Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Tiêu chảy cấp là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tiêu chảy cấp có những dấu hiệu gì? Mấy cấp độ? Làm thế nào để biết con mắc tiêu chảy cấp đơn thuần hay mắc tiêu chảy kiết lỵ? Bài viết mách mẹ 6 chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em chi tiết nhất.
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy cấp khi đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ.
Đối với trẻ trong độ tuổi bú mẹ, số lần đi ngoài phụ thuộc vào lượng sữa bú. Có thể đi ngoài 3-4 lần/ngày và phân lỏng nhưng không phải là tiêu chảy. Nghi ngờ trẻ sơ sinh bú mẹ mắc tiêu chảy khi tăng số lần đi tiêu (5-6 lần/ngày) hoặc tăng mức độ lỏng của phân (mỗi lần đi ngoài phân tràn đầy bỉm).
Chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ cần đạt được mục tiêu chính:
– Xác định tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ, phân biệt với tiêu chảy kiết lỵ và các chứng bệnh khác
– Xác định tình trạng mất nước, từ đó có hướng điều trị phù hợp
– Tìm ra nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp, khắc phục và phòng ngừa tiêu chảy tái phát
Từ đó, chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm 6 quy trình chẩn đoán sau. Mẹ chú ý để tự đánh giá tình trạng tiêu chảy của trẻ tại nhà và cung cấp thông tin cho bác sĩ khi đưa con đến cơ sở y tế.
Khi khai thác tiền sử bệnh tiêu chảy cấp, các bác sĩ sẽ hỏi mẹ 5 vấn đề sau. Đây cũng là 5 biểu hiện mẹ cần nắm được chính xác từ ngày con bắt đầu tiêu chảy.
Những câu hỏi này được đưa ra để có hướng xử trí bù nước, bù điện giải phù hợp. Bác sĩ có thể hỏi: Một ngày con đi ngoài bao nhiêu lần? Mỗi lần con đi ngoài có nhiều không?Tiêu chảy có kèm nôn không? Nếu có nôn bao nhiêu lần?
Máu trong phân có thể là những tia máu màu đỏ tươi hoặc đen lẫn với phân. Cũng có khi là vệt máu trong bỉm hoặc bô của con có màu đỏ. Nếu có, nhiều khả năng con mắc tiêu chảy kiết lỵ và có tổn thương niêm mạc ruột.
Ghi nhớ các triệu chứng từ khi bắt đầu tiêu chảy để cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ
Đó chính là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên bé mắc tiêu chảy. Thường một đợt tiêu chảy cấp diễn ra không quá 14 ngày.
Nếu có kèm suy dinh dưỡng, phác đồ điều trị cần tập trung bổ sung dinh dưỡng và cải thiện tiêu hóa, hấp thu. Bác sĩ có thể hỏi: Hằng ngày bé ăn bao nhiêu? Mẹ cho bé ăn nhiều rau không? Chế độ ăn hàng ngày như thế nào? Chiều cao, cân nặng của trẻ cũng là những thông tin hữu ích đánh giá mức độ suy dinh dưỡng.
Một biểu hiện nhiễm khuẩn thường thấy là trẻ có ho, sốt. Ngoài ra, thông tin về các loại vaccin con đã được tiêm cũng rất có ích.
Trả lời hết các vấn đề trên, mẹ có thể nắm được tổng quát tình trạng tiêu chảy cấp con đã mắc phải.
Khám dấu hiệu mất nước để chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể thực hiện bởi chuyên gia y tế. Hoặc mẹ cũng có thể thực hiện tại nhà với các bước sau:
Mẹ quan sát biểu hiện tinh thần, ý thức và đánh giá sức khỏe chung của con.
Một số đánh giá có thể đưa ra là: trẻ tỉnh táo hay li bì, mất ý thức; trẻ vui đùa bình thường hay có quấy khóc; trẻ phản ứng tốt với kích thích hay mệt mỏi, khó đánh thức.
Chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em qua quan sát vùng xung quanh mắt cho biết tình trạng mất nước. Nếu mắt con trũng sâu, lờ đờ, nhiều khả năng con đang mất nước vừa cho tới nặng.
Mẹ đưa nước để trẻ uống. Sau đó đánh giá tình trạng con đang uống một cách bình thường hay uống háo hức. Con còn có thể uống hay không thể uống nước vì đang lơ mơ, hôn mê.
Mẹ cho con nằm ngửa, hai chân gấp nhẹ. Dùng ngón cái và cạnh ngón trỏ nhấc vùng da bụng trẻ rồi buông ra. Vị trí làm dấu véo da nằm trên đường dọc giữa rốn và hông.
Nếu không có nếp hình thành sau nhéo da kết luận dấu véo da mất nhanh. Nếu có nếp véo da hình thành và tồn tại dưới 2 giây sau khi véo da là nếp véo da mất chậm. Nếu trên 2 giây là nếp véo da mất rất chậm.
Mẹ lưu ý làm lần lượt các bước kiểm tra theo thứ tự như trên. Nếu mẹ véo da trẻ trước trẻ có thể bị đau. Điều này làm cho trẻ quấy khóc, không muốn uống nước dẫn đến đánh giá không chính xác.
Chẩn đoán và đánh giá cấp độ mất nước ở trẻ tiêu chảy cấp
Như đã nói ở trên, sau khi khám dấu hiệu mất nước, mẹ hoặc bác sĩ sẽ phân độ mất nước của trẻ. Có 3 mức độ mất nước ở trẻ tiêu chảy cấp:
Độ A
Không mất nước |
Độ B
Có mất nước (Nếu có từ 2 dấu hiệu trở lên) |
Độ C
Mất nước nặng (Nếu có từ 2 dấu hiệu trở lên) |
|
Toàn trạng | Tỉnh táo | Bồn chồn
Khó chịu |
Đờ đẫn
Li bì |
Mắt | Bình thường | Trũng | Trũng |
Khát nước | Uống bình thường
Không khát |
Khát nước
Uống háo hức |
Uống kém
Không uống được |
Nếp véo da | Mất nhanh | Mất chậm | Mất rất chậm |
Khi đã có phân độ mất nước, hướng xử trí cho mẹ sẽ là:
– Độ A: có thể điều trị tại nhà, bổ sung bù nước bằng đường uống và ăn uống bình thường
– Độ B: cần nhập viện để điều trị và theo dõi, bù nước, điện giải bằng dung dịch Oresol
– Độ C: cần nhập viện ngay lập tức, nhanh chóng bổ sung nước, điện giải qua đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông
Biến chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp với những trẻ tiêu chảy lâu ngày, biểu hiện rầm rộ và có mức độ mất nước nghiêm trọng. Chẩn đoán biến chứng qua xét nghiệm hoặc biểu hiện lâm sàng sẽ được thực hiện tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ.
Chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em qua một số xét nghiệm
Một số chỉ số phổ biến nhất khi chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
– Điện giải đồ. Xét nghiệm này cho biết tỷ lệ, thành phần các ion trong cơ thể. Hai ion quan trọng nhất để chẩn đoán mất nước theo WHO là Natri và Kali. Từ đây, các bác sĩ xác định mối tương quan giữa lượng nước và muối bị mất. Đồng thời dự đoán ảnh hưởng của tiêu chảy mất nước lên tim mạch, tuần hoàn.
– Xét nghiệm chỉ số Creatinin máu và Nito ure máu. Qua đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán có hay không biến chứng suy thận do tiêu chảy cấp ở trẻ.
Với những trường hợp tiêu chảy cấp nặng, nghi ngờ do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng cần được chẩn đoán xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Thông qua các xét nghiệm sau đây:
– Xét nghiệm máu: xét nghiệm công thức máu tìm yếu tố viêm, dự đoán nhiễm khuẩn
– Soi phân: tìm vi khuẩn, kí sinh trùng gây tiêu chảy trong phân
– Nội soi đại tràng: nội soi tìm tổn thương. Xét nghiệm này nhằm chẩn đoán phân biệt tiêu chảy cấp với tiêu chảy do Hội chứng lỵ. Do Hội chứng lỵ phá hủy niêm mạc ruột.
Trong thời gian bị tiêu chảy, lượng thức ăn ăn vào giảm, hấp thu dinh dưỡng giảm và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Từ đó gây sụt cân và chậm phát triển. Suy dinh dưỡng cũng góp phần làm tiêu chảy lâu khỏi hơn.
Bằng việc so sánh cân nặng theo cân nặng trung bình theo tuổi, chiều cao và chu vi giữa cánh tay. Kết luận trẻ suy dinh dưỡng nếu:
Đánh giá | Cân nặng theo tuổi |
Cân nặng theo chiều cao |
Chu vi giữa cánh tay |
Suy dinh dưỡng vừa phải | 60-75% | 70-80% | 11,0 – 12,5 cm |
Suy dinh dưỡng nặng | <60% | <70% | <11,0 cm |
Chẩn đoán suy dinh dưỡng giúp mẹ đưa ra chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn cho trẻ trong và ngay sau khi mắc tiêu chảy cấp. Đồng thời giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp trong tương lai.
Mời mẹ đọc thêm:
Cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Sau khi xác định được tình trạng tiêu chảy cấp con gặp phải, mẹ hoàn toàn có thể lập kế hoạch chăm sóc đúng đắn, phù hợp. Mục tiêu chính là bù nước – điện giải, cầm tiêu chảy nhanh chóng và phục hồi sức khỏe trẻ.
Nước lọc, sữa mẹ, orezol, nước trái cây, nước dừa, nước cháo loãng… đều có thể dùng để bù nước cho trẻ. Thông thường, với đa số trường hợp tiêu chảy ngắn ngày không có mất nước, mẹ chưa cần đến các dung dịch chuyên dụng. Hãy khuyến khích con uống nước nhiều hơn, theo nhu cầu của bé.
Bù nước cho trẻ là việc đầu tiên cần làm khi bé tiêu chảy cấp
Đối với các cấp độ mất nước nặng hơn (B, C), có thể bù nước đường uống cho con bằng dung dịch Oresol pha đúng tỷ lệ với liều 75ml/kg.
Hầu hết trẻ sẽ hết dần tiêu chảy khi đã được bổ sung đầy đủ nước và điện giải.
Niêm mạc ruột bị tổn thương do tiêu chảy khiến việc tiêu hóa, hấp thu trở nên khó khăn hơn. Nếu không được chăm sóc dinh dưỡng tốt, sau khi điều trị tiêu chảy, trẻ sẽ tiếp tục giảm cân.
3 nguyên tắc dinh dưỡng mẹ luôn cần nhớ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy là:
– Ăn đủ 4 nhóm chất. Tất nhiên, mẹ nên tránh một thực phẩm nếu nó khiến bé dị ứng và tiêu chảy. Nhưng không có nghĩa là tất cả thực phẩm trong nhóm đó đều gây hại cho bé yêu.
– Chia nhỏ thức ăn cho bé dễ tiêu hơn. Cắt miếng nhỏ, xay, nghiền hoặc hấp, ninh chín nhừ… Tất cả những gì mẹ cần làm là rút gọn công việc phá vỡ, nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa.
– Nhanh chóng đưa trẻ quay lại chế độ ăn bình thường. Trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ nhiều và lâu hơn theo nhu cầu của con. Trẻ lớn hơn cần được nhanh chóng tham gia cùng bữa cơm gia đình.
Để hỗ trợ và cải thiện tiêu hóa, mẹ cũng có thể thêm vào thực đơn mỗi bữa sáng của trẻ 5 giọt men vi sinh đa chủng.
Sử dụng lợi khuẩn ổn định tiêu hóa hạn chế tiêu chảy đã được biết đến từ lâu. Các sản phẩm chứa lợi khuẩn như đồ ăn lên men, sữa chua… được khuyên nên thêm vào thực đơn của trẻ sau tiêu chảy cấp
Men vi sinh là sản phẩm bổ sung lợi khuẩn chuyên biệt. Đặc biệt hiệu quả với trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp.
Lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ cạnh tranh chỗ bám, thức ăn với hại khuẩn. Vi khuẩn có hại bị đẩy ra khỏi niêm mạc ruột và bị tiêu diệt. Dần dần hệ vi sinh cân bằng, tiêu chảy sẽ giảm.
Lợi khuẩn có hiệu quả tốt nhất với tiêu chảy là 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacteria. Thông qua việc thúc đẩy hệ miễn dịch tăng tiết IgA, chúng giúp tăng cường đề kháng chống lại virus, vi khuẩn. Ngoài ra còn giúp chống lại các yếu tố gây bệnh tiềm tàng như độc lực và độc tố của vi khuẩn tiêu chảy cấp.
Men 10 chủng BioAmicus Complete là men vi sinh đầu tiên tại Việt Nam chứa tới 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacteria.
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hỗ trợ giảm tiêu chảy cấp nhờ 10 chủng lợi khuẩn
Công thức độc đáo kết hợp 10 chủng mang lại hiệu quả hỗ trợ toàn diện trước – trong và sau khi trẻ mắc tiêu chảy. Lợi khuẩn đa dạng trong men hạn chế cơ hội phát triển của hại khuẩn, hạn chế sinh độc tố gây tiêu chảy. Đồng thời hỗ trợ xây dựng lại hệ lợi khuẩn thiếu hụt, hỗ trợ tiêu hóa cho con tiêu hóa trơn tru, hấp thu, phục hồi tốt sau tiêu chảy.
Men 10 chủng BioAmicus Complete chỉ chứa lợi khuẩn trong dầu hướng dương lành tính, không chất bảo quản, tạo mùi vị và thành phần biến đổi gen. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và sử dụng trong thời gian dài sau tiêu chảy.
Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ em. Việc kê thuốc cho trẻ cần tính toán dựa trên tình trạng tiêu chảy từng bé. Một số thuốc bác sĩ có thể chỉ định là:
– Boulardii: Một loại thuốc chứa nấm men ức chế vi khuẩn gây xuất huyết ruột E.coli và vi khuẩn bám vào biểu mô gây tiêu chảy Salmonella. Liều dùng 200mg/ngày x 5 – 6 ngày.
– Racecadotril: Chống xuất tiết của enkephalins tại ruột. Do đó làm giảm bài xuất phân mà không làm ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa. Liều dùng 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày và không dùng quá 7 ngày.
Ngay từ bây giờ, để phòng ngừa tiêu chảy cấp, hãy bắt đầu xây dựng những thói quen tốt cho cả gia đình:
– Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt kể cả nước tắm rửa
– Rửa tay thường xuyên giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn, virus
– Lau dọn sàn nhà, tay nắm cửa định kỳ 2 tuần 1 lần
– Vệ sinh đồ chơi, núm bình sữa, đồ dùng cá nhân của trẻ ít nhất 1 lần 1 tuần
– Sử dụng hố xí, xử lý phân an toàn và quy định khu vệ sinh riêng biệt.
Bài viết trên đây giải đáp thắc mắc về cách chẩn đoán tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Đồng thời cũng giúp mẹ lên kế hoạch chăm sóc trẻ tiêu chảy chuẩn chuyên gia. Nếu còn thắc mắc về vấn đề của con, liên hệ 1900 636 985 để được dược sĩ tư vấn miễn phí. Theo dõi ngay BioAmicus để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc con khôn lớn.