Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Mục lục

Tiêu chảy cấp là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa yếu ớt dễ bị vi khuẩn tấn công. Nhiều mẹ thắc mắc cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em để có các biện pháp xử trí kịp thời. Sau đây là những thông tin mẹ cần tìm hiểu ngay.

cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp

1. Tác nhân gây tiêu chảy cấp

Cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể khác nhau với các nguyên nhân khác nhau. Có 3 tác nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, có cả khách quan và chủ quan như sau:

1.1. Do nhiễm trùng

Những vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng xâm nhập từ thức ăn ôi thiu, nấm độc…vào đường ruột. Chúng tiết độc tố gây tổn thương đường ruột, gây tiêu chảy. Một số tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột bao gồm:

– Virus: thường gặp nhất gây tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 2 tuổi là Rotavirus.

– Vi khuẩn: thường gặp như trực khuẩn E.Coli, phẩy khuẩn tả, Shigella, Salmonella…

– Ký sinh trùng: E.Histolytica, G.Lamblia,…

1.2. Do dùng thuốc

Cụ thể, trẻ dùng thuốc kháng sinh để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như: viêm họng, viêm amidan…Tuy nhiên, khi lạm dụng kháng sinh dễ gây loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn. Khi đó, trẻ dễ bị tiêu chảy cấp do hại khuẩn tăng sinh không kiểm soát.

1.3. Do hệ tiêu hóa chưa ổn định, thiếu enzym tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện hoặc thiếu men lactase gây không chuyển hóa hết đường lactose trong thức ăn. Khi không được hấp thu, lactose sẽ chuyển thành acid lactic. Từ đó trẻ sẽ có những triệu chứng tiêu chảy cấp, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi…

các tác nhân gây tiêu chảy cấp luôn ở xung quanh bé

Các tác nhân dẫn tới tiêu chảy cấp ở trẻ em luôn tiềm ẩn xung quanh

2. Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở trẻ em

Với các tác nhân khác nhau, cơ chế tác động của chúng cũng sẽ khác nhau tác động đến đường ruột. Cụ thể, có 4 cơ chế chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ em đó là:

2.1. Tiêu chảy có tổn thương niêm mạc ruột

Các tác nhân gây nhiễm trùng bám dính và xâm nhập tế bào ruột non và tăng lên nhanh chóng gây tổn thương tế bào và gây viêm với nhiều mức độ:

– Tổn thương vi nhung mao ở niêm mạc. Các virus: Rotavirus, Adenovirus, Enterovirus…

– Tổn thương dạng viêm loét. Các vi khuẩn như: Shigella, E. Coli, Salmonella…Xâm nhập và bào mòn thành ruột, gây viêm ruột hoại tử, teo vi nhung mao…

Do đó, các giai đoạn hấp thu nước và dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đặc biệt ở ruột non bị rối loạn. Áp lực thẩm thấu trong lòng ruột tăng gây tăng kéo nước vào lòng ruột, tăng nhầy, gây ra tiêu chảy.

2.2. Tiêu chảy do cơ chế xuất tiết (tăng tiết dịch)

Các vi khuẩn, ký sinh trùng tiết ra ngoại độc tố xuyên qua diềm bàn chải vào các nhung mao ruột. Từ đó kích thích tăng hormone làm tăng tiết dịch ruột thông qua AMPv, GMPv và nồng độ canxi nội bào.

Từ đó làm tăng tạo ra và bài tiết dịch vào lòng ruột, làm tăng gấp nhiều lần khối lượng, độ nhớt của chất lỏng và hàm lượng chất điện giải trong phân. Từ đó gây tiêu chảy mà không có tổn thương tế bào.

2.3. Tiêu chảy do thay đổi nhu động ruột

Bình thường ở trẻ em, ruột sẽ có những đợt dao động để đẩy thức ăn xuống dưới. Khi những đợt dao động tăng cả về tần số và cường độ làm thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa. Từ đó giảm thời gian hấp thu dinh dưỡng, giảm hấp thu chất lỏng trong thức ăn gây ra tiêu chảy.

Ngoài ra, nhu động ruột chậm cũng làm ứ trệ lưu động ruột, làm tăng sinh vi khuẩn. Các vi khuẩn gây phá hủy acid mật, làm lipid không được hấp thu gây ra ưu trương trong lòng ruột. Từ đó, tăng kéo nước vào lòng ruột gây tiêu chảy.

2.4. Cơ chế tiêu chảy thẩm thấu ở trẻ

Khi trẻ ăn thức ăn khó hấp thu hoặc đồ uống có độ thẩm thấu cao như nước ngọt, ăn đồ ăn mặn…sẽ gây tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột. Cơ thể tăng kéo nước đến ruột non để cân bằng áp suất. Chính lượng nước này và phần thức ăn không hấp thu được làm tăng trọng lượng và thể tích phân gây nên tình trạng tiêu chảy.

Đặc biệt với trẻ bị thiếu enzym lactase gây khó tiêu hóa đường lactose trong sữa. Tình trạng tiêu chảy sẽ thường gặp hơn.

cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp – Sự khác biệt với đi tiêu bình thường

Kết luận: Tiêu chảy cấp ở trẻ xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau, tuy nhiên đều làm tăng lượng dịch lỏng trong phân, gây mất nước nghiêm trọng.

Mời mẹ đọc thêm:

Tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không? Đâu là nguồn lây bệnh?

3. Biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy cấp

Các cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em nói trên đều dẫn tới hậu quả mất nước. Mất nước trong tiêu chảy cấp thường nhanh chóng dẫn đến những rối loạn sớm và nặng. Nếu không được xử lý sớm và đúng thì vòng xoắn bệnh lý sẽ nhanh chóng hình thành.

Có 3 biến chứng nguy hiểm nhất mẹ cần đặc biệt chú ý là rối loạn huyết động, chuyển hóa và nhiễm độc thần kinh.

3.1. Rối loạn huyết động

Huyết động là sự chuyển động của dòng máu trong cơ thể. Nó phụ thuộc nhiều vào lượng nước trong máu.

Cơ chế giảm hấp thu nước, tăng kéo nước vào lòng ruột, tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể gây ra tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều. Khi đó, máu bị cô đặc, tuần hoàn bị ứ trệ, giảm thể tích tuần hoàn, giảm huyết áp. Có thể dẫn đến trụy tim, suy tuần hoàn, suy tim cấp.

3.2. Rối loạn chuyển hóa

Với các cơ chế làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, ngoài nước, các chất điện giải như kali, magie, các muối kiềm của dịch tụy, dịch mật, dịch ruột cũng bị thất thoát. Khi đó, cơ thể dễ bị nhiễm độc và nhiễm toan chuyển hóa.

Kèm theo tình trạng rối loạn huyết động, cơ thể sẽ bù trừ bằng cách giãn mạch để tăng lưu lượng máu. Từ đó càng làm thất thoát protein trong huyết tương, làm giảm thể tích tuần hoàn, nghiêm trọng hơn là vô niệu. Đây chính là vòng xoắn bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời.

3.3. Nhiễm độc thần kinh

Do máu bị cô đặc, giảm huyết áp, não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Đồng thời còn bị đầu độc bởi tình trạng nhiễm toan chuyển hóa. Lúc này, trẻ sẽ bị lờ đờ, vật vã, nặng hơn là hôn mê, mất ý thức.

Đây là biến chứng nguy hiểm, khó phục hồi. Vì vậy, mẹ cần điều trị tiêu chảy sớm, trước khi trẻ rơi vào hôn mê. Khi thấy con có biểu hiện lờ đờ, khóc không có sức, khóc không nước mắt, hãy đưa con tới bệnh viện điều trị kịp thời.

4. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em theo phác đồ Bộ y tế

Để trẻ sớm hồi phục, dứt tiêu chảy, tránh biến chứng, mẹ cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc sau:

4.1. Theo dõi sát các triệu chứng mất nước – điện giải:

Các triệu chứng mất nước dễ phát hiện như: khát nước, môi khô, da khô, buồn ngủ, ngủ li bì,…Nặng hơn, trẻ có thể bị hạ huyết áp, nhịp thở nhanh, khóc thét không có nước mắt…

4.2. Bổ sung nước – điện giải

Bổ sung nước và điện giải là cách nhanh nhất để chấm dứt vòng xoắn bệnh lý, hồi phục thể tích tuần hoàn và cân bằng điện giải. Tuy nhiên, mẹ cần pha và cho trẻ sử dụng đúng. Nếu nồng độ muối quá đặc còn có thể phản tác dụng, làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

bổ sung đủ nước chấm dứt vòng xoắn bệnh lý do tiêu chảy cấp ở bé

Bổ sung đủ nước nhanh chóng chấm dứt vòng xoắn bệnh lý tiêu chảy cấp

Cách tốt nhất là mẹ nên bù dung dịch Oresol, phù hợp để bù nước và khoáng. Với các gói có khối lượng khác nhau, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để pha với lượng nước với các dụng cụ đong thể tích chính xác. Có thể pha với nước lọc đun sôi để nguội. Không sử dụng dịch đã pha quá 24 giờ.

Tùy độ tuổi, mẹ có thể bổ sụng với lượng khuyến cáo như sau:

– Trẻ dưới 12 tháng tuổi: khoảng 50ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.

– Trẻ 1 – 6 tuổi: 100ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.

– Trẻ 6 – 12 tuổi: 150ml/lần, 2 – 3 lần/ngày.

4.3. Sử dụng kháng sinh

Trong trường hợp sử dụng kháng sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia và chỉ định của bác sĩ. Chỉ những trường hợp tiêu chảy cấp sau mới được chỉ định sử dụng kháng sinh:

– Do phẩy khuẩn tả: Erythromycin hoặc Arythromycin.

– Do lỵ trực khuẩn: Ciprofloxacin hoặc Pivmecillinam

– Do lỵ amip, Giardia: Mentronidazole

– Trẻ tiêu chảy cấp kèm các nhiễm trùng khác như viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu

4.4. Điều trị hỗ trợ

Kết hợp bù nước, điện giải với các thuốc sau:

– Boulardii: 200 – 250 mg/ngày, tối đa 7 ngày.

– Racecadotril: 1,5mg/kg/lần, 3 lần/ngày, tối đa 7 ngày.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ.

5. Sử dụng men vi sinh đa chủng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bổ sung men vi sinh là cần thiết để lấy lại cân bằng lợi khuẩn – hại khuẩn đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy tối ưu. Lợi khuẩn trong men vi sinh giúp cạnh tranh thức ăn và vị trí bám với hại khuẩn, ức chế và tiêu diệt hại khuẩn. Khi đó, hệ vi sinh hoạt động hiệu quả, thúc đẩy chấm dứt tiêu chảy.

thành phần men 10 chủng bioamicus complete

Men 10 chủng BioAmicus – Sức mạnh toàn diện bảo vệ trẻ trước tiêu chảy cấp

Theo khuyến cáo chuyên gia, men 10 chủng BioAmicus Complete là phương pháp toàn diện giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Với công thức 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, 10 chủng thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium có thể giảm tiến triển nặng tiêu chảy cấp:

– Tăng tiết nhầy bao phủ thành ruột, tạo màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, tổn thương.

– Tăng sản sinh acid acetic góp phần tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy: Salmonella, E.Coli…

– Ổn định nhu động ruột, kích thích sản xuất các hormone làm tăng cường tiêu hóa

– Kích thích tăng cường sản xuất enzym lactase giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa.

– Đặc biệt, 2 nhóm lợi khuẩn này còn tăng cường đề kháng, hỗ trợ miễn dịch do kích thích sản xuất các tế bào tiết IgG, IgM, IgA chống lại các tác nhân gây tiêu chảy.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Từ đó có những biện pháp xử trí đúng cách và kịp thời ngăn chặn vòng xoắn bệnh lý. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn, mẹ có thể liên hệ ngay với số Hotline 1900 63 69 85.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan