Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Đã bao giờ mẹ tò mò có bao nhiêu loại tiêu chảy? Liệu có phải tất cả tiêu chảy đều giống nhau? Con đang mắc loại tiêu chảy nào? Bài viết dưới đây cho mẹ thông tin về các loại tiêu chảy ở trẻ em. Từ đó cho mẹ cái nhìn tổng quan về những điều cần lưu tâm khi con mắc tiêu chảy.
Có nhiều cách phân loại tiêu chảy. Mỗi cách có một tác dụng khác nhau và được áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Dưới đây là 4 cách phân loai phổ biến nhất.
Phân loại theo thể lâm sàng là phân loại dựa theo những triệu chứng lâm sàng của trẻ. Tức là những triệu chứng có thể nhìn thấy, sờ thấy, hỏi được. Việc phân loại này vô cùng quan trọng. Nó liên quan đến việc đánh giá sự mất nước vì việc đánh giá mất nước quyết định trực tiếp đến việc điều trị.
Theo cách phân loại này, tiêu chảy được phân ra làm 3 loại chính:
Tiêu chảy ở trẻ em
Phân loại tiêu chảy theo các nguyên nhân, ta có thể nắm bắt được những tác nhân nào gây ra các loại tiêu chảy ở trẻ. Từ đó có các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa, nhận biết kịp thời thích hợp.
Ở cách phân loại này tiêu chảy ở trẻ em được chia thành 2 nhóm chính:
Dựa vào các cơ chế, sự chuyển hóa sinh học trong cơ thể trẻ, ta có thể chia các loại tiêu chảy ở trẻ thành 4 loại tiêu chảy chính:
Tiêu chảy thẩm thấu gây ra bởi việc cơ thể thiếu các men tiêu hóa đóng vai trò là chất xúc tác khiến ruột không thể hấp thu một loại chất nào đó. Khi trẻ tiếp tục bổ sung dung dịch chất đó vào cơ thể sẽ gây ra áp lực thẩm thấu đến ruột từ nước sẽ liên tục kéo vào ruột dẫn đến tiêu chảy.
Các tế bào ruột bị tác động bởi độc tố, vi khuẩn, virus dẫn đến sự rối loạn vận chuyển các ion trong tế bào dẫn đến giảm hấp thu và tăng bài tiết điện giải, nước. Kết quả gây ra tiêu chảy và thường kèm mất điện giải. Mặc dù bệnh nhân có thể nhịn ăn, nhưng điều đó không thành vấn đề vì đây là quá trình kích hoạt sinh hóa bài tiết và việc nhịn ăn không có nghĩa là tiêu chảy sẽ dừng lại nên điều đó có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Tăng nhu động ruột có thể gây tống thức ăn ra ngoài trước khi chúng được tiêu hóa. Thường gặp ở những trẻ bị tổn thương cơ vòng môn vị trong và sau quá trình phẫu thuật hay ở các trẻ có các vấn đề về tuyến giáp, cường giáp ít nhiều cũng sẽ gây ra tiêu chảy. Việc rối loạn nhu động gây tiêu chảy cũng có thể do các bệnh lý ở trẻ như tiểu đường, xơ cứng bì,…
Tiêu chảy do viêm hoặc nhiễm trùng được biểu hiện trong các bệnh viêm ruột thừa, loét đại tràng,… và thường đi kèm với các cơn co thắt bụng.
Bằng cách phân loại tiêu chảy này, ta có thể theo dõi, nhận biết các cơ chế bệnh sinh để từ đó giúp các nhân viên, cán bộ y tế có thể dễ dàng đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý nhất cho từng loại bệnh. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh thường đi kèm sự phân tích các nguyên nhân tiêu chảy.
Ống tiêu hóa là toàn bộ con đường từ miệng, thực quản tới ruột non, ruột già, hậu môn. Việc nhận diện các loại tiêu chảy dựa theo những tổn thương ở ống tiêu quá là vô cùng quan trọng. Tiêu chảy do những tổn thương ở ống tiêu hóa được phân thành 3 loại chính:
Tổn thương ống tiêu hóa ở trẻ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Trong 4 cách phân loại trên, phân loại theo thể lâm sàng thường được dùng để theo dõi, điều trị. Qua đó đánh giá dự phòng biến chứng có thể xảy ra ở trẻ.
Phân loại tiêu chảy ở trẻ theo thể lâm sàng giúp mẹ tự nhận biết và đưa ra những phương pháp xử trí kịp thời và hiệu quả nhất. Dưới đây là chi tiết các triệu chứng, nguyên nhân, các đặc điểm riêng biệt của từng thể bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Theo Bộ Y tế, tiêu chảy cấp là đợt tiêu chảy khởi đầu, thời gian không quá 2 tuần, thường khoảng 5-7 ngày.
