Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cẩm nang: Cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh

Mục lục

Tăng cường sức đề kháng là chìa khóa giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật từ bên trong. Xem ngay các cách tăng đề kháng cho bé sau đây để con phát triển toàn diện, hạn chế ốm vặt ngay từ những năm đầu đời.

cách tăng đề kháng cho bé khẻo mạnh

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ

Sức đề kháng là khả năng tự phòng vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Sức đề kháng của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố từ trong cơ thể và yếu tố từ môi trường bên ngoài. Hai yếu tố này tác động đến hệ miễn dịch của trẻ ngay từ khi sinh ra.

1.1. Các yếu tố từ bên trong

Các yếu tố từ bên trong giúp hình thành và duy trì sức đề kháng của trẻ. Các yếu tố này có thể là bẩm sinh, hoặc được vun đắp qua quá trình bé khôn lớn. Chúng bao gồm:

  • Di truyền: Gen của bố và mẹ quyết định sự phát triển của các tế bào miễn dịch. Nhờ di truyền, một số trẻ có hệ miễn dịch mạnh bẩm sinh, trong khi một số khác có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn hoặc miễn dịch suy giảm.
  • Mức độ hoàn thiện của hệ miễn dịch: Tương tự như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ sẽ dần hoàn thiện khi con lớn dần. Do đó, Trẻ lớn hơn thường ít ốm vặt hơn. 
  • Dinh dưỡng: Dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu cần thiết cho các quá trình miễn dịch. Thiếu vitamin và khoáng chất làm suy yếu hệ miễn dịch của bé.
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ: Trẻ khỏe mạnh, các cơ quan làm việc trơn tru góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Ngược lại, trẻ mắc bệnh mãn tính hoặc có vấn đề về miễn dịch từ khi sinh ra sẽ có sức đề kháng yếu hơn.

1.2. Các yếu tố từ môi trường bên ngoài

Các yếu tố từ bên ngoài có tác động hỗ trợ, củng cố hoặc làm suy giảm sức đề kháng của trẻ. Chúng bao gồm:

  • Môi trường sống: Ô nhiễm, khói bụi và các tác nhân gây dị ứng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé làm bé dễ mắc bệnh.
  • Chế độ sinh hoạt: Thói quen ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và chơi ngoài trời giúp bé phát triển sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Ngược lại, trẻ thiếu ngủ, biếng ăn, ít chơi thể thao thường có đề kháng kém hơn.
  • Dùng thuốc: Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoid hoặc kháng sinh kéo dài, sử dụng liều cao hoặc không theo chỉ định của bác sĩ có thể ức chế hệ miễn dịch.

các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ

2. Các cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh

Việc cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng sẽ giúp bé duy trì sức khỏe tốt và phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Dưới đây là các cách tăng đề kháng cho bé khỏe mạnh.

2.1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn

Các tổ chức Y tế khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì bú mẹ tới khi con đủ 2 tuổi. Ngoài giá trị dinh dưỡng, trẻ bú mẹ được nhận một phần kháng thể từ mẹ. Điều này là rất quan trọng để tăng cường đề kháng cho bé, nhất là trong những tháng đầu đời sau sinh. 

Bên cạnh đó, sữa mẹ có chứa tỷ lệ nước, chất xơ và các vi chất vừa đủ, giúp bé hạn chế các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy.

2.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giúp bé có đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hoạt động hiệu quả và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mẹ nhớ đảm bảo các nhóm thực phẩm cần thiết bao gồm:

  • Protein từ thịt, cá, trứng, đậu đỗ giúp xây dựng cơ bắp và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Chất béo tốt từ cá hồi, dầu ô liu và các loại hạt giúp duy trì màng tế bào và chức năng miễn dịch.
  • Carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và các loại trái cây cung cấp năng lượng.
  • Vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây và việc ăn đa dạng giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.

2.3. Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày để tăng cường đề kháng, hạn chế ốm vặt hiện được nhiều chuyên gia khuyến khích. Lợi khuẩn hoạt động ổn định và cân bằng cũng chính là một hàng rào miễn dịch hiệu quả, giúp bé chống lại các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.

bổ sung lợi khuẩn tăng đề kháng cho bé

Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp tăng đề kháng cho bé

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, kim chi... Hoặc có thể bổ sung qua các sản phẩm Probiotics như men vi sinh đơn chủng, hai chủng, đa chủng. Trong đó, những dòng men vi sinh đa chủng như Men 10 chủng BioAmicus chứa đầy đủ những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất, phân bố rộng khắp ống tiêu hóa, rất phù hợp để hỗ trợ xây dựng hệ cân bằng vi sinh đường ruột tự nhiên, thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch tại ruột.

2.4. Tạo lối sống lành mạnh cho bé

Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp con cao lớn hơn mà còn tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Việc đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc tạo điều kiện để cơ thể phục hồi và dọn dẹp các tác nhân có hại. Vận động thể chất đều đặn thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan, giảm ốm vặt. Một chế độ ăn khoa học với thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, phù hợp với lứa tuổi giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên và vệ sinh môi trường sống cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, việc giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi sẽ giúp bé tránh các bệnh do không kịp thích nghi với môi trường.

2.5. Giữ môi trường sạch sẽ và an toàn

Việc đảm bảo không khí trong lành, sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm sẽ giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh về đường hô hấp, nhất là trong các thành phố lớn.

Để hạn chế những bệnh đường tiêu hóa, mẹ nên đảm bảo trong nhà có khu vực ăn riêng, khu vực vệ sinh riêng. Những dụng cụ con thường xuyên mút, ngậm như đồ chơi, núm vú giả cần được vệ sinh và khử trùng sau mỗi lần sử dụng.

Ngoài ra, nên tạo không gian vui chơi an toàn, sạch sẽ và phù hợp với độ tuổi để bé phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.

2.6. Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng là cách hiệu quả bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccin theo lịch tiêm chủng quốc gia vừa giúp bảo vệ sức khỏe của bé, vừa giúp duy trì miễn dịch cộng đồng.

tiêm phòng tăng đề kháng cho bé

Tiêm phòng - Cách tăng đề kháng cho trẻ từ sơ sinh

Trong đó, những mũi tiêm phòng bắt buộc cho trẻ từ sơ sinh bao gồm:

  • Vắc xin viêm gan B
  • Vắc xin bệnh bạch cầu
  • Vắc xin bệnh lao
  • Vắc xin bệnh ho gà
  • Vắc xin bệnh uốn ván
  • Vắc xin bệnh bại liệt
  • Vắc xin bệnh viêm não Nhật Bản B
  • Vắc xin bệnh sởi, rubella

2.7. Để bé tiếp xúc với môi trường tự nhiên

Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường tự nhiên giúp cơ thể sản sinh những kháng thể cần thiết và vô tình giúp bé khỏe mạnh hơn. Theo một đánh giá năm 2020, việc tiếp xúc thường xuyên với ngựa mang lại những tác động tích cực đến sức đề kháng của trẻ nhỏ, trong đó có cải thiện hệ lợi khuẩn ruột.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra: Tiếp xúc với môi trường tự nhiên giúp cơ thể điều hòa cảm xúc, tâm trạng, cải thiện chức năng tim mạch, hô hấp và chữa lành những tổn thương.

Muốn tăng đề kháng cho bé bằng các tiếp xúc với môi trường tự nhiên, mẹ có thể cho con đi chân trần, để bé tham gia lựa chọn, thu hái nông sản, cho con chơi cùng thú cưng, cho bé tắm nắng, đa dạng các loại thực phẩm trong ngày...

3. Bé hay ốm vặt thiếu chất gì?

Trẻ hay ốm vặt là dấu hiệu của đề kháng yếu, có thể do thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng. Chúng có thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của các tế bào miễn dịch, hoặc thúc đẩy các quá trình miễn dịch xảy ra.

Dưới đây là những chất dinh dưỡng quan trọng nhưng thường xuyên bị thiếu, khiến trẻ suy giảm đề kháng, hay ốm vặt.

Bé hay ốm vặt thiếu chất gì?

Thiếu vi chất (sắt, kẽm) và vitamin (C, A, D3...) là nguyên nhân bé hay ốm vặt

Vitamin C

Vitamin C giúp sản xuất tế bào miễn dịch và tham gia vào quá trình chống oxi hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Trẻ thiếu hụt vitamin C có biểu hiện hay xước măng rô, da khô, dễ bầm tím, chảy máu.

Mẹ có thể bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả như cam, bưởi, ổi hoặc qua viên C sủi, kẹo C cho bé.

Vitamin D3

Vitamin D3 tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch, giảm viêm, cân bằng quá trình trao đổi chất và thúc đẩy cơ chế sửa chữa tế bào. Trẻ thiếu hụt vitamin D3 có biểu hiện còi xương, chậm phát triển, dễ mắc các bệnh đường hô hấp.

Những đối tượng tường xuyên thiếu hụt vitamin D3 bao gồm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ sống ở những khu vực ít ánh nắng, không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt D3 ở trẻ, tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ mỗi ngày với liều 400-600IU.

D3K2 BioAmicus tự hào là sản phẩm bổ sung vitamin D3, K2 tinh khiết tới 99,7%, là giải pháp tuyệt vời để bổ sung vitamin D cho trẻ, giúp tăng cường miễn dịch và sức khỏe xương đặc biệt trong mùa đông khi ánh sáng mặt trời hạn chế. Sản phẩm an toàn và dùng được cho trẻ từ sơ sinh.

Kẽm

Kẽm là thành phần của nhiều loại hormon, tham gia điều hòa miễn dịch và tăng cường khả năng tự phục hồi của cơ thể. Trẻ thiếu kẽm hay bị viêm họng, viêm phổi, vết thương lâu lành, kém ăn...

Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé từ các loại hải sản (thịt cua, ghẹ, cá biển), các loại đậu đỗ và mầm của chúng (giá đỗ, rau mầm...)

Omega-3

Omega-3, trong đó có DHA và EPA, là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não và tăng cường chức năng của các tế bào bạch cầu. Chúng giúp giảm viêm, giảm xơ vữa động mạch, giữ cho mạch máu được thông thoáng.

Mẹ có thể lựa chọn bổ sung Omega-3 cho bé qua 2 nguồn:

  • Từ thực vật: hạt lanh, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều, quả bơ...
  • Từ động vật: cá biển, sữa, lòng đỏ trứng gà...

Sắt

Sắt hỗ trợ sản xuất hemoglobin, cung cấp oxy cho các cơ quan và tế bào miễn dịch. Đồng thời, sắt nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng khả năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. 

Trẻ thiếu sắt thường có da xanh xao, biếng ăn, chậm lớn, hay ốm.

Sắt có thể được bổ sung qua thực phẩm (các loại thịt đỏ, trứng gà, hải sản, các loại rau lá xanh đậm...) hoặc qua viên uống sắt, siro sắt cho bé.

Vitamin A

Thiếu vitamin A, trẻ dễ bị khô mắt, mờ, mỏi mắt. Ngoài ra, vitamin A còn có vai trò giữ gìn sức khỏe của niêm mạc (da, đường hô hấp, tiêu hóa), ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và kích thích sản sinh kháng thể.

Do đó, trẻ hay ốm vặt nên được bổ sung vitamin A qua thực phẩm có màu cam, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ... Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên cho bé uống vitamin A theo lịch uống tại địa phương.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thêm cho mẹ những thông tin hữu ích về “Cách tăng đề kháng cho bé”. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết, mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ của đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm nhé! 



Bài viết liên quan