Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[TOP 10] Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ hay gặp nhất

Mục lục

Tiêu chảy là một vấn đề rất thường gặp ở trẻ em. Nhiều gia đình có con bị tiêu chảy thường xuyên, khỏi rồi lại mắc mà không rõ tại sao. 10 nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sau đây sẽ gợi ý cho mẹ cách phòng tránh và xử lý tiêu chảy một cách hiệu quả.

10 nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

1. Virus gây tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy do nhiễm virus là bệnh thường gặp ở Việt Nam. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân của 46,7% ca tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi [1] . Ngoài ra, Enterovirus, Norovirus cũng là các nguyên nhân ít gặp hơn. gây tiêu chảy ở trẻ. Chúng có khả năng sống sót hàng giờ trên bề mặt đồ dùng, vật dụng và khó bị tiêu diệt bởi cồn, thuốc sát khuẩn thông thường.

Mẹ nhận biết tiêu chảy do virus qua biểu hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, nôn mửa nhiều, đau bụng nhẹ.

Kèm theo đó là tình trạng mất nước như trẻ vật vã, môi khô, uống nước háo hức hơn. Mẹ cần cho con uống thêm nước ngay từ khi bắt đầu tiêu chảy. Nếu con có biểu hiện mất nước, hãy cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol.

Virus thường gây tiêu chảy rầm rộ, khó điều trị. Phòng ngừa bằng vaccin, đảm bảo vệ sinh dụng cụ thường xuyên, giữ vệ sinh đường ruột là cách đơn giản nhất chống lại tiêu chảy virus.

   virus có trên tay, đồ vật là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Virus có trên tay, đồ dùng gây tiêu chảy

2. Trẻ bị tiêu chảy do lây nhiễm vi khuẩn

Trẻ dễ mắc tiêu chảy do vi khuẩn như trực khuẩn Salmonella, phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, Escherichia coli (E. coli), Campylobacter… từ nhiều nguồn khác nhau. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy ở Việt Nam.

Trẻ em ở mọi độ tuổi đều có thể mắc tiêu chảy do vi khuẩn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện cùng với thiếu hụt lợi khuẩn càng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Khác với tiêu chảy nguyên nhân do virus, nhiễm khuẩn khiến trẻ ít nôn nhưng đau bụng nhiều hơn, có sốt cao, phân đôi khi có lẫn nhầy hoặc máu.

Để phòng tránh, mẹ cần để ý tới an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi. Ngoài ra, mẹ cũng cần tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn ruột

Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiễm khuẩn, xem tại: Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

3. Trẻ bị tiêu chảy kèm rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

Khi trẻ bị tiêu chảy có kèm theo triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn, đầy chướng bụng, đau bụng… thì rất có thể trẻ đã bị loạn khuẩn đường ruột. Nhiều mẹ chỉ tập trung chữa trị triệu chứng tiêu chảy mà không lấy lại cân bằng lợi khuẩn sẽ dẫn đến bệnh kéo dài mà không khỏi.

Tình trạng này là kết quả của việc đột ngột mất đi lượng lớn lợi khuẩn. Như khi sử dụng kéo dài các loại thuốc, thay đổi chế độ ăn. Hay số lượng hại khuẩn tăng lên bất thường do giảm sức đề kháng.

Loạn khuẩn dẫn tới tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ khi cơ thể còn đang phát triển, hệ vi sinh chưa ổn định. Nhất là trẻ biếng ăn, sau đợt sử dụng thuốc kéo dài, trẻ mới ốm dậy sức đề kháng kém.

Một trong những cách phòng ngừa đơn giản mà hữu hiệu mẹ có thể áp dụng với trẻ là bổ sung lợi khuẩn lấy lại cân bằng vi sinh. Men vi sinh đa chủng ới sự kết hợp của nhiều nhóm lợi khuẩn là lựa chọn đáng tin cậy, phòng ngừa và làm giảm hiệu quả thời gian mắc, biến chứng của tiêu chảy.

trẻ tiêu chảy loạn khuẩn

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy

4. Ký sinh trùng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Ký sinh trùng có trong đất, nước uống hay thực phẩm thiếu vệ sinh. Trong đó, Giardia intestinalis là ký sinh trùng gây tiêu chảy phổ biến nhất trong cộng đồng. Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim…. cũng là các loại giun sán gây ra tiêu chảy ở mức độ nhẹ.

Các khu vực khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam có tiêu chảy ký sinh trùng diễn ra quanh năm. Trẻ nhỏ 3-5 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc nhất do thói quen mút tay, mút đồ chơi. Đây là độ tuổi con mong muốn khám phá thế giới, tìm tòi và nghịch bẩn. Ngoài ra, bé được tới trường mẫu giáo, tiếp xúc với nhiều bạn bè, dùng chung đồ dùng với trẻ mang ký sinh trùng, giun sán khiến con mắc bệnh.

