Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em [PHÁC ĐỒ BỘ Y TẾ]

Mục lục

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một bệnh thường gặp, khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, mất sức, nặng hơn có thể hôn mê, rối loạn chuyển hóa. Mời mẹ đọc ngay cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em chuẩn phác đồ của Bộ Y tế để có hướng xử lý kịp thời nhất khi trẻ mắc tiêu chảy.

cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em phác đồ bộ y tế

1. Mục tiêu điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp thường diễn ra với các biểu hiện rầm rộ. Trẻ tiêu chảy không chỉ đi ngoài phân nước mà còn gặp nhiều vấn đề khác như đau bụng, thiếu dinh dưỡng. Để giải quyết từng vấn đề, Bộ Y tế xác định 5 mục tiêu:

– Phòng ngừa mất nước do tiêu chảy

– Nhanh chóng bù nước, điện giải

– Giảm nguy cơ suy dinh dưỡng do tiêu chảy

– Giảm thời gian và mức độ của tiêu chảy

– Phòng ngừa các đợt tiêu chảy khác

Trong đó, phòng ngừa mất nước, điện giải là biện pháp cần làm ngay từ những ngày đầu. Do ở trẻ em, tỷ lệ và nhu cầu nước lớn. Tiêu chảy dẫn tới mất nước có thể nhanh chóng đưa con tới tình trạng nguy kịch.

Khi đã giảm được nguy cơ biến chứng do mất nước, điện giải, mẹ thực hiện các biện pháp khác để đạt được mục tiêu dinh dưỡng, giảm thời gian tiêu chảy và phòng ngừa tiêu chảy trong tương lai.

5 mục tiêu trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

5 mục tiêu trong cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

2. Căn cứ lựa chọn phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Việc lựa chọn phác đồ tiêu chảy cấp ở trẻ cần dựa trên các chẩn đoán như: tình trạng mất nước, thiếu dinh dưỡng, căn nguyên gây ra tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn khác. Quan trọng nhất trong đó là đánh giá liên tục tình trạng mất nước và mất dinh dưỡng.

Các phác đồ điều trị (A, B hay C) dựa trên chẩn đoán nhanh mức độ mất nước như sau:

Mức độ
mất nước
A B C
Quan sát trẻ Tinh thần Tỉnh táo, có thể quấy khóc Bồn chồn, cáu kỉnh Hôn mê, bất tỉnh
Mắt Bình thường Trũng Trũng
Uống nước Không khát, uống bình thường Khát, uống háo hức Uống kém hoặc không thể uống
Véo da Đàn hồi tốt, nếp nhéo mất nhanh Nếp nhéo mất từ từ Nếp nhéo mất rất chậm
Đánh giá mức độ mất nước Bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước Nếu bệnh nhân có ít nhất hai dấu hiệu ở B thì có mất nước mức độ vừa Nếu bệnh nhân có ít nhất 2 dấu hiệu ở C thì có mất nước mức độ nghiêm trọng
Phác đồ điều trị Sử dụng phác đồ A Sử dụng phác đồ B Sử dụng khẩn cấp phác đồ C

Ngoài ra nếu có một số triệu chứng đặc biệt khác, con cần được điều trị thêm ngoài bù nước. Điển hình nhất là tình trạng sốt đi kèm với tiêu chảy. Mẹ có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt cho bé. Nếu con đi ngoài phân máu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lỵ và chỉ định điều trị kháng sinh.

Một số biểu hiện như lờ đờ, tốc đồ mất nếp khi véo da…dễ khiến mẹ nhầm lẫn. Để có được chẩn đoán chính xác nhất với tình trạng của con, mẹ nên đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất. Nếu tự chẩn đoán tại nhà, hãy tham khảo những hướng dẫn uy tín.

