài thuốc từ mật ong tăng đề kháng cho bé
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích vì vị ngọt, mát và chua nhẹ. Từ hơn 4000 năm trước, người ta đã biết ăn sữa chua để cải thiện tiêu hóa, làm đẹp da và tăng cường đề kháng. Ngày nay, những lợi ích trên được chứng mình là do sữa chua chứa lượng lớn lợi khuẩn.
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột chính là một cách hữu hiệu để tăng cường đề kháng tự nhiên. Bởi có tới 70% tế bào miễn dịch nằm tại đường ruột, duy trì một đường ruột khỏe mạnh với tỷ lệ lợi khuẩn nhiều gấp nhiều lần hại khuẩn có thể giúp bé chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng, kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên.
Trẻ 6 tuổi có thể bắt đầu ăn sữa chua. Khi bắt đầu mẹ nên lựa chọn các vị cơ bản và ít đường để con dễ ăn cũng như tránh việc khó tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu muốn bổ sung lợi khuẩn, tăng đề kháng cho nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung men vi sinh, đặc biệt là các dòng men đa chủng như Men 10 chủng BioAmicus. Men 10 chủng có liều chính xác, hiệu quả và an toàn cho trẻ từ sơ sinh.
Trà xanh có nhiều catechin và EGCG, hai chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và tăng đề kháng cho trẻ. Mẹ có thể cho con sử dụng trà xanh khi đủ 3 tuổi và nên dùng trà xanh pha loãng.
Lưu ý: Trà xanh có chứa thành phần tanin gây kết tụ protein, không nên uống sau khi ăn trứng, cá, sữa... Trà xanh cũng có nhiều cafein gây mất ngủ nên không cho con uống quá nhiều.
Quả bơ là một thực phẩm giàu chất chống oxi hóa, vitamin E và các acid béo giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Bơ cũng giúp con nhuận tràng, tránh bị táo bón.
Mẹ có thể thêm bơ vào thực đơn ăn dặm cho con khi bé 6 tháng tuổi.
Một số món ăn với bơ mẹ nên lưu lại cho bé như sinh tố bơ, cháo với bơ, bơ nướng trứng, kem bơ, pudding bơ, bánh flan bơ, bánh pudding bơ...
Quả bơ giàu chất chống oxi hóa, tăng đề kháng cho bé
Bông cải xanh có hàm lượng kẽm không thua gì so với thịt bò, lợn và các nhóm thịt khác. Do đó, ăn bông cải giúp bổ sung vi chất kẽm, giúp con tăng đề kháng khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trẻ ăn súp lơ còn được bổ sung chất xơ và các loại vitamin, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cải thiện thị lực. Ngay từ khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ đã có thể thêm món này vào thực đơn cho bé qua các món luộc, nấu súp, cháo, xào...
Trong hành tây có quercetin - chất chống oxy hóa mạnh, giảm viêm và bảo vệ hệ miễn dịch. Hành tây cũng có tác dụng chống cảm cúm, ho và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ăn hành tây còn có tác dụng điêu hòa huyết áp, giảm tình trạng say nắng.
Trẻ em từ 1 tuổi trở lên có thể ăn hành tây trong các món ăn như súp, canh hoặc xào với thịt.
Với một lượng lớn vitamin C, ớt chuông giúp tăng cường sức đề kháng. Ớt chuông còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào.
Trẻ em từ 1 tuổi trở lên có thể ăn ớt chuông đã nấu chín, xay nhuyễn và trộn vào các món ăn như canh, súp hoặc salad. Tuy nhiên, ớt chuông có mùi khá hăng nên có thể con sẽ không thích món này.
Ớt chuông giàu vitamin, giúp tăng đề kháng cho trẻ
Hàu là hải sản có lượng lớn kẽm, sắt và protein. Con có thể bắt đầu ăn hàu từ 7 tháng tuổi nhưng cần nấu chín và vệ sinh kỹ.
Khi con đang có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu thì mẹ không nên cho con ăn hàu. Bên cạnh đó, hàu có tính hàn nên nếu ăn nhiều sẽ dễ bị lạnh bụng và khó tiêu. Cho nên mẹ nên cho bé ăn vừa đủ và nấu cùng gia vị có tính ấm như gừng để loại mùi tanh và giảm tính hàn của hàu.
Các loại rau gia vị như kinh giới, mùi tàu, ngò,...là thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn gia đình. Các loại rau này không chỉ làm món ăn dậy mùi mà còn giúp tăng sức khỏe cho bé.
Khi con được 1 tuổi mẹ có thể thêm các rau gia vị này vào cháo, súp. Nhưng mẹ cần ngâm nhỏ, say để tránh con bị hóc.
Trứng gà là món ăn bổ dưỡng và quen thuộc với mẹ. Trứng gà có rất nhiều protein, vitamin và acid béo cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn trứng gà nhờ món cháo, bột. Mẹ nên cho con ăn trứng 2-3 bữa/tuần và chỉ nên ăn lòng đỏ với trẻ 6-12 tháng.
Hy vọng rằng, bài viết đã đưa đến cho mẹ những thực phẩm tăng đề kháng cho bé. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ uy tín nhé!