Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Các loại thuốc cầm tiêu chảy thông dụng nhất cho bé

Mục lục

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để tìm hiểu về một số loại thuốc cầm tiêu chảy cho bé thông dụng hiện nay, mời mẹ tham khảo bài viết sau.

tri-tieu-chay-min

1. Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột – Smecta

Thành phần

– Silicat nhôm và Magie tự nhiên.

Tác dụng

–  Các muối nhôm vào magie tạo 1 lớp mỏng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Nhờ lớp bao phủ đó, thuốc có thể ngăn cản sự bám dính và tác động của các tác nhân gây bệnh lên đường ruột. Do đó, thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ.
– Ngoài ra, thuốc còn có khả năng hấp phụ độc tố do các vi khuẩn có hại sinh ra ở đường ruột. Từ đó giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy và nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bé.

Thuốc tiêu chảy Smecta

Liều dùng

Liều dùng Smecta đối với độ tuổi của từng bé như sau:

– Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 1 gói/ngày, chia 2-3 lần. Mỗi lần 2 – 3 muỗng cà phê.

– Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Uống 1-2 gói/ngày, chia 2-3 lần.

– Trẻ em trên 2 tuổi: Uống 2-3 gói/ngày, chia 2-3 lần.

Thời điểm dùng – Trước hay sau ăn?

Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên uống thuốc Smecta cách xa bữa ăn.

Xem thêm: Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em – Nguyên tắc mẹ cần nằm lòng

Lưu ý khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy Smecta

– Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho bé không hợp lý có thể gây tắc ruột và một số tác dụng không mong muốn. Do vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

– Khi sử dụng thuốc cần đảm bảo bù đủ nước và điện giải cho bé

–  Đối với trẻ dưới 1 tuổi, ưu tiên dùng phương pháp bù nước, điện giải và sử dụng men vi sinh hơn so với việc sử dụng thuốc tiêu chảy Smecta.

– Ngừng thuốc nếu các triệu chứng không đỡ sau 48 giờ điều trị.

Đối tượng nên sử dụng

Smecta được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, thành phần diosmectite của smecta có thể chứa kim loại nặng từ đất sét. Do đó cần thận trọng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Tránh nguy cơ nhiễm chì vào máu.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, smecta có tác dụng giảm thời gian tiêu chảy, giảm tần suất đi ngoài sau 24 – 48 giờ điều trị. Smecta chỉ được khuyến cáo dùng cho trẻ em bị tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình.

Tác dụng phụ của thuốc

Smecta không có tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa:

 – Táo bón, tắc ruột.

 – Đầy hơi, nôn mửa.

 – Phản ứng mẫn cảm: phát ban, mề đay, viêm ngứa và phù mạch

Các biệt dược trên thị trường

Smecta có thành phần hoạt chất chính là diosmectite. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều biệt dược chứa hoạt chất này như:
 – Smanetta

 – Cadismectite

 – Smeclife

 – Simarta 3g

 – Hamett 3g

 – A.T Diosmectit

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

2. Thuốc cầm tiêu chảy cho bé – Loperamid 

Tác dụng

– Loperamid là thuốc cầm tiêu chảy với tác dụng giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa.

– Do đó, Loperamid giúp giảm lượng nước và điện giải bị tống ra ngoài qua phân, tăng độ đặc của phân và cầm tiêu chảy nhanh chóng.

thuốc tiêu chảy loperamid

Liều dùng

Thuốc tiêu chảy Loperamid sử dụng với liều khác nhau đối với từng tình trạng và độ tuổi ở trẻ. Dưới đây là liều sử dụng theo Dược thư quốc gia Việt Nam:

Điều trị tiêu chảy cấp

– Liều khởi đầu (trong 24 giờ đầu):

+ Trẻ em dưới 2 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.

+ Trẻ từ 2 – dưới 6 tuổi (13 – 20 kg): 1 mg/lần, 3 lần/ngày.

+ Trẻ từ 6 – 8 tuổi (20 – 30 kg): 2 mg/lần, 2 lần/ngày.

+ Trên 8 – 12 tuổi (trên 30 kg): Uống 2 mg/lần, 3 lần/ngày.

+ Trẻ trên 12 tuổi: Khởi đầu điều trị: uống 4 mg. Sau đó lần đi ngoài, uống 2 mg, tối đa 16 mg/ngày.

– Liều duy trì: 0,1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngừng thuốc nếu tiêu chảy cấp không đỡ sau 48 giờ điều trị.

Điều trị tiêu chảy mạn ở trẻ

Cho bé uống 0,08 – 0,24 mg/kg cân nặng/ngày, chia 2 – 3 lần/ngày. Mỗi liều không quá 2mg.

Lưu ý khi dùng thuốc cầm tiêu chảy Loperamid cho bé

– Loperamid chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, và không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường xuyên.

– Tác dụng chính của thuốc là tăng thời gian giữ phân ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên cơ chế này cũng vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại và các chất độc phát triển trong hệ tiêu hóa của bé. Do đó, thuốc cầm tiêu chảy có thể gây hại cho bé. Mẹ cần thận trọng khi sử dụng.