Mời mẹ đọc thêm: Chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em

3. Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy cấp đơn giản tại nhà

Đa phần trẻ tiêu chảy chỉ ở mức độ A. Phác đồ A áp dụng cho trẻ không mất nước, mất nước nhẹ hoặc sau điều trị theo phác đồ B và C. Mẹ có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà theo 4 nguyên tắc sau:

3.1. Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường

Cho trẻ uống nhiều dịch hơn có mục đích đề phòng mất nước ở trẻ. Phác đồ A điều trị cho trẻ mất nước mức độ nhẹ và không mất nước. Vì vậy, không cần ép con uống quá nhiều nước.

Chuyên gia khuyên mẹ cho bé uống nước dựa trên nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ, hãy tăng dần cữ bú. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể bổ sung nước ép trái cây, nước canh, nước trà,… Đặc biệt, với những trẻ vừa kết thúc điều trị theo phác đồ B hoặc C cần bổ sung oresol. Việc bù nước chỉ kết thúc sau khi con hết triệu chứng đi ngoài phân nước.

cho con uống nước theo nhu cầu dự phòng mất nước

Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mất nước độ A – Bổ sung nước theo nhu cầu

Lưu ý: Mẹ không nên cho con uống nước ngọt có ga, nước nhiều đường, cà phê vì có thẻ khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn.

3.2. Nguyên tắc 2: Tiếp tục cho trẻ ăn đề phòng suy dinh dưỡng

Nhiều mẹ quan niệm trẻ tiêu chảy chỉ cần ăn cháo muối loãng và uống nước. Đây là quan niệm sai lầm. Đặc biệt là với trẻ mất nước điều trị theo phác đồ A. Đồ ăn quá loãng thường khiến việc hấp thu dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu hồi phục của trẻ.

Phần lớn trẻ tiêu chảy cấp sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại sau khi được bù đủ nước. Lúc này mẹ cần khôi phục chế độ ăn bình thường hằng ngày càng sớm càng tốt. Cho trẻ ăn đủ chất giúp cơ thể nhanh hồi phục sau tiêu chảy và hạn chế biến chứng suy dinh dưỡng.

Với trẻ đang bú mẹ, tăng số lần bú và thời gian bú là giải pháp đơn giản mà hiệu quả. Nếu trẻ không thể bú, hãy cố gắng bón sữa cho con. Mỗi cữ cách nhau 3-4 giờ.

Với trẻ lớn hơn, mẹ tiếp tục cho con ăn theo thực đơn hằng ngày và tăng thêm 1-2 bữa phụ. Tuy nhiên hãy lưu ý chế biến hoặc nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa. Những thực phẩm giàu kali như chuối, nước dừa, nước hoa quả cũng được khuyến khích ăn thêm.

3.3. Nguyên tắc 3: Cho trẻ uống bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm là cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em được công nhận rộng rãi. Kẽm giúp tăng cường đề kháng, làm dịu niêm mạc ruột, giảm thời gian tiêu chảy. Ngoài ra, kẽm cũng giúp cải thiện khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon hơn. Trẻ ăn được sẽ hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng.

Bổ sung kẽm qua thực phẩm và thực phẩm chức năng

Bổ sung kẽm khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Liều kẽm khuyến cáo dành cho trẻ tiêu chảy cấp được tính theo tuổi

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày, trong vòng 10 – 14 ngày.

– Trẻ từ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày, trong vòng 10 – 14 ngày.

Do thức ăn có thể cản trở hấp thu kẽm, mẹ nên cho trẻ uống kẽm lúc đói.

3.4. Tiếp tục theo dõi các biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ

Mẹ không nên chủ quan ngay cả khi con đã tỉnh táo hơn hoặc ăn trở lại. Chừng nào rẻ còn đi ngoài phân nước, chừng đó vẫn cần theo dõi biểu hiện tiêu chảy, mất nước để có cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em kịp thời.

Mẹ lưu ý và đưa trẻ đi khám ngay khi con có các dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu trẻ không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị: Liên tục đi ngoài phân lỏng, trẻ không tốt lên sau 48 giờ điều trị…

Dấu hiệu tăng cấp độ mất nước: Con khát, uống háo hức, ăn kém hoặc bỏ bú, nôn tái diễn…

Dấu hiệu một số bệnh lý khác như lỵ, viêm ống tiêu hóa: Trẻ sốt cao, có lẫn máu trong phân…

4. Phác đồ B – Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em có mất nước

Nếu con có dấu hiệu mất nước cấp độ B, mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung nước – điện giải, đánh giá tình trạng mất nước. Từ đó quyết định con cần điều trị nội trú hay có thể điều trị tại nhà.

4.1. Bổ sung nước – điện giải ngay trong 4 giờ đầu

Bổ sung dung dịch Oresol là bắt buộc trong các cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em theo phác đồ B. Mẹ lưu ý cần mua đúng dung dịch Oresol hoặc gói pha dung dịch Oresol y tế. Không nên mua các loại nước đóng chai được “gắn mác” bổ sung điện giải thông thường.

Lựa chọn oresol y tế để bù nước, điện giải

Lựa chọn đúng loại Oresol y tế để bổ sung nước – điện giải cho trẻ tiêu chảy

Oresol cần được bổ sung ngay trong 4 giờ đầu phát hiện triệu chứng mất nước. Lượng dung dịch oresol cần uống được tính theo công thức V= 75*cân nặng của trẻ (ml):

Tuổi < 4 tháng 4-11 tháng 12-23 tháng 2-4 tuổi 5-14 tuổi ≥ 15 tuổi
Cân nặng <5kg 5-7,9 kg 8-10,9 kg 11-15,9 kg 16-29,9 kg ≥ 30kg
Thể tích Oresol 200 – 400ml 400 – 600ml 600 – 800ml 800 – 1200ml 1200 – 2200ml 2200 – 4000ml

Lưu ý: Nếu sau khi uống dung dịch Oresol mà con vẫn khát, hãy tiếp tục cho con uống thêm. Với những trẻ tiêu chảy kèm theo nôn, kiên trì cho trẻ uống từng thìa oresol sau khi con nôn 5-10 phút. Nếu không thể bù nước tại nhà bằng đường uống. Hãy đưa con tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bù nước qua ống thông hoặc truyền tĩnh mạch Ringer Lactate.

4.2. Đánh giá lại tình trạng tiêu chảy cấp

Sau 4 giờ điều trị đầu tiên, các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng mất nước theo các cấp độ như trên. Điều này giúp đánh giá được khả năng đáp ứng điều trị và nguy cơ mất nước nghiêm trọng hơn. Từ đó quyết định thay đổi phác đồ cho phù hợp.

Nếu không còn dấu hiệu mất nước, trẻ bắt đầu tiểu trở lại, hết khát nước, da đàn hồi tốt. Nếu trước đó con quấy khóc, kích thích thì giờ sẽ tươi tỉnh, bình tĩnh trở lại.

theo dõi đánh giá toàn trạng trẻ tiêu chảy cấp

Trẻ bắt đầu tiểu trở lại, hết khát nước, tươi tỉnh hơn

4.3. Điều trị tại nhà nếu bắt buộc

Trẻ mất nước cấp độ B vẫn có thể điều trị tại nhà nếu mẹ buộc phải rời khỏi cơ sở y tế trước khi điều trị xong. Hoặc khi con đã đáp ứng việc bù nước và tỉnh táo trở lại.

Khi trở về nhà, mẹ vẫn cần đảm bảo con uống đủ Oresol theo liều như trên trong đủ 4 giờ. Thêm vào đó, hãy cho con bổ sung Oresol trong ít nhất 2 ngày sau đó.

Song song với bổ sung Oresol, mẹ bổ sung đồng thời nước từ sữa mẹ, nước hoa quả hoặc nước lọc với liều:

– Trẻ dưới 2 tuổi : uống đủ 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.

– Trẻ từ 2 tuổi : uống đủ 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.

Mẹ cho con uống từng thìa và từng ngụm nhỏ để trẻ hấp thu nước tốt hơn.

4.4. Cho ăn khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trừ bú mẹ, có thể cho trẻ ăn sau 4 giờ bù nước, điện giải. Cho ăn quá sớm khi tình trạng tiêu chảy chưa được giải quyết gây kích thích hệ tiêu hóa. Con có thể nôn trớ, đi ngoài phân sống hoặc tiêu chảy nặng hơn.

Các thực phẩm phù hợp với bé lúc này là ngũ cốc, rau củ nghiền nhỏ, cháo và yến mạch. Các loại protein dễ tiêu như thịt cá, trứng cũng là lựa chọn tốt. Thêm 1-2 thìa cà phê dầu thực vật mỗi bữa ăn là lợi khuyên hữu ích cho mẹ.

5. Phác đồ C –  Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mất nước nặng

Trẻ em nếu mất nước nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi đã mất nước cấp độ C, con uống kém, lờ đờ không còn tỉnh táo. Vì vậy tự bù nước hay điều trị tại nhà khi mẹ không có chuyên môn y tế là một việc làm nguy hiểm. Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp mức độ C ở trẻ em bao gồm:

5.1. Bù dịch qua đường tĩnh mạch

Đây là biện pháp bù dịch nhanh, vào thẳng tuần hoàn chung. Dung dịch được chỉ định thường là Ringer Lactate, chia 2-3 lần:

Tuổi Lúc đầu truyền 30ml/kg trong Sau đó truyền 70ml/kg trong
Trẻ <12 tháng 1 giờ 5 giờ
Trẻ 12 tháng – 5 tuổi 30 phút 2 giờ 30 phút

trẻ tiêu chảy cấp mất nước nặng cần bổ sung nước và điện giải qua đường tĩnh mạch

Trẻ mất nước nghiêm trọng cần bổ sung nước qua đường tĩnh mạch sớm nhất có thể

Nếu sau đợt truyền đầu tiên, trẻ vẫn vô mạch hoặc mạch nhỏ, lặp lại 1 đợt truyền tương tự. Với những trẻ còn có thể uống nước, hãy chủ động cho trẻ uống dung dịch Oresol với liều 5ml/kg/giờ.

Trong trường hợp không thể truyền tĩnh mạch, việc bù dịch qua ống thông dạ dày, qua đường uống hoặc truyền dịch qua xương.

Do tính cấp bách của việc bù nước, nếu mẹ có thể truyền tại nhà. Hãy lập tức truyền cho con. Nếu không, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây có chuyên viên và các thiết bị cần thiết để truyền tĩnh mạch hoặc đặt ống thông dạ dày.

5.2. Theo dõi quá trình hồi phục của trẻ

Trẻ tiêu chảy mất nước cấp độ C cần được đánh giá 15 – 30 phút/lần cho tới khi mạch bắt rõ. Sau đó tiếp tục đánh giá lại mạch ít nhất mỗi giờ một lần để chắc chắn tình trạng mất nước được cải thiện. Các tiêu chí đánh giá chính là mức độ mất nước, các thông số hô hấp, tuần hoàn.

Quá trình đánh giá này giúp các bác sĩ đưa ra quyết định giảm dần theo phác đồ B, A hay tiếp tục phác đồ C. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng nếu sau vài tiếng con vẫn cần truyền dịch. Khi con đã được chăm sóc y tế, việc cần làm là tin tưởng vào bác sĩ.