Triệu chứng của tiêu chảy cấp ở trẻ em là đi vệ sinh nhiều hơn mức bình thường, phân lỏng té nước. Ở trẻ sơ sinh thường có thêm các biểu hiện như phân sệt, có bọt, màu sẫm, tiêu chảy tràn bỉm, có mùi chua. Ngoài ra, tiêu chảy cấp còn kèm theo một số biểu hiện khác như mệt mỏi, sút cân, nôn, trẻ hay đau bụng âm ỉ dẫn đến quấy khóc thất thường, liên tục …
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ thường do nhiễm khuẩn đường ruột. Phần lớn nhiễm khuẩn đường ruột là do virus (VD: các nhóm A,B,C ở virus Rota,…). Ngoài ra còn do các loại vi khuẩn như E.coli, trực khuẩn Shigella,…, ký sinh trùng (giardia duodenalis, cyclospora cayetanensis,…), giun sán (sán dây bò, sán dây lợn).
Là hiện tượng trẻ bị tiêu chảy trên 2 tuần.
Tiêu chảy kéo dài do các nguyên nhân như:
Tiêu chảy kéo dài, con khó chịu, chậm lớn
Triệu chứng chính là đi ngoài nhiều, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Xuất hiện những cơn co thắt kéo dài ở bụng. Về tính chất phân, phân lúc đặc lúc lỏng, không còn đi ngoài tóe nước như tiêu chảy cấp.
Kiết lỵ là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính gây tiêu chảy dữ dội và có thể tiêu chảy kèm theo máu. Đi ngoài phân máu là triệu chứng để phân biệt rõ so với 2 loại tiêu chảy trên.
Khoảng 60% các trường hợp mắc hội chứng lỵ là do trực khuẩn Shigella. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và thường xảy ra vào những nơi có điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo và hay xảy ra mùa nắng do thiếu nước sinh hoạt, bệnh cũng thường tăng vào mùa mưa lũ do trực khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào nhiều nguồn nước.
Mời mẹ đọc thêm:
Mỗi loại tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường có những cách điều trị khác nhau. Tùy thể bệnh của con mà mẹ lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Các phương pháp điều trị chung nhằm đáp ứng các yêu cầu tức thời. Đồng thời đối phó với các triệu chứng chung của thể bệnh tiêu chảy. Bao gồm:
Cân bằng hệ vi sinh cải thiện các loại tiêu chảy ở trẻ
Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ luôn cần theo dõi kĩ các dấu hiệu mất nước như:
Tiêu chảy cấp diễn ra rầm rộ. Con nôn, tiêu chảy, sốt,… đều khiến mất nước, điện giải nhanh chóng. Mục tiêu trọng tâm để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ là nhanh chóng bù nước, điện giải.
Các mẹ có thể cho trẻ bổ sung nước, điện giải, tránh mất nước bằng cách:
Tiêu chảy kéo dài không diễn ra rầm rộ. Sự nguy hiểm của tiêu chảy kéo dài chính là kéo dài nhiều ngày dẫn tới mất dinh dưỡng. Quan tâm đặc biệt lúc này là dinh dưỡng để trẻ có đủ năng lượng, nhanh chóng phục hồi. Đồng thời suy trì cân nặng và tránh dẫn đến các tình trạng suy dinh dưỡng.
Điều trị tiêu chảy kéo dài bao gồm:
LƯU Ý: Trẻ dưới 4 tháng tuổi và những trẻ có dấu hiệu mất nước cũng như bị nhiễm khuẩn nặng trong tất cả các trường hợp bệnh tiêu chảy thì các mẹ nên nhanh chóng cho con đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị một cách hiệu quả.
Tiêu chảy kiết lỵ sẽ không khỏi nếu không tiêu diệt hết tác nhân gây lỵ. Trẻ bị tiêu chảy kiết lỵ cần được khám và điều trị kháng sinh. Trong một số trường hợp nặng, trực khuẩn có khả năng kháng thuốc, con cần được điều trị bằng kháng sinh đồ.
Bệnh lỵ do amip có thể được điều trị bằng các loại thuốc diệt ký sinh trùng như metrenidazole. Tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng thuốc điều trị, kháng sinh khi đã có chẩn đoán.
Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em tập trung vào hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Đồng thời cần nang cao sức đề kháng tự nhiên:
Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng hỗ trợ toàn diện cho con bụng khỏe 10 điểmMen 10 chủng BioAmicus hỗ trợ toàn diện cho trẻ tiêu chảy Men 10 chủng BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đa chủng, đa tác dụng toàn diện. Bằng việc cung cấp các lợi khuẩn quan trọng nhất của đường tiêu hóa. Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ ổn định đường ruột, hỗ trợ giảm thời gian tiêu chảy, táo bón. Và góp phần giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy chướng hơi, đi ngoài phân sống, biếng ăn. Men 10 chủng BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đa chủng an lành như nước. Với thành phần chính chỉ gồm lợi khuẩn trong dầu hướng dương. Mẹ có thể an tâm, tự tin sử dụng Men 10 chủng cho bé tại nhà trước, trong và cả sau đợt tiêu chảy. |
Qua việc tìm hiểu những loại tiêu chảy ở trẻ em, các mẹ có thể có thêm những kỹ năng cơ bản để xử trí kịp thời trước những loại tiêu chảy khác nhau, giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với đội ngũ dược sĩ của chúng tôi tại 1900 636 985 hoặc tìm hiểu những thông tin hữu ích tại BioAmicus