Các triệu chứng đặc biệt của tiêu chảy do ký sinh trùng là tiêu chảy phân lỏng có mùi hôi, đau vùng thượng vị và chướng bụng nếu kéo dài. Ngoài ra, tiêu chảy do giun trẻ có cảm giác ngứa hậu môn, khó ngủ. Trẻ có thể sút cân và mệt mỏi triền miên, thậm chí gây chậm phát triển.

Ký sinh trùng thường có trong thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sống chưa được chế biến. Khi mẹ mua về cần sơ chế đúng cách, nấu chín. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn các đồ tái hoặc chưa chín kĩ. Bên cạnh đó, cứ 6 tháng lại tẩy giun 1 lần cũng là cách giảm tiêu chảy do giun sán ở trẻ.

Ký sinh trùng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Giun sán khiến trẻ đau bụng tiêu chảy, chậm lớn

5. Trẻ mắc tiêu chảy sau quãng thời gian sử dụng kháng sinh

Hấu hết trẻ em dưới 10 tuổi gặp các vấn đề tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, phân sống) sau khi dùng kháng sinh 5-10 ngày. Thông thường trẻ mắc bệnh nhẹ, tự khỏi sau khoảng 2 ngày. Một số trường hợp tiêu chảy nặng, trẻ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài liên tục trong ngày. Trong phân lẫn mủ hoặc máu.

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là kết quả của sự gián đoạn hệ vi sinh đường ruột. Thuốc kháng sinh lượng lớn lợi khuẩn, khiến cho tỷ lệ hại khuẩn tăng trên 15%. Các nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng của nhóm hại khuẩn Clostridium difficile là nguyên nhân chính của 10- 25% ca tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh [2].

Để hạn chế tiêu chảy sau đợt dùng kháng sinh, nhanh chóng ổn định tiêu hóa, cách hiệu quả nhất là bổ sung men vi sinh đa chủng cho bé. Mẹ lưu ý bổ sung men vi sinh đa chủng cách 2 giờ sau khi dùng kháng sinh.

sử dụng kháng sinh kéo dài gây tiêu chảy ở trẻ

Sử dụng kháng sinh kéo dài – Nguyên nhân gây tiêu chảy

6. Tiêu chảy ở trẻ bất dung nạp Lactose

Có những trẻ thường xuyên bị tiêu chảy sau ăn/uống sữa hay các sản phẩm từ sữa. Đây là dấu hiệu cơ thể trẻ kém dung nạp hay hấp thụ lactose. Hiểu đơn giản là khi thiếu hụt các men chuyển hóa lactose, loại đường này sẽ kéo nước vào ruột và gây tiêu chảy.

Nguyên nhân tiêu chảy này thường không nguy hiểm. Đa phần chỉ là các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hay tiêu chảy nhẹ. Đôi khi có ói mửa, tiêu chảy có bọt ở một số trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí không hứng thú với sữa. Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bất dung nạp khiến con thiếu chất, suy dinh dưỡng.

cơ chế bất dung nạp lactose gây tiêu chảy

Bất dung nạp lactose là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Nếu mẹ thấy con có các dấu hiệu của bất dung nạp lactose, hãy:

– Chuyển sang cho trẻ ăn các loại sữa không chứa lactose

– Nếu bắt buộc dùng sản phẩm có lactose thì nên dùng từng muỗng nhỏ

– Bổ sung vitamin D3 và Canxi để thay thế nguồn thiếu hụt có trong sữa

– Không tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy

– Tham khảo tư vấn của các chuyên gia y tế để lựa chọn chế độ ăn phù hợp nhất với trẻ

7. Tiêu chảy do trẻ bị dị ứng, ngộ độc thức ăn

Trẻ ăn phải thức ăn không đủ sạch sẽ hay dị ứng với thành phần có thức ăn dẫn đến ngộ độc là nguyên nhân gây tiêu chảy điển hình ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Tiêu chảy lúc này đóng vai trò là cơ chế đào thải các thành phần có hại với cơ thể.

Ngoài dấu hiệu tiêu chảy, trẻ bị ngộ độc, dị ứng thường buồn nôn nhiều. Quan sát quanh miệng, cổ, ngực trẻ có các vết mẩn ngứa, nốt sần như côn trùng cắn hoặc đốm đỏ nhỏ li ti. Con cũng có thể khó thở, chóng mặt, sốc phản vệ.

thực phẩm bẩn tiềm ẩn nguy cơ tiêu chảy ngộ độc

Thức ăn không vệ sinh khiến trẻ ngộ độc, tiêu chảy

Nếu đã xác định được loại thức ăn gây dị ứng, không nên thử cho bé ăn lại thực phẩm đó. Với thức ăn đã chế biến, mẹ lưu ý bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Tuyệt đối không mua đồ gần hết hạn, có mùi hôi, vỏ hộp phình, méo hoặc bị mốc.

8. Tiêu chảy du lịch khi đến những nơi xa lạ

Mùa hè, nhiều gia đình cho trẻ đi du lịch. Đây cũng là thời điểm tiêu chảy du lịch gia tăng. Tiêu chảy du lịch cũng là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa đường ruột.

Khi đi du lịch, trẻ dễ mắc tiêu chảy do các yếu tố sau:

– Thay đổi các yếu tố môi trường, hệ miễn dịch của trẻ chưa thích nghi kịp. Khác với người bản địa đã có miễn dịch sẵn với chủng vi khuẩn.

– Ăn uống thực phẩm ven đường, thực ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh gây mất cân bằng vi sinh đường ruột

– Trẻ ăn nhiều đồ ăn lạ hoặc kích ứng với các thức ăn mới. Điển hình như các loại hải sản biển, tôm, cua, sò, ốc,…

– Điều kiện vệ sinh ở một số vùng còn kém. Virus, vi khuẩn dễ lây lan, bám trên đồ ăn, thức uống của khách du lịch. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng hiện nay là giai đoạn vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.

tiêu chảy du lịch ở trẻ

Trẻ dễ mắc tiêu chảy du lịch trong các chuyến đi chơi cùng cả nhà

Tiêu chảy du lịch thường chỉ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Khi đã thích nghi được và tự sinh miễn dịch, trẻ sẽ hồi phục dần dần.

Trong việc phòng ngừa tiêu chảy du lịch, ngoài những biện pháp đã đề cập như rửa tay đúng cách, đảm bảo vệ sinh ăn uống, mẹ có thể xem xét việc sử dụng thuốc kháng sinh tiền du lịch hoặc men vi sinh đa chủng trước và trong suốt chuyến du lịch.

9. Tiêu chảy do con mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em. Kể đến như viêm ruột do nhiễm khuẩn, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,…

Tiêu chảy trong các bệnh lý thường chỉ là triệu chứng mắc kèm. Khá giống với các hình thức tiêu chảy đã đề cập nên ít tác dụng trong việc xác định căn nguyên gây bệnh. Trẻ tiêu chảy với mức độ từ nhẹ đến nặng, số lần đi ngoài tăng và phân lỏng, đôi khi có nôn mửa đi kèm, trẻ có thể khó chịu trong người hay đau bụng.

10. Mọc răng cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ mọc răng, nước bọt tăng tiết, đi xuống ruột và gây kích thích trực tiếp lên niêm mạc ruột, dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, quá trình mọc răng làm niêm mạc nướu sưng và gây ra cảm giác ngứa, đau. Trẻ cố gắng gặm và cắn vào các đồ chơi hoặc đồ dùng, dẫn đến việc tiếp xúc với vi khuẩn gây nhiễm trùng và tiêu chảy.

mọc răng gây tiêu chảy ở trẻ

Trẻ mọc răng có thể kèm theo tiêu chảy

Khoảng thời gian bắt đầu mọc răng có thể khác nhau với từng trẻ. Thường là từ khi con được 6 tháng đến 2 tuổi.

Trong giai đoạn này, mẹ nên linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ, chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng. Để giảm đau, ngứa nướu, mẹ sử dụng ngón tay sạch mát-xa nhẹ nhàng nướu của trẻ. Bổ sung men vi sinh đa chủng cũng là việc làm cần thiết hỗ trợ tiêu hóa trẻ mọc răng.

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng hỗ trợ khắc phục nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

công thức đột phá đa tác dụng khắc phục nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Men 10 chủng BioAmicus – Đa chủng, đa tác dụng khắc phục các nguyên nhân tiêu chảy

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete với công thức 10 chủng lợi khuẩn từ Canada, bổ sung chuẩn liều 1 tỷ lợi khuẩn cho đường ruột. Từ đó xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, lấy lại cân bằng lợi khuẩn – hại khuẩn. Hỗ trợ mẹ giải quyết được nhiều nguyên nhân của tiêu chảy như: loạn khuẩn, nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa khi mọc răng, sử dụng kháng sinh, đi du lịch…

BioAmicus 10 chủng được tuyển chọn kỹ càng, lợi khuẩn thuộc hai nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium. Chúng phân bố rộng khắp trong ruột, mang lại tổng hòa các lợi ích. Hỗ trợ giải quyết không chỉ vấn đề tiêu chảy mà còn cả rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, táo bón và suy giảm miễn dịch.

Men 10 chủng BioAmicus cam kết không GMO, không chất kích ứng, không chất tạo màu, mùi, vị. Mẹ có thể yên tâm sử dụng để hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ trong thời gian dài.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em và cách phòng ngừa. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận tư vấn miễn phí, mẹ có thể theo dõi website BioAmicus hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí.

Mời mẹ xem thêm:

6 Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Các loại tiêu chảy ở trẻ em


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan