Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh - 5 điều mẹ nên biết

Mục lục

Mẹ nên lưu ý 5 điều với con nhỏ ở độ tuổi sơ sinh, khi gặp tình trạng tiêu chảy được chẩn đoán hay nghi ngờ là do nhiễm khuẩn. Từ những thông tin, dấu hiệu của tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh đến các biện pháp phòng tránh và xử trí. Để luôn đồng hành cùng con, tránh những nguy cơ gây hại đến sức khỏe con tiềm ẩn.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

1. Tiêu chảy nhiễm khuẩn là căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh

Cứ 4 tỷ bệnh nhân tiêu chảy thì có đến 1,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do bệnh lý này. Đa phần gặp ở trẻ em tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Có nhiều chủng vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm khuẩn, có thể kể đến như: Escherichia Coli (E.Coli); Campylobacter jejuni; Salmonella enterocolitica; Lỵ khuẩn (Shigella); Phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae;… Chúng tồn tại trong đất, nước, bám trên nhiều bề mặt mà trẻ tiếp xúc hằng ngày. Từ đó có khả năng lây lan nhanh, dễ phát triển thành dịch nếu mẹ không cẩn thận trong chăm sóc bé.

Đặc biệt, một số loại hại khuẩn tồn tại tự nhiên, sống ký sinh trong hệ tiêu hóa của trẻ như E.Coli. Trong điều kiện bình thường, chúng không gây hại cho sức khỏe. Nhưng khi xảy ra loạn khuẩn ruột, mất cân bằng hệ vi sinh sẽ tạo cơ hội cho chúng lấn át lợi khuẩn và gây tiêu chảy.

So với các lứa tuổi khác, trẻ sơ sinh dễ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn hơn do: Hệ tiêu hóa còn yếu và hệ thống miễn dịch kém. Khi bị vi khuẩn tấn công, trẻ sơ sinh cần nhiều thời gian hơn để đẩy chúng ra khỏi hệ tiêu hóa và chữa lành các tổn thương. Thêm vào đó, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột từ khi sinh, trẻ kén ăn, thiếu chất, suy dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn.

2. Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh không chỉ dựa trên tính chất phân. Còn nhiều dấu hiệu khác, rất đa dạng với từng tác nhân gây bệnh.

2.1. Triệu chứng chung của tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn đầu tiên chắc chắn là tính chất phân của trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi dưới 12 tháng trẻ chưa có số lần đi ngoài cố định trong ngày. Có trẻ đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày, có trẻ lại đi ngoài tới 5-6 lần. Độ sệt của phân cũng tùy loại sữa con uống. Thông thường, trẻ bú mẹ thường đi phân lỏng hơn trẻ uống sữa công thức.

Vì vậy, trẻ sơ sinh được coi là bị tiêu chảy khi có hai yếu tố sau:

– Đi ngoài nhiều 2-3 lần mỗi ngày

– Đi ngoài phân lỏng, tóe nước hoặc tràn bỉm.

dấu hiệu tiêu chảy với phân lỏng

Dấu hiệu tiêu chảy với phân lỏng, nhiều nước

2.2. Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh do trực khuẩn lỵ (Shigella)

Trẻ sơ sinh nhiễm trực khuẩn lỵ (Shigella) qua thức ăn, nước uống. Các triệu chứng của bệnh lỵ tương đối điển hình:

– Sốt cao liên tục

– Đi ngoài nhiều lần

– Phân lỏng lẫn nhầy máu,

– Bụng đau quặn từng cơn kèm mót rặn

Tình trạng của trẻ nếu kéo dài, có thể dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải.

2.3. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae)

Bệnh tả do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh thường khởi phát nhanh trong vài giờ. Biểu hiện chủ yếu là tiêu chảy dữ dội và liên tục. Không sốt hay đau quặn, mót rặn như trên. Kèm theo đó là nôn mửa, nước trong phân có màu trắng đục như nước vo gạo.

Tiêu chảy kèm nôn nhiều có thể dẫn tới mất nước nhanh chóng, trụy tim mạch. Mẹ nhận biết nhanh qua độ đàn hồi của da kém, mắt trũng, cơ thể trẻ mệt mỏi.

2.4. Triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn do tụ cầu (Streptococcus)

Tiêu chảy nhiễm khuẩn do tụ cầu thường do con ăn phải thức ăn có chứa độc tố của tụ cầu Staphylococcus aureus. Triệu chứng đầu tiên bắt đầu từ 2-8 giờ sau khi nuốt phải. Buồn nôn, nôn và đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước là những triệu chứng hay gặp nhất. Trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn do tụ cầu ở trẻ sơ sinh có diễn biến nhanh, kéo dài không quá 12 giờ.

2.5. Triệu chứng tiêu chảy do vi khuẩn E.coli

Có 2 trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm E.coli gây tiêu chảy:

– Tiêu chảy do sinh độc tố ruột của E.coli (ETEC). Trẻ thường tự khỏi. Trường hợp này trẻ không sốt, đi ngoài liên tục, phân lỏng không nhầy máu.

– Tiêu chảy do E.coli gây ra bệnh đường ruột (EIEC, EHEC, EPEC). Trái ngược lại, trẻ có sốt, đau bụng quặn từng cơn kèm mót rặn, phân lỏng có thể lẫn nhầy máu.

2.6. Triệu chứng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn do vi khuẩn thương hàn (Salmonella)

Tiêu chảy thương hàn ít gặp hơn ở trẻ sơ sinh, đỉnh dịch từ tháng 6 đến tháng 9. Thương hàn có thời gian ủ bệnh trung bình từ 8-14 ngày, có trường hợp khởi phát sau 1-2 ngày vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa. Trẻ có các biểu hiện đau bụng dữ dội, sốt cao kéo dài kèm rét run đột ngột. Nhiều lần buồn nôn, nôn và tiêu chảy phân lỏng nước, có mùi thối.

3. Những điều mẹ cần làm khi con mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn

Khi trẻ sơ sinh mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn, bên cạnh theo dõi và xử trí tình trạng mất nước, mẹ nên tiếp tục cho con bú, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn như vitamin và kẽm. Cũng cần nhanh chóng ổn định đường ruột đang bị tổn thương, nâng cao sức khỏe đường ruột chống lại tác nhân gây bệnh.

3.1. Cho con bú nhiều hơn và lâu hơn

Sữa mẹ chứa công thức dinh dưỡng lý tưởng nhất cho trẻ. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, nước, miễn dịch cần thiết. Đặc biệt, các chất miễn dịch ngăn ngừa nhiễm khuẩn được truyền từ mẹ sang con. Giúp trẻ tiêu chảy khỏe mạnh, đánh bại vi khuẩn và cải thiện tình trạng đi ngoài.

thêm 1-3 cữ bú mỗi ngày khi con bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

Thêm 1-3 cữ bú mỗi ngày khi con bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

Với trẻ đang được bú mẹ hoàn toàn nên được tiếp tục bú sữa mẹ. Nếu trẻ muốn, cho trẻ bú nhiều lần hơn và lâu hơn đến khi tiêu chảy dần khỏi. Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn và phải sử dụng thêm các thực phẩm khác, cũng cần được tăng cường bú mẹ. Trong thời gian này, có thể giảm những loại thức ăn khác.

Đối với trẻ không được bú mẹ và đang sử dụng sữa công thức, nên cho trẻ uống tiếp loại sữa vẫn hay dùng. Mỗi lần uống nên cách nhau 3 giờ, dùng thìa và cốc thay núm vú và bình sữa để dễ dàng rửa sạch hơn. Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn và pha sữa bằng nước ấm đun sôi, đảm bảo cân đối tỷ lệ dinh dưỡng cung cấp cho trẻ.

3.2. Theo dõi tình trạng mất nước do tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Tình trạng mất nước của trẻ sơ sinh do tiêu chảy nhiễm khuẩn cần được theo dõi và đánh giá mức độ. Dựa vào các triệu chứng ở bảng dưới đây, mẹ sẽ phân loại được tình trạng của trẻ.

Mất nước nặng Có mất nước Không mất nước
Khi có hai trong các dấu hiệu sau: Không có từ hai dấu hiệu trở lên để xếp vào có mất nước/mất nước nặng.
– Mê mệt/khó đánh thức.

– Mắt trũng sâu.

– Uống nước kém/không uống được.

– Nếp véo da mất sau 2 giây, rất chậm.

– Vật vã, quấy khóc.

– Mắt trũng.

– Uống nước nhiều, háo nước.

– Nếp véo da mất trong 2 giây, chậm.

– Tỉnh táo.

– Mắt bình thường.

– Trẻ uống nước bình thường.

– Nếp véo da mất ngay khi thả tay ra, nhanh.

Đối với trẻ không mất nước, có thể điều trị tiêu chảy tại nhà và dự phòng mất nước, suy dinh dưỡng.

Ngoài tình trạng mất nước, mẹ cần đánh giá liên tục tình trạng đi ngoài của trẻ. Về số lần đi ngoài trong ngày, đặc điểm, khối lượng phân, lượng nước trong phân,… Để theo dõi diễn biến tiêu chảy của trẻ và hiệu quả điều trị, dự phòng tại nhà.

3.3. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Tiêu chảy làm giảm hấp thu và tăng nhu cầu vitamin cũng như khoáng chất. Trong đó, vitamin A và kẽm là hai vi chất dễ bị thiếu hụt nhất. Cả hai vi chất này đều cần được bổ sung qua thực phẩm và sản phẩm bổ sung chuyên dụng:

  Vitamin A Kẽm
Liều bổ sung cho trẻ 1 tuổi 400-800 mcg/ngày 10-20mg/ngày
Nguồn thực phẩm – Sữa mẹ

– Hoa quả màu vàng, đỏ (cà rốt, gấc…)

– Rau củ màu xanh sẫm (súp lơ xanh, rau cải…)

– Trứng

– Thịt đỏ (cừu, bò, lợn…)

– Động vật có vỏ (hến, trai, sò, cua…)

– Các loại đậu

– Sữa

Một số dạng vi chất bổ sung – Tiền chất Carotenoid – Kẽm hữu cơ

– Kẽm vô cơ

3.4. Xử trí các biểu hiện mắc kèm tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Ngoài tiêu chảy, khi nhiễm khuẩn trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Khi đã thăm khám xác định được nguyên nhân, mẹ vẫn cần theo dõi và xử trí kịp thời cho con trong quá trình điều trị tại nhà.

Xử trí con bị tiêu chảy kèm nôn, sốt

Xử trí trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kèm nôn, sốt

– Khi trẻ sốt, chườm ấm là cách hạ sốt hiệu quả và an toàn nhất. Trong môi trường thoáng, nới lỏng quần áo và sử dụng khăn ấm lau người cho trẻ giúp giãn mạch máu dưới da, giảm nhiệt độ ở trẻ. Theo dõi thân nhiệt trẻ, nếu sốt cao từ 39 độ trở lên, có thể hạ sốt bằng thuốc hạ sốt như paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

– Khi trẻ nôn trớ, cần nghiêng đầu trẻ sang một bên và vỗ nhẹ lưng đến khi trẻ ngừng nôn. Dùng khăn gạc thấm hút, loại bỏ dịch nôn trong miệng, họng và mũi trẻ. Có thể thay đồ và lau người trẻ bằng nước ấm. Trong quá trình bù dịch hay bú mẹ, cần chú ý cho trẻ uống từ từ và chậm hơn.

– Khi trẻ đau bụng, có thể xoa dịu bằng cách chườm ấm bụng trẻ. Có thể đổ nước ấm vào chai, quấn khăn quanh chai và đặt lên bụng của trẻ.

Song song với các biện pháp xử trí, điều trị triệu chứng do tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, thì cần bù nước, điện giải và tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ.

3.5. Đưa trẻ tới cơ sở y tế

Tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn của trẻ có thể diễn biến khá phức tạp. Bên cạnh việc tiếp tục cho bú, mẹ cần lưu ý đưa con tới cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây:

– Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi. Bởi thời điểm này trẻ còn rất non nớt, nếu không điều trị ngay có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

– Có mất nước đến mất nước nặng, với các biểu hiện như vật vã, ngủ li bì, môi, niêm mạc khô, mắt trũng hay xuất hiện nếp khi véo da.

– Trẻ sụt cân.

– Tiêu chảy nặng với tần suất lên đến 8-10 lần/ngày.

– Điều trị tại nhà đã 10 ngày nhưng không thuyên giảm.

– Đi ngoài ra phân lẫn máu.

Mời mẹ đọc thêm:

4. Lưu ý khi điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho con trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn hay các bệnh thường ngày. Khi dùng kháng sinh không đúng cách hay lạm dụng thuốc ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra nhờn thuốc, kháng thuốc của các chủng vi khuẩn. Hay loạn khuẩn ruột ở trẻ tồi tệ hơn.

Liên tục theo dõi trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn để đề phòng trước các biến chứng nhanh, nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, mất nước nặng, nhiễm trùng huyết hay suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến truỵ tim mạch, tử vong.

Không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, bởi không có hiệu quả và thuốc có thể gây nguy hiểm tới trẻ. Thay vào đó, có thể cho trẻ sơ sinh dùng men vi sinh.

5. Các biện pháp phòng tránh tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh

Song song với việc xử trí tiêu chảy nhiễm khuẩn, mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh, để tiêu chảy không còn tái diễn trong tương lai.

– Vệ sinh sạch sẽ đầu núm ti giả, bình sữa. Bởi bình sữa và núm vú không được rửa sạch có thể gây nhiễm khuẩn chéo, tình trạng tiêu chảy khó kiểm soát.

Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, núm vú giả để phòng tránh tiêu chảy

Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ sơ sinh

– Bổ sung men vi sinh đa chủng. Cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh, giảm nhiễm trùng tiêu hóa.

– Rửa tay thật kỹ sau khi chăm sóc trẻ tiêu chảy. Giúp tránh các nguy cơ của tiêu chảy truyền qua tay khi bị nhiễm bẩn.

– 6 tháng đầu cho con bú mẹ hoàn toàn và tiếp tục bú đến khi trẻ được 2 tuổi. Trẻ sẽ ít mắc tiêu chảy và tỉ lệ xuất hiện biến chứng thấp hơn so với trẻ dùng sữa công thức hoặc không bú mẹ hoàn toàn.

– Không nên tập cho con ăn dặm quá sớm, không cho con thử thức ăn không đảm bảo. Vì đường ruột của con cần thời gian phát triển và thích nghi, có thể quá sức với trẻ.

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh hỗ trợ toàn diện, giảm nỗi lo nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Ngày càng nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích sử dụng men vi sinh có công thức đa chủng. Bởi mang lại hiệu quả cao và tác dụng toàn diện trong cải thiện sức khỏe tổng thể với đa dạng các chủng lợi khuẩn khác nhau. Men 10 chủng BioAmicus là một sản phẩm như thế.

Ưu điểm BioAmicus giảm tiêu chảy cấp

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng, đa tác dụng toàn diện

Mang tới cho mẹ công thức 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết quan trọng nhất. Men 10 chủng BioAmicus giúp ổn định đường ruột, bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn dọc đường tiêu hóa, từ ruột non tới ruột già. Từ đó mang lại hiệu quả toàn diện cho mẹ. Hỗ trợ trẻ vượt qua tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.

Men 10 chủng BioAmicus bổ sung đủ liều lợi khuẩn theo khuyến cáo của WHO. Hiệu quả 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liệu cùng công nghệ Canada đảm bảo lợi khuẩn bền vững trong dịch vị, dịch mật tới 95%. Chỉ 5 giọt mỗi buổi sáng, mẹ an tâm chuẩn bị một chiếc bụng khỏe cho con.

Ngoài ra, men 10 chủng BioAmicus là sản phẩm độc đáo với thiết kế nhỏ gọn. Lọ 10ml cho mẹ thoải mái mang theo bổ sung để góp phần dự phòng tiêu chảy du lịch cho bé.

Mong muốn tìm hiểu thông tin về tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe trẻ, mẹ đừng ngần ngại gọi đến tổng đài 1900 636 985. Hoặc theo dõi website BioAmicus để được các dược sĩ của BioAmicus đưa ra những hướng dẫn chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.



Bài viết liên quan