Đối tượng nên sử dụng

Loperamid được chỉ định cho chứng tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em. Trẻ em dưới 2 tuổi không được khuyến khích dùng vì gây độc thần kinh trung ương. Với phụ nữ có thai và cho con bú, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Thời gian tác dụng của thuốc tối đa là 3 ngày. Bên cạnh đó, chỉ sử dụng loperamid khi đã biết rõ nguyên nhân. Những trường hợp bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân thì người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc này.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của loperamid phụ thuộc liều. Ở liều điều trị, một số tác dụng phụ thường gặp là:

 – Khô miệng
 – Đầy hơi
 – Chuột rút ở bụng
 – Buồn nôn
 – Tắc ruột
 – Táo bón
 – Bí tiểu
 – Chóng mặt
 – Buồn ngủ
Lạm dụng loperamid ở liều cao (trên 50mg/ngày) có thể gây hưng phấn hoặc suy nhược hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, người bệnh còn biểu hiện độc tính trên tim như: nhịp nhanh, khó thở, ngất…

Các biệt dược trên thị trường

Các biệt dược trên thị trường chứa hoạt chất loperamid bao gồm:

 – Cenloper

 – Imodium

 – Colodium

 – Loperamid STANDA

 – Loperamid STELLA

 – Axolop

 – Eldoper

Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy – Cách chăm sóc bé khoa học

3. Thuốc cầm tiêu chảy cho bé – Berberin

Tác dụng

– Berberin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Có khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều loại ký sinh trùng và vi khuẩn có hại. Đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. 

Thuốc cầm tiêu chảy Berberin

Chỉ định

Các trường hợp tiêu chảy, kiết lỵ ở trẻ do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Liều dùng

– Trẻ em từ 2-4 tuổi: Uống 20mg/lần, 2 lần/ngày

– Trẻ em từ 5-7 tuổi: Uống 50mg/lần, 2 lần/ngày.

– Trẻ em từ 8-15 tuổi: Uống 100mg/lần, 2 lần/ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy Berberin cho bé

Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa còn non nớt, Berberin có nguy cơ làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột và có thể làm tình trạng nguy hiểm thêm.

Đối tượng nên sử dụng

Berberin được chỉ định cho chứng tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Berberin có tác dụng với tiêu chảy cấp và mạn sau 24 – 48 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc

Nhìn chung, tác dụng phụ của Berberin thường gặp như:

 – Buồn nôn, nôn

 – Đau dạ dày

 – Đầy hơi

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khi quá liều (trên 500mg) là:

 – Khó thở

 – Trầm cảm, bất an

 – Tổn thương hoạt động tim: nhịp chậm, suy tim,…

 – Hạ huyết áp

 – Co giật và có thể tử vong.

Đối với trẻ em:

 – Trẻ sơ sinh: tăng bilirubin tự do, gây bệnh vàng da, hội chứng kernicterus vàng da nhân não…

 – Trẻ dưới 2 tuổi: loạn khuẩn đường ruột, gây bệnh tiêu chảy nặng hơn.

 – Các chức năng gan, thận chưa hoàn thiện, không thải trừ hết làm tích tụ thuốc gây độc gan, thận.

 – Đối với phụ nữ có thai: gây co bóp tử cung, chuyển dạ sớm.

Các biệt dược trên thị trường

Một số biệt dược của berberin mẹ có thể tìm kiếm trên thị trường như:

 – Berberin sulfat

 – Solaray

 – Berberin BM

 – Berzencin

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

4. Chuyên gia khuyến nghị sử dụng men vi sinh đa chủng cho trẻ bị tiêu chảy

Việc sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Do vậy, men vi sinh đa chủng là lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. 

Trong vô vàn các loại men vi sinh trên thị trường, việc chọn men vi sinh đúng và phù hợp cho con không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở đa dạng chủng lợi khuẩn, các loại men vi sinh chứa càng nhiều chủng sẽ càng có tác dụng hiệu quả và toàn diện cho hệ tiêu hóa của con.

Chứa hàng tỷ các lợi khuẩn trong mỗi giọt, men 10 chủng BioAmicus đã trở thành trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa của trẻ khi bị tiêu chảy. Các lợi khuẩn tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Từ đó giúp lấy lại sự cân bằng cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

Men vi sinh 10 chủng cho trẻ bị tiêu chảy

Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp, việc bổ sung men vi sinh hàng ngày cũng được chứng minh là có lợi cho việc đề phòng tiêu chảy cấp cho trẻ.

Xem thêm: Sử dụng men vi sinh trị tiêu chảy cho bé – Hiệu quả không ngờ

Hơn nữa, men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete còn giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về men vi sinh và các thuốc cầm tiêu chảy cho bé thông dụng trên thị trường. Mong rằng bài viết đã giúp mẹ giải quyết được những thắc mắc và chúc mẹ luôn tự tin nuôi con khôn lớn.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete – Tự hào là men vi sinh tốt nhất cho bé.

BIOAMICUS VIỆT NAM – ĐỒNG HÀNH CÙNG CON KHÔN LỚN

Hotline: 1900 636 985

Website: https://bioamicus.vn/

Email: info@hunmed.vn



Bài viết liên quan