Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[CẢNH BÁO] Biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em

Mục lục

Có con nhỏ, chắc hẳn cha mẹ đều ít nhất 1 lần gặp trường hợp con bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy là nguyên nhân khiến 1.100 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm (số liệu do WHO cung cấp). Dự phòng các biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị cho trường hợp xấu có thể xảy ra. 

biến chứng tiêu chảy cấp nguy hiểm ở trẻ em

1. Những biến chứng tiêu chảy cấp trẻ hay gặp

Tiêu chảy cấp gây mất nước và suy dinh dưỡng, dẫn tới các biến chứng gồm:

1.1. Rối loạn huyết động khi không bù nước kịp thời

Rối loạn huyết động là những bất thường trong vận chuyển máu, gây thiếu hụt lượng máu lưu thông đi nuôi cơ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết động bao gồm thể tích tuần hoàn máu, hoạt động của tim và hệ mạch máu.

Trong tiêu chảy cấp, mất nước quá nhiều khiến máu bị cô đặc, khối lượng tuần hoàn giảm, huyết áp tụt, dần dần dẫn tới suy tuần hoàn. Nếu không được bù trừ nước kịp thời, chắc chắn sẽ dẫn tới rối loạn huyết động.

Những biểu hiện của trẻ rối loạn huyết động:

– Trẻ vã mồ hôi, da xanh tái nhợt nhạt, chân tay lạnh.

– Trẻ có thể gặp tình trạng khó thở, tim đập nhanh.

– Ý thức mất, huyết áp hạ hoặc không đo được.

1.2. Rối loạn chuyển hóa – Biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em nguy hiểm

Một biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em khác là rối loạn chuyển hóa, điển hình là nhiễm toan chuyển hóa. Là tình trạng nồng độ acid máu tăng ngoài khoảng cho phép. Trong tiêu chảy cấp, do mất nhiều bicarbonate (HCO3-) trong phân, cộng thêm giảm khối lượng tuần hoàn gây suy thận. Thận không thể bù trừ cân bằng lại pH.

Rối loạn chuyển hóa muối nước cũng xảy ra trong tiêu chảy cấp. Nó bao gồm mất nước trầm trọng và mất cân bằng điện giải (giảm Na+, K+).

Biểu hiện của rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải:

– Trẻ đờ đẫn, mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, chán ăn, vàng da, loạn nhịp tim.

– Giảm Kali máu gây mỏi cơ, yếu cơ, thậm chí có thể liệt, giảm nhu động ruột, tắc mật, giảm huyết áp nhanh.

– Giảm Natri máu gây giảm lưu lượng máu, huyết áp tụt. Trụy tim mạch, gây phù não, vỡ hồng cầu có thể xảy ra nếu không can thiệp kịp thời.

Tiêu chảy cấp gây ra biến chứng trên nhiều cơ quan trong cơ thể

Tiêu chảy cấp gây ra hệ lụy trên rất nhiều cơ quan trong cơ thể

1.3. Nhiễm độc thần kinh – Biến chứng khó phục hồi

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, khó hồi phục nhất.

Rối loạn huyết động khiến máu bị cô đọng, giảm tuần hoàn máu gây thiếu oxy não. Nhiễm độc thần kinh sẽ ảnh hưởng trở lại vào hệ tiêu hóa. Một vòng tròn bệnh lý được hình thành khiến tiêu chảy càng nghiêm trọng.

Bệnh nhân rơi vào tình trạng vật vã, buồn ngủ và nặng hơn là hôn mê. Vì vậy, nếu con có biểu hiện nhức đầu, ù tai, nói ngọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

1.4. Một số biến chứng trên các cơ quan

Thiếu nước, điện giải còn gây hậu quả trên một số cơ quan khác. Điển hình là:

Yếu cơ do thiếu dinh dưỡng và giảm Kali máu

Suy thận cấp. Giảm thể tích tuần hoàn là nguyên do trực tiếp gây suy thận cấp. Hậu quả là chân tay sưng phù, thiếu máu, xương giòn yếu dễ gãy, suy giảm miễn dịch thậm chí là tử vong.

Trụy tim mạch là khi lưu lượng máu tới não không đủ, có thể gây tử vong. Các biểu hiện bao gồm: đau ngực, khó thở, choáng, ngất toát nhiều mồ hôi.

Suy dinh dưỡng. Tổn thương ống tiêu hóa khiến hấp thu dinh dưỡng suy giảm. Cộng với việc mất các ion khoáng do tiêu chảy khiến trẻ bị tiêu chảy cấp rất dễ suy dinh dưỡng.

Tiêu chảy cấp gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó lường. Các biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Vì vậy cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bệnh chuyển nặng.

2. Một số sai lầm trong điều trị khiến trẻ mắc các biến chứng tiêu chảy cấp

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà nếu không tìm hiểu kĩ sẽ dễ mắc sai lầm, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau đây là 1 số hiểu nhầm hay gặp:

2.1. Không bổ sung đủ nước

Nhiều cha mẹ không cho con uống nước vì nghĩ rằng trẻ uống nước sẽ đi ngoài lỏng hơn.

Thực tế, việc liên tục đi ngoài phân lỏng cộng thêm nôn mửa khiến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng. Bé cần được bổ sung nước để tránh bị kiệt nước và duy trì hoạt động của các cơ quan khác.

Vai trò bổ sung nước trong tiêu chảy cấp

Nước có vai trò quan trọng trong tiêu chảy cấp

2.2. Bổ sung nước, điện giải không hợp lý

Một số lầm tưởng khi bổ sung nước điện giải là:

Chỉ bổ sung nước mà không quan tâm đến điện giải.

Pha oresol sai tỷ lệ. Oresol cho tiêu chảy cấp bắt buộc phải pha theo đúng tỷ lệ. Pha loãng quá có thể không cung cấp đủ điện giải. Oresol quá đặc khiến trẻ nạp nhiều muối hơn lượng cho phép, gây tổn thương cho não. Trẻ có thể sốt cao, co giật, hôn mê.

Cha mẹ nên mua chế phẩm bột về pha, không nên dùng các chai Oresol pha sẵn để đảm bảo đúng tỉ lệ nước – điện giải.

Cho con uống nước ngọt. Điều này khiến con đi ngoài và mất nước nhanh hơn do kéo nước vào ruột.

2.3. Chỉ điều trị triệu chứng, không ổn định đường ruột

Dứt điểm tiêu chảy cấp phải đi từ nguyên nhân. Chỉ chăm chăm giảm đi ngoài hay phân đẹp sẽ dẫn tới hệ quả: Tiêu chảy mãi không dứt, lặp lại nhiều lần, con ngày càng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng.

Một số phương pháp ổn định đường ruột: Bổ sung kẽm, probiotics, … Đặc biệt là men vi sinh – chế phẩm probiotics bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, tăng cường đề kháng. Như vậy, các hại khuẩn hay virus sẽ bị diệt trừ, trẻ được điều trị ngay từ nguyên nhân gốc rễ, chứ không chỉ triệu chứng thông thường.

Để trẻ nhanh khỏi bệnh và không bị tái tiêu chảy cấp, cha mẹ cần luôn tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng, và xây dựng hệ miễn dịch tự nhiên. Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy và men tiêu hóa. Bằng cách đó, hệ tiêu hóa của con mới khỏe mạnh, đề kháng vững chắc, tiêu diệt hại khuẩn gây tiêu chảy.

2.4. Uống thuốc cầm tiêu chảy

Thói quen của rất nhiều ông bố bà mẹ Việt là có bệnh phải uống thuốc. Vì vậy khi thấy con bị tiêu chảy cấp, cha mẹ đã tự ý đi mua các loại thuốc cầm tiêu chảy về. Đây là một sai lầm khiến bệnh tình của con trầm trọng thêm.

Các loại thuốc cầm tiêu chảy như cồn Paregoric, viên Mangostana, viên Imodium có cơ chế giảm nhụ động ruột, giúp giảm triệu chứng, số lần đi cầu. Tuy nhiên đi ngoài là cơ chế thải chất độc của cơ thể. Khi bị ức chế sẽ dẫn tới tích tụ virus, vi khuẩn và chất độc trong hệ tiêu hóa của trẻ.

Hơn nữa, số lần đi ngoài giảm khiến phân dồn ứ trong ruột. Trẻ có thể bị đau bụng, viêm tắc ruột, thậm chí là tử vong.

Đặc biệt, cha mẹ lưu ý không tự ý sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ.

Uống thuốc sai cách gây biến chứng tiêu chảy cấp

Uống thuốc sai cách có thể nghiêm trọng thêm tình trạng tiêu chảy cấp

2.5. Kiêng cữ, chỉ cho con uống nước cháo loãng, nước ninh xương

Một số loại nước được coi là dinh dưỡng theo quan niệm dân gian: Nước gạo, nước xương, nước cháo loãng, nước đọt ổi non, nước sắc vỏ măng cụt,… Thực chất không chứa nhiều dinh dưỡng. Cha mẹ không nên phụ thuộc vào các loại nước này mà cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con.

Một sai lầm khác đó là cha mẹ bắt con kiêng hầu hết các thực phẩm, chỉ cho ăn cháo trắng bỏ muối. Quan niệm này cần phải thay đổi ngay lập tức nếu không muốn con bị suy dinh dưỡng.

Mời mẹ đọc thêm:

Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em

3. Men 10 chủng BioAmicus – Ổn định đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiêu chảy cấp

Men vi sinh được công nhận là một liệu pháp phối hợp với việc bổ sung nước, điện giải trong điều trị tiêu chảy ở trẻ. Đây chính là “bảo bối” đắc lực hỗ trợ cha mẹ ngăn chặn các biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Men 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh, ổn định đường ruột và nâng cao đề kháng. Bảo vệ bé và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh. Nhờ đó xử lý vấn đề cốt lõi của tiêu chảy ở trẻ em.

Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ phòng ngừa tác hại tiêu chảy cấp

BioAmicus Complete – Người bạn đồng hành cùng trẻ tiêu chảy cấp

BioAmicus Complete gồm 10 chủng lợi khuẩn, có khả năng hỗ trợ toàn diện và hiệu quả hơn so với men đơn chủng. Trên thực tế, các nghiên cứu lâm sàng về điều trị tiêu chảy đã cho thấy: Lactobacillus và Bifidobacterium rút ngắn thời gian tiêu chảy. Giảm số lần đi tiêu và giảm lượng phân cũng như ít tác dụng phụ, an toàn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thời gian tiêu chảy ngắn đi, giảm số lần đi tiêu, nguy cơ mất nước nặng cũng giảm theo, từ đó giảm khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm.

Với thành phần lành tính chỉ gồm lợi khuẩn và dầu hướng dương. Men 10 chủng BioAmicus Complete được hàng triệu bà mẹ tin dùng tại hơn 30 quốc gia.

Biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em nguy hiểm và diễn biến nhanh. Nhưng nếu mẹ xác định đúng nguyên nhân, làm đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia thì chắc chắn con có thể khỏi bệnh. Mẹ hãy theo dõi BioAmicus để có nhiều mẹo giảm tiêu chảy cấp cho con.

 



Bài viết liên quan