Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em như thế nào?

Mục lục

Tiêu chảy chắc hẳn là tình trạng mà ai cũng nghi ngại, nhất là với các ông bố bà mẹ có con nhỏ bị tiêu chảy kéo dài. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ cách điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

1. Khái niệm tiêu chảy kéo dài. Cách để chẩn đoán chính xác tiêu chảy kéo dài

Có thể mẹ đã biết, tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài thường xuyên (hơn 3 lần/ngày) và phân lỏng, không thành khuôn.

Việc chẩn đoán chính xác tiêu chảy kéo dài giúp mẹ tìm ra được nguyên nhân và hướng khắc phục phù hợp. Một số tiêu chí chẩn đoán tiêu chảy kéo dài bao gồm:

Độ tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn non nớt, sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài nhiều hơn.

Thời gian mắc tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy nhiều tuần không khỏi (trên 2 tuần)

Biểu hiện của tiêu chảy.

– Số lần đi ngoài của trẻ nhiều hơn 3 lần/ngày và tiếp diễn trong hơn 14 ngày.

– Phân lỏng nhưng không nhiều nước như tiêu chảy cấp

– Trẻ có biểu hiện mất nước (vừa hoặc nhẹ)

– Dấu hiệu rối loạn hấp thu: Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân, chậm phát triển chiều cao, cân nặng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng

– Thiếu vitamin nên trẻ có thể bị khô mắt, còi xương hay xuất huyết

Các yếu tố nguy cơ

Những trẻ sau đây có khả năng cao mắc tiêu chảy kéo dài:

– Trẻ đã từng bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy

– Trẻ được nuôi bằng sữa ngoài

– Trẻ sống trong môi trường kém vệ sinh

Chẩn đoán để điều trị tiêu chảy kéo dài qua biểu hiện của con

Mẹ có thể chẩn đoán tiêu chảy kéo dài qua biểu hiện bất thường của con

2. Mục tiêu điều trị tiêu chảy kéo dài

Bên cạnh khả năng mất nước, tiêu chảy kéo dài thường có liên quan với sụt cân và nhiễm khuẩn nặng ngoài ruột. Thậm chí, nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng trước tiêu chảy kéo dài.

Vì vậy, 4 mục tiêu điều trị tiêu chảy kéo dài – cũng là 4 nguyên tắc mà cha mẹ cần lưu ý là:

Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hấp thu, tiêu hóa để bù vào lượng dinh dưỡng đã mất và tăng cường đề kháng cho trẻ. Là ưu tiên hàng đầu trong điều trị.

Bổ sung Vitamin và khoáng chất cũng giúp bù lại lượng suy giảm do kém hấp thu và kìm hãm tiêu chảy.

Bù nước điện giải đề phòng mất nước

Sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khi có nhiễm trùng

Dựa vào những mục tiêu trên, cha mẹ có thể phần nào định hướng được những điều cần làm để giảm nhẹ tình trạng bệnh. Các biện pháp cụ thể được nêu ở phần tiếp theo đáp ứng 4 nguyên tắc trên để cha mẹ tham khảo và phối hợp linh hoạt.

3. Biện pháp điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Sau khi xác định nguyên nhân, điều tiếp theo cha mẹ cần làm là đánh giá tình trạng bệnh và tìm ra biện pháp thích hợp. Mẹ nên cân nhắc kết hợp các phương pháp dưới đây một cách nhịp nhàng và hiệu quả nhất.

3.1. Dự phòng và điều trị mất nước

Tiêu chảy gây chán ăn, nôn mửa, đi ngoài nhiều kèm phân lỏng,… dẫn tới biến chứng mất nước ở trẻ. Sự giảm thiểu thể tích dịch trong cơ thể có thể gây sốc, co giật, tụt huyết áp.

Để đánh giá dấu hiệu mất nước, người ta chia thành các cấp độ A, B, C.

Thang đánh giá mức độ mất nước khi trẻ bị tiêu chảy

Thang đánh giá mức độ mất nước khi trẻ bị tiêu chảy

Mất nước có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy đánh giá và bù nước thích hợp chính là ưu tiên hàng đầu khi điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.

Dung dịch bù nước thường gặp nhất là dung dịch Oresol.

Cách pha dung dịch Oresol:

Oresol pha với nước đun sôi để nguội, thể tích nước được ghi trên hướng dẫn sử dụng. Mẹ hãy chú ý phần này trên bao bì và làm theo đúng hướng dẫn.

Liều Oresol = 75ml x cân nặng của trẻ (kg)

Nếu không biết chính xác cân nặng của con, mẹ có thể dựa vào bảng sau:

Lượng Oresol bổ sung trong 4 giờ đầu
Tuổi < 4 tháng 4 – 11 tháng 12-23 tháng 2-4 tuổi 5-14 tuổi Từ 15 tuổi trở lên
Cân nặng <5 kg 5 – 7,9 kg 8-10,9 kg 11-15,9kg 16-29,9kg Hơn 30 kg
Lượng Oresol (ml) 200-400 400-600 600-800 800-1200 1200-2200 2200-4000

Mẹ lưu ý: Nếu con bị nôn nhiều thì mẹ ngừng 5 – 10 phút rồi cho con uống tiếp từng ngụm nhỏ (2-3 phút/thìa).

Với các bé kém dung nạp glucose, có thể việc bổ sung Oresol không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mẹ có thể thấy các biểu hiện như lượng phân tăng lên nhiều, trẻ khát nước hơn. Trường hợp này, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được truyền glucose tĩnh mạch và có các biện pháp điều trị phù hợp.

3.2. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Tiêu chảy kéo dài nếu không có biện pháp “đặc biệt” sẽ tạo ra vòng tròn bệnh lý lặp đi lặp lại. Trẻ bị bệnh nên không ăn, dinh dưỡng càng tiêu hụt thì đề kháng càng yếu, tiêu chảy càng nặng, bé lại mệt mỏi và bỏ bữa.

Điểm khác biệt trong điều trị tiêu chảy kéo dài so với các bệnh khác là cha mẹ cần duy trì khẩu phần ăn và tăng dần lên. Đảo bảo trẻ đủ nhu cầu, hấp thu tốt và không làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Theo khuyến cáo, năng lượng cần nạp mỗi bữa ăn của con là ít nhất 110 kcal/kg cân nặng.

Tùy theo từng đối tượng lại có những đặc biệt riêng. Cụ thể:

3.2.1. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc vẫn đang bú mẹ

Sữa mẹ sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn. Ở thời điểm này, dạ dày của bé còn non nớt. Trong sữa mẹ còn có các kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, hạn chế tiêu chảy. Vậy nên sữa mẹ dễ tiêu hóa là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc tiêu chảy kéo dài

Sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Một số hướng dẫn cho mẹ là:

– Tăng số cữ bú và thời gian cho trẻ bú

– Nếu trẻ uống sữa công thức (nguồn gốc từ sữa bò), mẹ nên chọn những loại không chứa lactose. Có thể chế biến thành sữa chua cho con ăn.

3.2.2. Với trẻ lớn hơn, đã cai sữa

Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu tập nhai và ăn thức ăn đặc. Mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp với nếp sống của gia đình và địa phương, theo 2 chế độ sau:

 

Chế độ ăn thứ nhất

 Giảm đường lactose

Chế độ ăn thứ hai

Không Lactose và giảm tinh bột

Áp dụng khi Ngay khi trẻ có thể ăn thức ăn mà không bị nôn trớ hay rối loạn tiêu hóa. Áp dụng khi trẻ không phù hợp với chế độ thứ nhất.
Yêu cầu – 6 bữa/ngày

– Sữa/sữa chua phải cung cấp ít nhất 70 Kcal/100mg

– Không quá 3,7g lactose / kg cân nặng/ngày

– Lượng protid phải cung cấp ít nhất 10% năng lượng của cả bữa ăn

– Bao gồm: trứng, ngũ cốc, dầu thực vật, glucose

– Yêu cầu cung cấp ít nhất 10% năng lượng từ đạm

Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em muốn hiệu quả cần thực đơn khoa học, đảm bảo số lượng và chất lượng. Trẻ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ nước và đủ năng lượng. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu chất cũng như giảm tiêu chảy, mẹ có thể cho con uống thêm vitamin, khoáng chất hay men vi sinh probiotics.

3.3. Bổ sung vitamin và chất khoáng

Một biện pháp khác để điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em là bổ sung vitamin cùng vi khoáng như kẽm.

Kẽm là giải pháp điều trị tiêu chảy kéo dài do nguyên nhân virus lẫn vi khuẩn. Kẽm hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian của đợt tiêu chảy.