5.3. Một số xét nghiệm và chỉ định khác

Xét nghiệm máu và phân trong chẩn đoán tiêu chảy cấp

Trẻ tiêu chảy mất nước nghiêm trọng thường được chỉ định một số xét nghiệm

Tiêu chảy mất nước cấp độ C là tình trạng rối loạn nước- điện giải nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan. Vì thế cần làm các xét nghiệm tổng quát và riêng biệt để phát hiện, xử lý sớm nguyên nhân và biến chứng.

Một số xét nghiệm có thể kể đến như: xét nghiệm điện giải đồ, xét nghiệm công thức máu, cấy phân, soi phân tìm ký sinh trùng…

Dựa trên xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định khác cho phù hợp như bù kali, natri, sử dụng kháng sinh, thuốc hạ sốt…

6. Một số biện pháp cầm tiêu chảy tại nhà

80% trẻ tiêu chảy mất nước ở mức nhẹ. Ngoài bù nước, điện giải, mẹ có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy bằng một số biện pháp sau:

6.1. Sử dụng men vi sinh đa chủng

Lợi khuẩn giải quyết vấn đề tiêu chảy bằng việc điều chỉnh cân bằng vi sinh, làm dịu và tái tạo niêm mạc ruột. Sử dụng lợi khuẩn rất phù hợp với trẻ tiêu chảy do dùng kháng sinh, do vi khuẩn và do viêm hoại tử ruột.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy ngay trong ngày đầu tiên. Trong đó, men vi sinh đa chủng là dòng men vi sinh toàn diện được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Mời mẹ đọc thêm:

Sử dụng men vi sinh trị tiêu chảy cho bé – Hiệu quả không ngờ

Cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

men 10 chủng bioamicus complete

Men 10 chủng BioAmicus – biện pháp toàn diện hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Men 10 chủng BioAmicus nổi bật là dòng men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam. Trong khi các mẹ loay hoay tìm giải pháp hỗ trợ đường ruột hiệu quả, giảm thời gian tiêu chảy và phòng ngừa tiêu chảy trong tương lai. BioAmicus Complete cho mẹ giải pháp với các tác động toàn diện:

– Kết hợp 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết. Lợi khuẩn được phân lập tới cấp chủng, khả năng sống sót cao, không bị biến đổi gen, dễ dàng tương thích với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

– Chứa những chủng lợi khuẩn có lợi cho việc hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Có thể kể đến như Lactobacillus Plantarum 1096, Lactobacillus Salivarius 6313, Bifidobacterium  Longgum subsp. Infantics 5478… Giúp ổn định nhu động, giảm tác động của độc tố gây tiêu chảy.

– Hỗ trợ trẻ hấp thu chất dinh dưỡng, nhanh chóng hồi phục sau tiêu chảy cấp. Các lợi khuẩn có thể kích thích sản xuất men tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu. Đồng thời, do tác động phục hồi niêm mạc ruột, chất dinh dưỡng cùng với nước cũng được giữ lại tốt hơn, tránh thất thoát ra ngoài.

6.2. Không cho con ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều khi trẻ đang bị tiêu chảy ngược lại làm tăng thêm triệu chứng tiêu chảy. Do niêm mạc bị tổn thương không thể tiết dịch, tiêu hóa và hấp thu kịp. Lượng lớn thức ăn càng khiến lòng ruột ưu trương, kéo nước vào gây ra tiêu chảy. Nhất là đồ ăn chứa nhiều đường, đồ ăn khó tiêu, rau củ, đồ ăn có độ thô lớn.

6.3. Cầm tiêu chảy bằng nước búp ổi non

Đây là một mẹo dân gian được sử dụng khá nhiều. Lá ổi, quả ổi và búp ổi non là bài thuốc cầm tiêu chảy hiệu quả trong đông y. Công dụng này chủ yếu đến từ Tanin và các thành phần có vị chát trong ổi.

trà ổi là mẹo dân gian cầm tiêu chảy tại nhà

Ổi xanh có thể giúp cầm tiêu chảy tại nhà

Mẹ có thể nghiền lá ổi, thịt ổi xanh, búp ổi lấy nước cho con uống. Trong dân gian cũng có bài thuốc trà lá ổi trị tiêu chảy.

7. Phòng bệnh tiêu chảy cấp tại nhà

Tiêu chảy cấp rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Do đó cần phòng ngừa tiêu chảy cấp trước khi nó tấn công con.

7.1. Thay đổi thói quen ngăn ngừa tiêu chảy cấp

Có nhiều thói quen khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy hơn. Có thể kể đến như mút tay, ăn thức ăn rơi vãi trên sàn, đi tiêu không đúng nơi quy định,… Hãy thay đổi những thói quen xấu đó ngay hôm nay, thay bằng những thói quen tốt như:

– Uống nước đã đun sôi

– Tập cho trẻ ăn trên bàn

– Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Dạy con đi tiêu tại nơi quy định

– Vệ sinh đồ chơi của con 2 lần mỗi tuần

7.2. Xây dựng đường ruột khỏe mạnh bằng men vi sinh đa chủng

Men vi sinh đa chủng không chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Chúng còn cạnh tranh chỗ bám, thức ăn, tiêu diệt hại khuẩn, kích thích sản sinh IgA tăng cường miễn dịch,… Từ đó ngăn ngừa sớm các đợt tái phát tiêu chảy.

Cân bằng vi sinh ổn định đường ruột

Cân bằng vi sinh, ổn định đường ruột hạn chế tiêu chảy cấp ở trẻ

Đặc biệt, trẻ tiêu chảy thường mất lượng lớn lợi khuẩn do độc tố vi khuẩn, phân và thức ăn bị tháo xổ nhiều lần. Lúc này, bổ sung men vi sinh đa chủng là rất cần thiết. Hãy bổ sung các chế phẩm probiotics như Men 10 chủng BioAmicus trong ít nhất 3 tháng sau đợt tiêu chảy.

7.3. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng, ít nhiễm độc tố còn chứa lượng lớn kháng thể IgA. Điều này giải thích cho nguyên nhân vì sao trẻ bú mẹ liên tục ít mắc tiêu chảy hơn. Tiêu chảy cũng dễ xảy ra sau khi cai sữa và khi con không thể bú mẹ trực tiếp.

7.4. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm ngăn ngừa tiêu chảy cấp bùng phát thành dịch

Thực phẩm là nguồn trực tiếp đưa các yếu tố gây tiêu chảy vào đường tiêu hóa. Lời khuyên ăn chín uống sôi, tìm hiểu kỹ nguồn gốc thực phẩm không bao giờ là thừa với các mẹ.

Hãy nhớ: “Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến tất cả các khâu từ vệ sinh dụng cụ, chế biến và bảo quản”. Một ví dụ rất hay gặp mà mẹ hay bỏ sót chính là vệ sinh núm bình sữa. Phụ kiện nhỏ xinh, dễ dùng nhưng khó vệ sinh này hiện bị khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ở Mỹ.

Trên đây là toàn bộ nội dung Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em dựa trên phác đồ của Bộ Y tế. Sau bài này, hy vọng mẹ nhớ được các nội dung chính và rất quan trọng sau:

– Luôn cần đánh giá mức độ mất nước và thiếu dinh dưỡng ở trẻ

– Ghi nhớ cách điều trị tiêu chảy cấp tại nhà theo phác đồ A và một số biện pháp cầm tiêu chảy tại nhà

– Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên viên y tế, đặc biệt với các trường hợp mất nước vừa và nặng

– Sau tiêu chảy luôn cần thực hiện các biện pháp cải thiện hệ tiêu hóa như bổ sung men vi sinh đa chủng và thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu có thêm các thắc mắc liên quan đến tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa của trẻ, mẹ liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Đừng quên theo dõi BioAmicus để cập nhật những kiến thức chăm con đến từ chuyên gia giàu kinh nghiệm.



Bài viết liên quan