Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu? Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

Mục lục

Mẹ Mỹ An, Hà Nội thắc mắc: “Con em được 2 tuổi rưỡi. 1 tuần nay đi ngoài xì xoẹt, nhiều lần trong ngày. Con đi ngoài liên tục 2-3 ngày thì khỏi. Khỏi được vài ngày lại bị lại. Chuyên gia cho hỏi: Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu. Tình trạng của con có nguy hiểm không? Mẹ cần phải làm gì lúc này?”

Chuyên gia trả lời: “Một đợt tiêu chảy cấp diễn ra không quá 14 ngày. Thông thường điều trị trong 5-7 ngày. Trường hợp con tiêu chảy trong 2-3 ngày sau đó khỏi vài ngày lại bị lại mẹ cần kiểm tra lại chế độ chăm sóc, hồi phục chức năng ống tiêu hóa và các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp tái phát ở trẻ.”

Không chỉ mẹ Mỹ An, câu hỏi “Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu” là thắc mắc của hầu hết các mẹ có con dưới 5 tuổi. Bài viết dưới đây là câu trả lời chi tiết nhất cho các thắc mắc trên. Mời mẹ theo dõi.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu

1. Thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài các triệu chứng tiêu chảy cấp

Các triệu chứng của tiêu chảy cấp khác nhau có thời gian xuất hiện và khỏi bệnh khác nhau. Chúng có thể khỏi trong vài ngày. Hoặc có khi kéo dài cả tháng, thậm chí sau khi đợt tiêu chảy kết thúc.

1.1. Đi ngoài phân lỏng và tăng tần suất đi tiêu

Đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng hơn là triệu chứng đặc trưng của tiêu chảy cấp. Con biểu hiện đi ngoài té nước, phân loãng, nhiều bọt. Đôi khi đi ngoài phân sống, có mùi chua.

Đi ngoài phân lỏng thường là đi ngoài không tự chủ. Trẻ có thể đi ngoài cả khi đang ngồi chơi. Đi ngoài bất chợt sau khi đánh rắm…

Đi ngoài phân lỏng thường diễn ra trong 3-9 ngày. Các đợt tiêu chảy cấp, con đi ngoài phân lỏng không quá 2 tuần.

Những dấu hiệu đầu tiên cho mẹ thấy con sắp khỏi tiêu chảy là số lần đi tiêu. Trẻ tiêu chảy có thể đi ngoài nhiều gấp đôi, gấp 3 bình thường. Có trẻ đi ngoài 13 lần/ngày. Khi sắp khỏi, con đi tiêu ít hơn, dần quay về số lần ban đầu. Có thể phân vẫn nhão, chưa thành khuôn. Tuy nhiên, khi số lần đi tiêu giảm, nhiều khả năng con đang ổn hơn.

phân đặc hơn khi trẻ sắp khỏi tiêu chảy

Trẻ sắp khỏi tiêu chảy có phân đặc hơn, đi ngoài ít hơn

1.2. Nôn – Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu

Trẻ tiêu chảy có thể nôn do nhiều nguyên nhân. Cơ chế hay được nhắc đến nhất là kích thích ống tiêu hóa gây nôn. Nôn cũng thường cảnh báo tiêu chảy do Rota virus.

Trẻ nôn do Rota virus có thể ói liên tục, nôn nhiều, nôn thức ăn, sữa và dịch tiêu hóa trong 2-3 ngày. Sau khi khỏi nôn 6-24 giờ sẽ là đợt tiêu chảy đầu tiên.

Với các trường hợp tiêu chảy nặng, bất kể là lý do gì cũng có thể khiến trẻ nôn. Nguyên nhân lúc này thường do mất nước, điện giải nặng. Nôn xuất hiện sau đợt tiêu chảy cấp đầu tiên và kéo dài tới lúc con được bù đủ nước, điện giải.

1.3. Biếng ăn có thể kéo dài sau khi khỏi tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy đi kèm với các biểu hiện biếng ăn: giảm bú, quấy khóc không ăn, ăn không ngon miệng… Đây là những dấu hiệu của rối loạn chức năng đường tiêu hóa.

Tiêu chảy càng kéo dài, đường tiêu hóa càng tổn thương. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt các men tiêu hóa. Tiêu chảy cũng làm rối loạn hệ vi sinh- thành phần đóng góp không nhỏ vào việc tiêu hóa. Từ đó con ăn không tiêu, mất cảm giác thèm ăn, lười ăn.

Biếng ăn có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, ngay cả khi con đã khỏi tiêu chảy. Đây cũng là tác hại rất cần đề phòng của việc con mắc tiêu chảy cấp nhiều lần hoặc mắc tiêu chảy kéo dài.

1.4. Biểu hiện giống cảm lạnh

Các biểu hiện cảm lạnh thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi được bắt gặp trước khi con mắc tiêu chảy 2-3 ngày. Một số trẻ vừa có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp vừa có biểu hiện tiêu chảy. Đây là dấu hiệu cơ thể đang cố gắng chống lại các tác nhân gây tiêu chảy.

trẻ tiêu chảy do virus có biểu hiện giống cảm lạnh

Biểu hiện giống cảm lạnh là dấu hiệu trẻ sắp mắc tiêu chảy

Do con trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp nên nhiều mẹ bỏ qua dấu hiệu này. Nhưng đôi khi, các triệu chứng cảm cúm là dấu hiệu cho thấy con sắp mắc tiêu chảy.

1.5. Biểu hiện khác – Kéo dài bao lâu phụ thuộc mức độ mất nước

Ngoài ra, tiêu chảy có nhiều triệu chứng khác, thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài phụ thuộc mức độ mất nước như:

– Mất nước: Tình trạng mất nước được quan sát rõ nhất ở da (da khô, môi khô, nếp véo da mất chậm) và nước tiểu (tiểu ít, sẫm màu, khó đi tiểu). Khi sắp khỏi tiêu chảy, tình trạng mất nước ổn định hơn, môi trẻ hết khô, nước tiểu nhạt màu trở lại, số lần đi tiểu tăng lên.

– Biểu hiện khát: Mất nước do tiêu chảy làm con thấy khát. Nếu mẹ đưa ly nước, sữa trước mắt con mà con vội quàng lấy, uống vội, khóc khi mẹ lấy ly nước đang uống đi chứng tỏ con đang khát. Nếu trẻ có uống nhưng không đòi, không khóc khi mẹ lấy ly nước đi chứng tỏ con không khát. Con chuyển từ khát sang không khát chứng tỏ tiêu chảy đã giảm nhiều.

– Mệt mỏi, mất ý thức: Biểu hiện này gặp ở trẻ tiêu chảy mất nước nặng. Con kém phản ứng, đút sữa không ăn, chỉ tay không nhìn. Lúc này mẹ cần đưa ngay con đến cơ sở y tế.

Kết luận:

Trẻ tiêu chảy cấp thường đi kèm với nhiều dấu hiệu. Có dấu hiệu hết sớm, có dấu hiệu hết muộn. Dấu hiệu quan trọng nhất là đi ngoài phân lỏng và tăng tần suất đi tiêu. Đây cũng là dấu hiệu đánh giá khoảng thời gian con mắc một đợt tiêu chảy cấp

2. Một đợt tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu

Trong chăm sóc Y tế, có khái niệm “đợt tiêu chảy”. Các bác sĩ khi chẩn đoán và điều trị cần xác định chính xác đợt tiêu chảy để biết tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu.

2.1. Thế nào là một đợt tiêu chảy

Một đợt tiêu chảy là một khoảng thời gian con mắc tiêu chảy liên tục. Tính chất phân lỏng, nhiều nước, cách nhau không quá 2 ngày.

Trong trường hợp mẹ Mỹ An, nếu con hết đi ngoài xì xoẹt từ 48 giờ trở lên rồi mới bị tiêu chảy trở lại thì được coi như đã kết thúc đợt tiêu chảy đầu tiên. Và hiện đang bị tiêu chảy đợt thứ hai. Nếu con khỏi đi ngoài phân lỏng, nước nhưng trong vòng 2 ngày bị lại thì được tính là 1 đợt tiêu chảy trước đó chưa kết thúc.

2.2. Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu

Theo định nghĩa của BYT, tiêu chảy cấp là 1 đợt tiêu chảy dưới 14 ngày. Trường hợp trên trẻ đã tiêu chảy 1 tuần, đây chỉ là tiêu chảy cấp. Nếu có “khoảng nghỉ” 2 ngày kể trên, nhiều khả năng con đã mắc những đợt tiêu chảy cấp nối tiếp nhau.

Tất nhiên, tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy, cơ địa từng trẻ và cách chăm sóc của mẹ. Một nghiên cứu trên 604 trẻ tiêu chảy cấp tại Mỹ cho kết quả: Thông thường trẻ tiêu chảy 1-5 ngày là khỏi. Trung bình khỏi sau 2 ngày.

Mời mẹ đọc thêm:

Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không? Đâu là nguồn lây bệnh?

3. Tiêu chảy cấp ở trẻ có nguy hiểm không

Tiêu chảy cấp đáng lo ngại nhất là tình trạng mất nước. Biểu hiện mất nước có thể từ nhẹ (con khát nước, bú nhiều, da nhăn nheo). Tới biểu hiện mất nước nặng như mắt trũng sâu, con cáu gắt, mệt mỏi. Nặng hơn có thể là lờ đờ, bú kém, bỏ bú, không uống nước được. Mất nước xuất hiện sớm trong 24 giờ đầu con bị tiêu chảy cấp. Khi không xử trí đúng cách gây ra rối loạn điện giải, trụy tim mạch, tử vong.

Chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ suy dinh dưỡng sau đợt liên tục tiêu chảy trong 2 tuần. Do trẻ thường mất vị giác nên bú kém, ăn kém hơn. Kết hợp với tình trạng mất chất dinh dưỡng qua phân và tổn thương ống ruột dẫn đến kém hấp thu. Hậu quả là, sau 1 đợt tiêu chảy, trẻ sụt cân, thấp còi, ăn mãi không lớn.

suy dinh dưỡng, kém hấp thu ở trẻ tiêu chảy kéo dài

Suy dinh dưỡng, kém hấp thu thường gặp ở trẻ tiêu chảy

Để hạn chế ảnh hưởng của tiêu chảy cấp tới sức khỏe và tính mạng của trẻ, mẹ cần chấm dứt nhanh đợt tiêu chảy. Song song với đó là áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng tiêu hóa.

4. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất

Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ. Để tiêu chảy cấp ở trẻ em không kéo dài, mẹ áp dụng ngay các cách cầm tiêu chảy sau. Các biện pháp cần thực hiện đồng thời để mang lại hiệu quả nhanh nhất.

4.1. Bổ sung nước, điện giải

Bổ sung nước, điện giải là điều mẹ cần làm ngay trong vòng 4 giờ sau khi con có dấu hiệu tiêu chảy đầu tiên. Bổ sung đủ nước hạn chế nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải – Một trong những biến chứng nhanh, nguy hiểm, thường gặp khi con mắc tiêu chảy cấp.

Nếu con chỉ có dấu hiệu mất nước nhẹ, mẹ có thể cho con uống tự nhiên theo nhu cầu, tăng thêm 2-4 cữ bú nếu cần. Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mất nước trung bình đến nặng, mẹ lưu ý cho trẻ dùng ngay dung dịch Oresol. Đây là dung dịch bù nước, điện giải dạng bột, mẹ mua về hòa với nước cho con uống theo đúng tỷ lệ.

Chi tiết phương pháp bù nước, điện giải và các cấp độ mất nước, mời mẹ đọc thêm:

[XỬ TRÍ NHANH] Tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em

4.2. Bảo vệ con khỏi các tác nhân gây tiêu chảy

Nếu không thể ngăn con khỏi các nguồn bệnh tiêu chảy cấp, trẻ sẽ liên tục mắc đi mắc lại tiêu chảy. Các đợt tiêu chảy cũng vì thế lặp đi lặp lại chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Trẻ hay mút tay có nguy cơ cao mắc tiêu chảy cấp

Trẻ hay mút tay có nguy cơ cao mắc tiêu chảy cấp

Nguồn lây nhiễm tiêu chảy cấp có ở xung quanh trẻ. Trong đó mẹ cần đặc biệt lưu ý 3 nguồn lây chính sau:

– Phân, chất nôn của bệnh nhân tiêu chảy. Các tác nhân virus, vi khuẩn, độc tố có thể từ phân, chất nôn của trẻ bị bệnh, hoặc của người nhà, bám dính lên các bề mặt, tìm cơ hội gây bệnh cho trẻ. Vì vậy, xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, rửa tay sạch sau khi chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy và trước khi chăm sóc bé là rất cần thiết.

– Đất, đồ chơi lâu ngày không vệ sinh. Trẻ hay bò trườn trên sàn, nhặt bẩn, mút đồ chơi cũng có nguy cơ tiêu chảy cao hơn. Lau dọn sàn, cọ rửa đồ chơi ít nhất 2 lần mỗi tuần giúp hạn chế nguy cơ tiêu chảy cấp ở trẻ.

– Thức ăn, dụng cụ ăn uống kém vệ sinh. Không chỉ cần lựa chọn thực phẩm kỹ càng, ăn chín uống sôi. Núm vú giả, bình sữa, đũa thìa, ống hút của con cũng cần được vệ sinh, khử khuẩn cẩn thận sau mỗi lần dùng.

Phòng được nguy cơ lây nhiễm từ các nguồn chính trên, mẹ đã phòng ngừa được trên 50% nguy cơ lây truyền tiêu chảy cấp trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng ở bên để bảo vệ bé. Do đó, vẫn cần nâng cao sức đề kháng tự nhiên để trẻ tự đương đầu với các tác nhân gây bệnh.

4.3. Bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ tiêu chảy cấp

Một cách đơn giản để ổn định đường ruột, nâng cao sức đề kháng chính là bổ sung men vi sinh. Men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn, cạnh tranh và ức chế vi khuẩn gây hại. Khi bổ sung đủ sẽ hỗ trợ tái tạo niêm mạc ruột đang bị tổn thương do virus, vi khuẩn, độc tố. Thêm vào đó, bổ sung men vi sinh góp phần nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên thông qua 70% tế bào miễn dịch trên đường ruột.

Lựa chọn men vi sinh để bổ sung cho con, mẹ nên chọn men vi sinh đa chủng. Men vi sinh đa chủng bổ sung đa dạng các chủng lợi khuẩn. Rất phù hợp với trẻ bị tiêu chảy, thường bị mất một lượng lớn lợi khuẩn dọc đường tiêu hóa. Nhất là những trẻ có nôn trớ kèm tiêu chảy.

Men 10 chủng BioAmicus – Nhanh chóng ổn định đường ruột, hỗ trợ cầm tiêu chảy

Ưu điểm BioAmicus giảm tiêu chảy cấp

Men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ nhanh ổn định đường ruột cho trẻ tiêu chảy

Một trong những sản phẩm men vi sinh đa chủng đang được bác sĩ sử dụng cho trẻ tiêu chảy là Men 10 chủng BioAmicus. Đây là dòng sản phẩm nhập khẩu chính hàng từ Canada. Sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi trội:

Men 10 chủng BioAmicus là men vi sinh đa chủng đầu tiên tại Việt Nam chứa 10 chủng lợi khuẩn. Các lợi khuẩn được phân lập thuần chủng và được định danh về kiểu gen, loài, tính chất. Thỏa mãn các yêu cầu nghiêm ngặt từ trên 30 quốc gia, bao gồm Canada, Mỹ, Nhật Bản…

Cung cấp 10 chủng lợi khuẩn phân bố rộng khắp từ ruột non tới ruột già. Men 10 chủng hỗ trợ toàn diện các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ. Trong đó có tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài. Hỗ trợ làm giảm thời gian tiêu kéo dài tiêu chảy ngay trong 24 giờ đầu tiên. Hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột sau khi bị tổn thương, góp phần tăng cường hấp thu, ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt là duy trì hệ vi sinh ổn định lâu dài, góp phần chống lại tác nhân gây các đợt tiêu chảy cấp liên tiếp nhau.

Men 10 chủng BioAmicus dạng nhỏ giọt tiện lợi. Chỉ 5 giọt mỗi buổi sáng, mẹ có ngay 1 tỷ lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của con. Bổ sung lợi khuẩn nhanh chóng, bé yêu ăn ngon, tiêu chảy chẳng lo!

4.4. Bổ sung kẽm đủ 14 ngày

Bổ sung kẽm cũng góp phần tái tạo các tế bào niêm mạc ruột. Thêm vào đó, bổ sung kẽm giúp bù lại lượng kẽm thiếu hụt do kém hấp thu và mất đi theo phân. Bộ Y tế khuyến cáo bổ sung đủ kẽm càng sớm càng tốt, trong vòng 10-14 ngày. Liều dùng quy định cụ thể như sau:

– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày

– Trẻ từ trên 6 tháng tuổi: 20mg/ngày

Có nhiều nguồn bổ sung kẽm cho trẻ. Trong đó, các loại kẽm nước hữu cơ như Biolizin được ưu tiên sử dụng hơn cả. Do đặc tính dễ hấp thu, rất phù hợp với đường ruột đang bị tổn thương như trẻ tiêu chảy.

Như vậy, mẹ Mỹ An có thể kiểm tra lại toàn bộ quá trình chăm sóc con. Đặc biệt là việc cắt đứt nguồn lây bệnh và hỗ trợ hồi phục niêm mạc ruột, cân bằng lại hệ vi sinh sau tiêu chảy. Trường hợp tiêu chảy rầm rộ nhiều ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ và khiến mẹ lo lắng. Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết. Mẹ cũng có thể gọi vào hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí.

Trên đây là phần giải đáp được thắc mắc của mẹ xung quanh câu hỏi tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu. Luôn đồng hành cùng mẹ trên chặng đường chăm sóc con, BioAmicus sẽ liên tục cập nhật các kiến thức về tiêu hóa, dinh dưỡng. Mời mẹ đón đọc.

 



Bài viết liên quan