Để thấy phát huy tác dụng của vitamin và khoáng chất, mẹ cần duy trì bổ sung trong 2 tuần liên tục. Các vi chất cần bổ sung nhất là: Folate (100mcg), Kẽm (20mg), Vitamin A (800mcg), Đồng (1mg), Magnesium (160mg).

3.4. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Tiêu chảy kéo dài là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

Bổ sung men vi sinh đa chủng giúp bổ sung lợi khuẩn thiếu hụt. Qua đó, vấn đề tiêu chảy kéo dài ở trẻ sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Các lợi khuẩn trong men vi sinh cạnh tranh với hại khuẩn, thay đổi môi trường đường ruột nhằm ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Giải quyết nguyên nhân tiêu chảy, ổn định đường ruột giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy kéo dài.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete – kết hợp 10 chủng lợi khuẩn thuộc hai nhóm trên chính là sự lựa chọn tối ưu cho bé.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus – 10 chủng lợi khuẩn đồng hành cùng bé dập tiêu chảy

Men 10 chủng BioAmicus là bạn đồng hành đáng tin cậy của mẹ bỉm trong hành trình dập tiêu chảy với các ưu điểm:

– Bioamicus Complete bổ sung chính xác 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết. Với 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, BioAmicus mang lại khả năng hỗ trợ giảm tiêu chảy hiệu quả.

– Kích thích sản xuất các kháng thể và enzym tiêu hóa, bé ăn ngon hơn, tiêu hóa trơn tru, hấp thu tốt dinh dưỡng. Bé ăn khỏe, hấp thu tăng, mẹ không còn lo nguy cơ suy dinh dưỡng sau tiêu chảy.

– An toàn, lành tính, dùng được với cả trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Với thành phần không phụ gia tạo mùi vị, không chất biến đổi gen và gluten. Men 10 chủng BIoAmicus Complete phù hợp để mẹ sử dụng ổn định đường ruột cho trẻ trong thời gian dài.

3.5. Theo dõi thể trạng trẻ liên tục

Theo dõi liên tục giúp cha mẹ sớm phát hiện nếu con có nguy cơ mất nước, suy dinh dưỡng và nắm được khả năng đáp ứng điều trị của trẻ. Định kỳ đánh giá sau 1 tuần với các tiêu chí:

– Cân nặng: Trẻ có thể bị giảm cân trong 1-2 ngày đầu. Nhưng nếu ít nhất 3 ngày tăng cân liên tục thì kết luận chuyển biến tích cực

– Nhiệt độ: Trẻ hết sốt, nhiệt độ ổn định 36-37 độ

– Lượng thức ăn hằng ngày tăng dần và dần trở về mức bình thường

– Lượng phân mỗi ngày: nếu trên 10 lần phân lỏng/ngày cho thấy tiêu chảy không thuyên giảm. Lúc này mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và tư vấn.

– Số lần đi ngoài/ngày. Tiêu chảy dưới 3 lần/ngày thì mẹ có thể cho con ăn chế độ thực đơn như bình thường.

Mời mẹ đọc thêm:

Tất tần tật về tiêu chảy cấp ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm do tiêu chảy cấp ở trẻ em

4. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài khi nào cần nhập viện?

Đôi khi, việc điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em tại nhà không mang lại kết quả như mong đợi. Đó là các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nặng (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết). Hay có dấu hiệu mất nước hoặc trẻ dưới 4 tháng tuổi.

Ở các trường hợp trên, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và tử vong rất cao. Bệnh chuyển biến khó lường nên cần sự can thiệp của các y bác sĩ.

Khi trẻ nhập viện, các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm và chỉ định kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Đến khi tình trạng tiêu chảy ổn định, được kiểm soát, trẻ hồi phục cân nặng thì có thể tiếp tục điều trị và theo dõi tại nhà.

Bài viết trên đã tổng kết các trường hợp tiêu chảy kéo dài ở trẻ em và cách điều trị tại nhà mà mẹ có thể áp dụng. Mẹ đừng quên theo dõi BioAmicus để nắm được cách chăm trẻ tiêu chảy nhanh chóng hồi phục, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa khác. Nếu cần tư vấn thêm bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ nhiều kinh nghiệm, mời mẹ liên lạc tới hotline 1900 636 985. 


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan