Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[TOP 6] Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Mục lục

Tiêu chảy nhiều ngày khiến mẹ sốt ruột, con không ăn được, đi tiêu liên tục mà chẳng rõ lý do. Vậy có những nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em nào và khi nào cần nhập viện? Mẹ hãy theo dõi bài viết này để giải đáp được thắc mắc và xử trí kịp thời cho con. 

1. Thế nào là tiêu chảy kéo dài

Một đợt tiêu chảy là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu tiên trẻ có biểu hiện tiêu chảy đến khi phân trở về bình thường trong 2 ngày. Sau 2 ngày, nếu trẻ đi ngoài phân lỏng trở lại thì được tính là một đợt tiêu chảy mới. Ví dụ, trẻ tiêu chảy 5 ngày, đi ngoài bình thường được 1 ngày, sáng ngày thứ hai lại tiêu chảy trở lại thì vẫn tính là đợt tiêu chảy cũ chưa kết thúc. Biểu hiện tiêu chảy điển hình là đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ, phân lỏng hay toàn nước.

Tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy trên 14 ngày

Tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy trên 14 ngày

Khác với nhiều đợt tiêu chảy ngắn (cấp) liên tiếp nhau. Một đợt tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy lặp đi lặp lại quá 14 ngày. Nếu con không còn đi ngoài tóe nước, nhưng đi ngoài nhiều gấp 2-3 lần bình thường thì vẫn tính là tiêu chảy.

Như vậy, điều mẹ cần quan tâm nhất để xác định tiêu chảy kéo dài là khoảng thời gian 2 ngày đi tiêu bình thường. Trên 2 ngày tức con đã khỏi một đợt tiêu chảy. Tiêu chảy đợt 2 có thể do con tiếp xúc với nguyên nhân tiêu chảy mới. Dưới 2 ngày tức là con chưa khỏi đợt tiêu chảy. Đợt tiêu chảy lâu kết thúc nhiều khả năng liên quan đến đường tiêu hóa của trẻ.

2. 6 nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Thực tế, tồn tại rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em, khiến đợt tiêu chảy kéo dài hơn. Phổ biến nhất có thể kể đến 6 nguyên nhân sau:

2.1. Hệ tiêu hóa non nớt, khả năng phục hồi chậm

So với người lớn, con có hệ tiêu hóa còn non nớt. Tế bào ruột dễ bị tổn thương và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Khi bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, bé rất dễ mắc các bệnh đường ruột, đường tiêu hóa, điển hình với triệu chứng tiêu chảy.

Khi đã bị tổn thương, trẻ nhỏ cần nhiều thời gian hơn để xây dựng lại chức năng của các tổ chức. Cũng cần nhiều thời gian hơn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Khả năng hồi phục chậm khiến tình trạng tiêu chảy lâu khỏi và kéo dài.

2.2. Liên tục tiếp xúc và mắc virus, vi khuẩn gây bệnh

Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ có ở khắp mọi nơi. Chúng có thể tồn tại nhiều giờ, bám trên đồ dùng, dụng cụ sử dụng hằng ngày của con.

Trẻ nhỏ lại hiếu động, thích nghịch đất cát, lần sờ sàn nhà, đồ dùng xung quanh, cắn mút ngón tay, đồ chơi. Đây là cơ hội lớn để nguồn bệnh xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Trong khi đó, như đã nói phía trên, sức đề kháng yếu tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh tấn công. Đặc biệt là với những trẻ đi nhà trẻ, tiếp xúc với các bạn mắc tiêu chảy, tới chỗ đông người, điểm du lịch…nguy cơ mắc virus, vi khuẩn gây tiêu chảy còn cao hơn.

2.3. Hệ vi sinh bị xáo trộn nhiều là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Một phần quan trọng tạo nên sức khỏe đường tiêu hóa chính là hệ vi sinh. Trẻ uống kháng sinh nhiều, sinh non, thiếu tháng thường bị thiếu hụt lợi khuẩn. Do đó không đủ sức mạnh để tạo hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc. Khiến hại khuẩn tăng sinh, gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói,… của rối loạn tiêu hóa.

Tiêu chảy càng kéo dài, hệ vi sinh càng bị xáo trộn nhiều, lợi khuẩn càng mất đi nhiều. Nhất là với trẻ có tiêu chảy kèm theo nôn. Hoặc trường hợp sử dụng kháng sinh khi mắc tiêu chảy. Lợi khuẩn càng thiếu hụt, đường ruột càng chậm hồi phục, khiến tiêu chảy càng kéo dài.

Do đó, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ cần được cân bằng càng sớm càng tốt. Tránh loạn khuẩn lâu ngày gây tiêu chảy kéo dài, mất nước và sụt cân. Mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ cả trong và sau đợt điều trị qua các loại thực phẩm lên men như sữa chua, đậu nành (miso),… Hay sử dụng sản phẩm chuyên biệt như men vi sinh thúc đa chủng đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi.

gặm đồ chơi chứa nhiều vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ mắc tiêu chảy kéo dài do virus, vi khuẩn từ đồ dùng

2.4. Do trẻ bị tiêu chảy kèm suy dinh dưỡng

Nhiều mẹ không biết suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy. Dinh dưỡng chuyển hóa thành protein, enzym, khoáng, vi chất khác. Đây đều là những nguyên liệu cần thiết để thúc đẩy hoạt động tế bào. Bao gồm chức năng miễn dịch, xử lý tổn thương, tiêu hóa thức ăn. Không tiêu hóa được, thức ăn tới ruột gây ưu trương, hút nước vào lòng ruột nhiều hơn khiến phân lỏng, phân sống. Chậm xử lý tổn thương, trẻ suy dinh dưỡng chậm khỏi tiêu chảy hơn.

Trẻ càng tiêu chảy nhiều càng thiếu dịch, càng mất dinh dưỡng, càng suy dinh dưỡng nặng hơn. Do đó, suy dinh dưỡng gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em còn là một vòng xoắn bệnh lý.

2.5. Do có bệnh lý về đường tiêu hóa, trẻ tiêu chảy nhiều ngày không dứt

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý đường ruột. Thường gặp nhất là viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh Crohn và bệnh lý không dung nạp gluten (bệnh Celiac).

Điểm chung của các bệnh lý này là có tổn thương ống tiêu hóa. Biểu hiện đặc trưng là đau bụng quặn, tiêu chảy mạn tính, lâu ngày. Nếu tổn thương nghiêm trọng, mẹ có thể sẽ quan sát thấy có tia máu trong phân, màu đỏ tươi. Khi chưa điều trị được nguyên nhân thì tiêu chảy càng khó thuyên giảm.

2.6. Do trẻ dị ứng thực phẩm hoặc bất dung nạp lactose

Ngoài các nguyên nhân trên, tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể là do dị ứng thức ăn hay bất dung nạp đường lactose. Cơ địa của một số trẻ nhạy cảm, không hấp thu hay dị ứng với những thực phẩm, thành phần mới lạ dẫn đến tiêu chảy. Rồi mẹ thường bỏ qua nguyên nhân này nên tiêu chảy ở trẻ diễn ra liên tục, lặp lại mỗi khi ăn uống món đó.

Biểu hiện dị ứng thực phẩm, bất dung nạp lactose

Trẻ bị dị ứng thức ăn, thức uống và không dung nạp đường lactose thường có những biểu hiện:

– Buồn nôn và nôn

– Đau bụng, tiêu chảy

– Ngứa trong miệng, nổi mề đay

– Trẻ dị ứng nặng có thể khó thở, thở dốc, tim đập nhanh

Trong khi triệu chứng của dị ứng đến đột ngột sau khi ăn lượng nhỏ. Thì triệu chứng của bất dung nạp đường diễn ra từ từ hơn với lượng lớn thực phẩm chứa lactose.

Những thực phẩm nào dễ gây tiêu chảy ở trẻ?

Mẹ có thể theo dõi nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em có phải do không dung nạp lactose hay dị ứng thực phẩm không tại nhà. Ngừng cho trẻ sử dụng các thực phẩm nghi ngờ trong 2 tuần. Và sau đó, thử cho trẻ sử dụng các sản phẩm đó hàng ngày với lượng nhỏ để xem liệu tiêu chảy có quay trở lại.

Các sản phẩm chứa đường lactose là sữa, sữa chua, phô mai, bơ từ sữa, sữa bột… Một số thực phẩm dễ gây dị ứng là lạc, lúa mạch, trứng, hải sản, cách loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân, điều…). Mẹ cũng cần xem xét các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như dầu lạc, bột mì, bánh ngọt, nước mắm,… nếu nghĩ con bị dị ứng hay bất dung nạp lactose.

nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài do bất dung nạp Lactose

Các thực phẩm chứa lactose có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy lặp đi lặp lại

Khi xây dựng thực đơn ăn uống của trẻ rất khó để tránh tất cả các loại thức ăn. Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ tình trạng của trẻ khi theo dõi để nhận được lời khuyên.

Đôi khi, các nguyên nhân trên có thể cùng phối hợp dẫn đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Như khi trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém, lại ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Hoặc trẻ vốn có hệ vi sinh mất cân bằng, lại sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.

3. Tiêu chảy cấp có thể tiến triển thành tiêu chảy kéo dài ở trẻ em không?

Tiêu chảy cấp ở trẻ có thể tiến triển thành tiêu chảy kéo dài. Với giai đoạn đầu là tiêu chảy cấp, chưa được điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng đi ngoài xấu đi. Chuyển thành tiêu chảy kéo dài với những biến chứng nguy hiểm.

Trong một số trường hợp, sau 2 tuần, tần suất đi ngoài của trẻ suy dinh dưỡng đã giảm đi nhưng phân vẫn lỏng, không vào khuôn. Đôi khi đi ngoài phân sống, chua. Bởi tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan với nhau, khó kiểm soát được hoàn toàn, nhanh chóng.

Tiêu chảy cấp tiến triển thành kéo dài thường gặp ở trẻ sinh non, suy dinh dưỡng hoặc có tổn thương mạn tính ống tiêu hóa. Như trong trường hợp, trẻ sinh non, hệ tiêu hóa vốn yếu hơn trẻ đủ tháng. Khi mắc một đợt tiêu chảy cấp, nhất là mắc Rotavirus hoặc tiêu chảy sốt siêu vi, tổn thương ống tiêu hóa dễ dàng trở nặng. Khi không được điều trị đúng và kịp thời, có khả năng mắc tiêu chảy kéo dài tới 20 ngày. Đôi khi chuyển biến mạn tính.

Mời mẹ xem thêm:

4. Tiêu chảy kéo dài bao lâu thì cần nhập viện?

Khi bị tiêu chảy kéo dài, phần lớn trẻ có thể được theo dõi và điều trị khỏi tại nhà. Nếu sau 7 ngày điều trị mà tình trạng tiêu chảy kéo dài không thuyên giảm, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, mẹ lưu ý một số trường hợp không nên tự điều trị tại nhà. Do có thể gặp nhiều biến chứng mà mẹ không thể xử lý, hoặc cơ thể trẻ suy nhược, gây khó khăn khi điều trị.

– Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi

– Trẻ có dấu hiệu mất nước: tiểu ít hoặc vô niệu, vật vã, mắt trũng, háo nước hoặc không uống được, nếp véo da mất chậm,…

– Trẻ sốt cao liên tục, không thấy hạ, sốt nóng nhưng người ớn lạnh…

– Trẻ thở gấp, rối loạn nhịp thở

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng khắc phục 6 nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Men 10 chủng BioAmicus là dòng men vi sinh cung cấp đa dạng các chủng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Men 10 chủng BioAmicus mang đến đa tác dụng. Là giải pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa, khắc phục 6 nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em đáng tin cậy cho các mẹ.

Men 10 chủng BioAmicus chứa 1 tỷ lợi khuẩn từ 10 chủng vi sinh vật quen thuộc trong đường ruột. Các lợi khuẩn được phân lập tới chủng, định danh rõ ràng. Chúng phân bố tại cả ruột non và ruột già, mỗi chủng lại có một tác dụng khác nhau. Từ đó, sản phẩm mang lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa trước nguy cơ tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

men 10 chủng BioAmicus Complete an toàn, hiệu quả, phù hợp với mọi lứa tuổi

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng khắc phục nguyên nhân tiêu chảy kéo dài ở trẻ

BioAmicus Complete là chiến lược khả thi và hiệu quả để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và sức khỏe đường ruột. Thích hợp bổ sung cho trẻ từ sơ sinh, bổ sung cho trẻ sinh non, suy dinh dưỡng. Các thành phần của Men 10 chủng BioAmicus không chứa chất dễ gây dị ứng, GMO, phụ gia tạo màu, mùi vị. Cho mẹ yên tâm sử dụng, ngay cả trong thời gian dài, hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy tái phát.

Men 10 chủng BioAmicus có dạng nhỏ giọt tiện dụng chỉ 10ml. Luôn sẵn sàng đồng hành chăm sóc bụng khỏe cho bé. Mẹ dễ dàng mang theo cả khi đi chơi, du lịch dài ngày cùng gia đình.

5. Kết luận

Không khó để bắt gặp trẻ mắc tiêu chảy kéo dài. Việc mẹ cần làm ngay là bình tĩnh, xác định lại con có đúng là mắc 1 đợt tiêu chảy kéo dài hay không. Sau đó mới cần xem xét đến các nguyên nhân.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em chủ yếu đến từ việc tổn thương đường tiêu hóa. Thiếu hụt lợi khuẩn, loạn khuẩn, bệnh lý đường tiêu hóa, hệ miễn dịch kém,…có thể đến cùng lúc. Cứ giải quyết từng vấn đề một, vì chăm con là một công việc khó khăn và trường kỳ. Luôn nhớ, hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi sinh ổn định là chìa khóa cho mọi nỗ lực chăm sóc dinh dưỡng.

Bài viết đã cung cấp thông tin bao gồm 6 nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em và những vấn đề các mẹ cần lưu ý. Mong rằng qua đó, mẹ có thể tìm ra nguyên nhân con mắc tiêu chảy kéo dài và xử trí kịp thời.

Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức hữu ích khi chăm trẻ, mẹ hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 636 958. Hoặc theo dõi website BioAmicus để được các dược sĩ hướng dẫn tận tình.



Bài viết liên quan