Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

9+ cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh, hạn chế ốm vặt

Mục lục

Trong giai đoạn đầu đời, sở hữu sức đề kháng mạnh mẽ giúp con phát triển tốt ở thể chất, tinh thần và trí tuệ. Ngược lại, trẻ sơ sinh có thể trạng yếu dễ bị ốm vặt, sụt sịt khi thời tiết thay đổi. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý  9+ cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh, hạn chế ốm vặt. Áp dụng ngay để cải thiện đề kháng cho bé!

9 cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh

1. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại sự xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn, virus hay các tác nhân có hại khác từ môi trường bên ngoài... 

Hệ miễn dịch của trẻ bao gồm 2 loại là:

  • Hệ miễn dịch thụ động: là hệ thống miễn dịch của bé được hình thành từ hệ thống kháng thể IgG từ mẹ truyền sang cho con trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ. Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, kháng thể thụ động này suy giảm nhanh cùng với sự tiếp xúc nhiều hơn về thế giới bên ngoài của trẻ, sẽ không đủ khả năng bảo vệ con được nữa.
  • Hệ miễn dịch chủ động: là hệ thống miễn dịch được hình thành khi trẻ 3-4 tuổi, khi con tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các yếu tố gay hại khác. Lúc này cơ thể con có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn, đủ khỏe mạnh để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.

Với trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn non yếu, phụ thuộc phần lớn vào hệ miễn dịch thụ động. Con rất dễ mắc các bệnh ốm vặt, viêm đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa với các biểu hiện:

  • Dễ mắc cảm cúm, viêm họng, sốt, ho...
  • Tiêu hóa kém, tiêu chảy, đi ngoài phân sống
  • Bị mất nước với các biểu hiện da khô, tiểu ít,..
  • Bú ít, bỏ bú, biếng ăn
  • Không thích vận động, thường xuyên mệt mỏi, uể oải
  • Vết thương lâu lành, lâu khỏi khi bị ốm

2. Các cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh

Để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây.

2.1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Bú mẹ hoàn toàn là cách để bảo vệ hệ miễn dịch non nớt của trẻ trước nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.

Trẻ sơ sinh nhận kháng thể có trong sữa mẹ

Tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng cách cho bé bú mẹ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích trẻ nên được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và duy trì cho đến khi trẻ 2 tuổi. Sữa mẹ chứa các dưỡng chất (protein, chất béo, đường, lợi khuẩn, vi chất...) với tỷ lệ thích hợp, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, có được nền tảng dinh dưỡng vượt trội. Ngoài ra, trong mỗi cữ bú, sữa mẹ cung cấp hàng triệu bạch cầu sống, giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch thụ động của trẻ. 

2.2. Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ

 Các loại vaccine giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản sinh kháng thể để chống lại mầm bệnh, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm chủng đầy đủ, đúng thời gian khuyến cáo là giải pháp giúp trẻ cải thiện sức đề kháng, chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc tấn công của các loại bệnh nguy hiểm.

Một số mũi tiêm quan trọng giúp tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bao gồm:

  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan B: tiêm trong 24h đầu sau sinh
  • Vắc xin phòng ngừa bệnh lao: tiêm trong 1 tháng đầu sau sinh
  • Vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus: tiêm từ 2 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn: tiêm từ 2 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn B, C: tiêm từ 6 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng bệnh cúm: tiêm từ 6 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản: tiêm từ 9 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng Sởi, Quai bị, Rubella: tiêm từ 9 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng thủy đậu: tiêm từ 9 tháng tuổi

tiêm vaccin kích thích trẻ sinh kháng thể tự nhiên

Cho bé tiêm chủng đầy đủ để tăng cường miễn dịch

2.3. Bảo vệ sức khỏe đường ruột

70% tế bào miễn dịch của trẻ nằm ở hệ tiêu hóa. Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt và dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn có hại, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và suy giảm hệ miễn dịch. Bảo vệ sức khỏe đường ruột chính là cách tăng cường đề kháng tự nhiên cho trẻ sơ sinh, giúp con hấp thu tối đa dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.

Cụ thể, các giải pháp bảo vệ sức khỏe đường ruột mẹ có thể áp dụng cho bé là:

  • Bổ sung men vi sinh đa chủng, giúp bé sơ sinh nhanh chóng xây dựng hệ lợi khuẩn đường ruột bền vững
  • Cho trẻ bú mẹ, bổ sung nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, chất xơ và một số lợi khuẩn
  • Cho con ăn dặm đúng thời điểm, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu

Trong đó, sử dụng men vi sinh đa chủng như Men 10 chủng BioAmicus hiện là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến dùng. Men 10 chủng cung cấp những lợi khuẩn quan trọng nhất, phân bố rộng khắp từ ruột non tới ruột già, hiệp đồng tác dụng bảo vệ trẻ khỏi loạn khuẩn ruột, tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa.

2.4. Chú ý bổ sung dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn hỗ trợ các quá trình chuyển hóa và hoạt động của tế bào miễn dịch.

Các nhóm chất thiết yếu như: Protein, tinh bột, chất béo góp phần xây dựng hệ cơ - xương, sản xuất kháng thể và phát triển tế bào. Trong khi những vi chất như vitamin A, C, D, kẽm, sắt tham gia điều hòa quá trình phản ứng của cơ thể, chống lại các tác nhận oxi hóa và giảm viêm.

Nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất để tăng cường đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi là sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn bổ sung vi chất như vitamin D3, sắt, kẽm dạng viên, dạng nhỏ giọt hoặc siro dành riêng cho bé.

bổ sung dinh dưỡng phong phú và đa dạng cho bé

Bổ sung dinh dưỡng đa dạng và phong phú là cách cải thiện hệ miễn dịch

Lưu ý:

  • Luôn theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ để nắm được tình trạng dinh dưỡng của con
  • Không tự ý cho trẻ sơ sinh sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất của người lớn
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong để hạn chế nguy cơ ngộ độc

2.5. Tạo môi trường sống trong lành cho trẻ

Môi trường sống trong lành có thể hạn chế các tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ. Ngược lại, các chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá, bụi, mùi hóa chất... có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, dị ứng và nhiễm trùng. 

Để tạo cho bé môi trường sống trong lành, ba mẹ cần:

  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, và không để trẻ tiếp xúc với thuốc khói, bụi bụi hoặc hóa chất độc hại
  • Trồng cây xanh hoặc sử dụng máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí trong nhà
  • Đảm bảo trẻ được chơi ở những khu vực an toàn, tránh xa nguồn ô nhiễm nhiễm trùng
  • Duy trì bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ và gia đình, cùng khuyến khích các hoạt động ngoài trời ở nơi không gian sạch và thoáng đãng.

2.6. Massage cho trẻ để tăng tuần hoàn máu

massage cho bé tăng tuần hoàn máu

Massage cho bé mỗi ngày để tăng tuần hoàn máu

Massage là một phương pháp tự nhiên giúp kích thích các dây thần kinh, cải thiện lưu thông oxy trong cơ thể và cả tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, massage còn giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, đồng thời tạo sự gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và bé.

Để massage cho trẻ, trước tiên cần chọn thời điểm phù hợp để bé thoải mái, tốt nhất là sau ăn 40-50 phút. Bắt đầu bằng cách xoa bóp vùng chân, từ cơ đùi xuống bàn chân, sau đó chuyển sang tay và bụng theo chiều kim đồng hồ. Massage lưng và cổ một cách cẩn thận để tránh gây áp lực lên cột sống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 10-15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời quan sát phản ứng của trẻ để điều chỉnh lực tay phù hợp.

2.7. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài giúp cơ thể làm quen với các yếu tố tự nhiên, từ đó kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh:

  • Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D tự nhiên, quan trọng cho sự phát triển xương và hệ miễn dịch.
  • Vui chơi ngoài trời cũng giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, kích thích phát triển trí tuệ, kỹ năng vận động và nâng cao sức khỏe tinh thần.
  • Tiếp xúc vói các kháng nguyên trong tự nhiên giúp cơ thể hình thành những kháng thể đặc hiệu

Cha mẹ nên cho trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian phù hợp, như sáng sớm hoặc chiều mát, tránh giờ nắng nóng để bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ. Ưu tiên những nơi không khí trong lành như công viên, sân chơi, hay vườn nhà. Hãy đảm bảo trẻ mặc trang phục phù hợp, che chắn vừa đủ nhưng vẫn thoải mái.

Với trẻ sơ sinh, có thể bế trẻ đi dạo hoặc đặt trẻ ở không gian thoáng mát gần cửa sổ để làm quen với ánh sáng và gió nhẹ. Đồng thời, cần theo dõi phản ứng của trẻ để đảm bảo an toàn và sức khỏe.

2.8. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Trong khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ tự tiến hành sửa chữa các mô tổn thương, tăng tiết hormone cải thiện sức đề kháng, kháng viêm, kháng nhiễm trùng. 

bé ngủ ngon hơn thường khỏe mạnh hơn

Giấc ngủ ngon và đầy đủ cho con khỏe mạnh hơn

Để đảm bảo bé ngủ đủ giấc, hãy thiết lập một thói quen ngủ đều đặn, có thể massage nhẹ nhàng hoặc hát ru trước giờ ngủ. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, ánh sáng dịu, và nhiệt độ phòng thoải mái. Đối với trẻ sơ sinh, đảm bảo trẻ ngủ từ 14-17 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày. Ba mẹ lưu ý tránh cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử trước khi ngủ.

2.9. Không lạm dụng kháng sinh

Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển. Điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tái phát hoặc khó chữa trị các bệnh nhiễm trùng sau này. Từ đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng bị suy yếu dần, khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý khác.

Ba mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ, và chỉ sử dụng đúng loại kháng sinh phù hợp với bệnh lý của trẻ. Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh để điều trị cảm cúm, ho hoặc các bệnh lý do virus.

Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, ba mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra các giải pháp kịp thời.

3. Tổng kết

Tăng cường đề kháng cho trẻ sơ sinh là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe lâu dài của bé. Trong đó, cần tập trung cải thiện sức khỏe từ bên trong thông qua các yếu tố: dinh dưỡng, các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn - ngủ. Ngoài ra, để hạn chế ốm vặt, mẹ cũng cần quan tâm đến yếu tố từ bên ngoài như vệ sinh môi trường, chất lượng sống của trẻ...

Bài viết trên đã gợi ý cho mẹ 9+ cách tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh, hạn chế ốm vặt. Mong rằng bài viết đã giúp mẹ cập nhật thêm được kiến thức để có thể chăm sóc trẻ bằng cách phù hợp và tốt nhất. Nếu có những thắc mắc khác, mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc nhắn tin qua website BioAmicus để được hỗ trợ 24/7 nhé!



Bài viết liên quan