Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiêu chảy Rota ở trẻ là gì? Tất cả những điều mẹ nên biết

Mục lục

Rota virus gây bệnh tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt tiêu chảy Rota ở trẻ là nguyên nhân gây tử vong của trên 400 triệu ca bệnh nhi mỗi năm. Tất cả những điều mẹ nên biết về tiêu chảy Rota sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tiêu chảy Rota hay gặp ở trẻ

1. Tiêu chảy Rota ở trẻ là gì

Tiêu chảy Rota là bệnh tiêu chảy cấp gây ra bởi virus Rota. Cũng như tiêu chảy do các nguyên nhân khác, trẻ tiêu chảy Rota có biểu hiện đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhão nhiều nước.

Virus Rota ưa khí hậu ôn đới. Đỉnh dịch tiêu chảy Rota thường vào tháng 3 và 9. Ở các nước nóng ẩm như Việt Nam, tiêu chảy Rota xảy ra quanh năm. Đối tượng chính là trẻ dưới 5 tuổi, sức đề kháng yếu.

2. Đặc điểm lây truyền và gây bệnh của Rota virus

Rota virus có nhiều đặc điểm đặc biệt. Khiến chúng dễ dàng lây lan và gây bệnh cho trẻ:

– Ký sinh trong tế bào người. Do đó, trẻ sẽ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với chất nôn, nước bọt người mang Virus gây bệnh. Kể cả người chưa có biểu hiện tiêu chảy.

– Tồn tại nhiều giờ trên bề mặt vật dụng, khó bị tiêu diệt bởi cồn, chất tẩy rửa. Nếu mẹ vệ sinh không kỹ, con có thể mắc Rota từ chính đồ chơi, sàn nhà, núm vú vẫn hay dùng.

– Tồn tại trong phân, chất thải (ít nhất 40 phút trước khi bị tiêu diệt). Nếu không có khu vực vệ sinh, xử lý riêng, rất dễ dẫn tới ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm. Từ đó, tiêu chảy Rota nhanh chóng lây truyền trong cộng đồng dân cư. Lưu ý: Virus Rota có cả trong phân của người lành mang bệnh, tức là người nhiễm Rota nhưng không có biểu hiện tiêu chảy.

nguồn lây truyền virus Rota gây tiêu chảy ở trẻ

Rota virus lây truyền từ nhiều nguồn

Như vậy, tiêu chảy Rota có nguồn lây đa dạng, phong phú. Khả năng sống sót của virus Rota cao khiến cho trẻ dễ mắc phải, khó phòng ngừa. Việc con có mắc tiêu chảy Rota hay không phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của trẻ.

3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy Rota ở trẻ

Lý giải nguyên nhân trẻ càng nhỏ càng dễ mắc tiêu chảy Rota, chuyên gia cho rằng có 5 nguyên nhân sau:

– Trẻ nhỏ tuổi sức đề kháng yếu, các cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện. Lứa tuổi mắc tiêu chảy Rota phổ biến nhất là từ 3-24 tháng. Đặc biệt ở những trẻ không được ăn sữa mẹ mất đi nguồn kháng thể từ mẹ..

– Khả năng miễn dịch chưa đầy đủ. Trẻ nhỏ tuổi đã mắc hoặc chủng ngừa Rota virus nhưng miễn dịch tạo ra không bền vững. Đây cũng là nguyên nhân Vaccin Rota cần liều lặp lại sau 4 tuần

– Thói quen đưa tay bẩn, đồ chơi lên miệng, lăn lê, bò trườn trên sàn nhà. Trẻ càng nhỏ, mẹ càng khó bảo. Đôi khi chỉ sơ sểnh 1 giây thôi, con ngay lập tức đưa đồ bẩn vào miệng. Từ đó tạo cơ hội cho virus sinh sôi, gây bệnh.

– Trẻ nhỏ tuổi dễ thiếu chất, suy dinh dưỡng. Từ đó thiếu các loại men tiêu hóa, enzym, giảm tổng hợp các kháng thể, yếu tố miễn dịch cần thiết. Chỉ cần lượng nhỏ virus cũng khiến con mắc tiêu chảy.

– Hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn thiện. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ sinh mổ, sinh non có hệ vi sinh yếu. Mất cân bằng vi sinh đường ruột có thể trực tiếp gây tiêu chảy. Hoặc gián tiếp thông qua 70% tế bào miễn dịch tại ruột.

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc của mẹ, môi trường sống và sự lưu hành dịch tiêu chảy Rota tại địa phương cũng là những yếu tố nguy cơ đáng lưu ý.

nguy cơ tiêu chảy tiềm ẩn từ việc mút đồ chơi

Mút đồ vật là cách con tiếp cận với thế giới nhưng tiềm ẩn nguy cơ tiêu chảy Rota

4. Nhận biết dấu hiệu con mắc tiêu chảy Rota

Các dấu hiệu tiêu chảy Rota ở trẻ khá rõ ràng với 2 giai đoạn chính: Thời kỳ ủ bệnh – Thời kỳ tiêu chảy cấp và lây truyền.

4.1. Thời kỳ ủ bệnh

Virus Rota sau khi xâm nhập vào cơ thể chưa lập tức gây bệnh. Chúng có thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 1-7 ngày, trung bình 2-3 ngày.

Đây là khoảng thời gian virus nhân lên và lây lan qua các tế bào của trẻ. Trong khoảng thời gian này, độc tố sinh ra chưa đủ lớn để gây nên các triệu chứng cấp tính của tiêu chảy.

Giai đoạn này thường không có biểu hiện cụ thể riêng biệt. Đôi khi trẻ có biểu hiện như cảm cúm. Các mẹ không dễ phát hiện ra trẻ đã mắc Rota virus mà chỉ nghĩ con bị bệnh đường hô hấp thông thường.

4.2. Thời kỳ tiêu chảy cấp và lây truyền

Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy xuất hiện nhanh, đột ngột báo hiệu thời kỳ tiêu chảy cấp và lây truyền.

Một số người nhiễm Virus Rota nhưng không có tiêu chảy cấp tuy nhiên vẫn có khả năng lây truyền Rota qua phân, chất nôn.

4.2.1. Nôn ói ở trẻ nhiễm virus Rota

Đây là biểu hiện xuất hiện sớm nhất trong giai đoạn 2 của nhiễm Rota virus. Nôn trớ do Rota virus kéo dài từ 2-3 ngày, các biểu hiện rầm rộ, nôn ra thức ăn, mùi chua. Sau đó các cơn nôn thưa dần, mức độ cũng nhẹ dần rồi tiến đến tiêu chảy.

4.2.2. Tiêu chảy do virus Rota

Tiêu chảy Rota xuất hiện sau nôn 6-24 giờ. Biểu hiện đi ngoài phân nước nhiều lần, lỏng nát. Phân màu hoa cà hoa cải, có thể đi ngoài phân sống, có nhầy. Tiêu chảy di Rota virus là chứng tiêu chảy có tần suất đi ngoài cao, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thông thường, tiêu chảy Rota hết sau 3-7 ngày.

tiêu chảy Rota phân lỏng toàn nước

Tiêu chảy do Rota virus, phân lỏng toàn nước

4.2.3. Mất nước, điện giải do tiêu chảy Rota ở trẻ

Trẻ càng nôn và tiêu chảy nhiều càng xuất hiện nhiều dấu hiệu mất nước, điện giải. Các triệu chứng điển hình nhất là:

– Khát

– Da nhăn, nếp véo da mất chậm (sau 2 giây hoặc hơn)

– Môi khô, bóc vảy

– Tiểu ít, nước tiểu vàng

– Khóc không ra nước mắt

– Thóp phập phồng

Trong đó, các biểu hiện trên có thể khác nhau tùy mức độ mất nước. Như biểu hiện khát. Nhẹ thì trẻ háo khát, mắt háo hức đòi uống nước. Nặng hơn, trẻ khát nhưng không uống được.

Nếu con gặp tình trạng sau, mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để bù dịch gấp:

– Ngủ ly bì, khó đánh thức

– Không đi tiểu trong vòng 24 giờ

– Trẻ vô thần, mất ý thức, mắt lờ đờ

4.2.4. Một số triệu chứng khác

Ngoài nôn, tiêu chảy, mất nước, trẻ mắc tiêu chảy Rota có thể đi kèm sốt, đau bụng. Và các biểu hiện của cảm lạnh, nhiễm virus như ho, chảy nước mũi.

Các trường hợp tiêu chảy nhiều ngày hoặc thể trạng suy kiệt, trẻ dễ bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính là do tổn thương niêm mạc ruột, thiếu hụt men tiêu hóa, thức ăn không dược tiêu hóa, hấp thu. Dinh dưỡng bị tháo xổ theo phân, cơ thể cũng không đủ nguyên liệu tổng hợp enzym, chất hỗ trợ chuyển hóa, càng làm nặng hơn tình trạng suy kiệt.

5. Tác hại của tiêu chảy Rota

Virus rota gây bệnh tiêu chảy với tỷ lệ tử vong cao hàng đầu ở trẻ. Các biểu hiện rầm rộ, diễn biến nhanh chóng khiến mẹ không kịp trở tay. Từ việc mất nước, mất điện giải, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng tại các cơ quan:

– Suy tuần hoàn. Thiếu nước, máu cô đặc lại, chảy chậm hơn. Hệ tim mạch phải hoạt động nhiều hơn gây suy tuần hoàn. Chưa kể, thiếu hụt các ion kali, natri, clo cũng ảnh hưởng đến khả năng vận mạch. Trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong.

– Suy thận. Thiếu máu làm giảm lượng máu tới thận cộng thêm việc thận hoạt động tối đa công suất, tăng tái hấp thu nước. Thiếu oxi và tăng tích tụ độc chất dẫn tới suy thận. Biểu hiện là vô niệu, sốt cao, co giật.

– Biến chứng trên hệ thần kinh. Tiêu chảy mất nước dẫn tới thiếu máu làm giảm khả năng tập trung, nhiễm độc thần kinh gây co giật, hôn mê, mất ý thức.

virus rota gây tiêu chảy biến chứng nặng

Biến chứng tiêu chảy Rota diễn biến nhanh chóng

6. Cách phòng ngừa tiêu chảy Rota ở trẻ

Tiêu chảy Rota có nhiều biến chứng nguy hiểm, nhanh chóng có biến chứng, khó điều trị. Điều cần làm nhất ngay lúc này là phòng ngừa không để tây nhiễm Rota virus trong cộng đồng. Đồng thời nâng cao đề kháng của trẻ, để cơ thể tự chống lại tác nhân nguy hiểm này.

6.1. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên

Mẹ nên đánh rửa, dọn dẹp đồ chơi, khu vực chơi của trẻ ít nhất 2 lần mỗi tuần. Các dụng cụ ăn uống hằng ngày như núm sữa, bát, đũa, thìa cần được vệ sinh sau mỗi lần dùng.

Một đồ dùng mẹ rất hay bỏ sót đó chính là áo yếm ăn của trẻ. Nhiều mẹ có thói quen dùng đi dùng lại nhiều lần mà không giặt rửa. Điều này rất mất vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ gây tiêu chảy.

6.2. Bố trí khu vực nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh

Khu vực vệ sinh trong gia đình là khu vực dùng chung của cả ba mẹ và bé. Hãy nhớ, nếu ba mẹ nhiễm Rota, kể cả không biểu hiện bệnh, con vẫn có thể lây Rota từ ba mẹ.

Do đó, nhà vệ sinh nên được xây dựng hợp tiêu chuẩn với hố xí tự hoại. Các khu vực như bệ xí, sàn nhà vệ sinh cần được lau chùi bằng nước Javen, Cloramin B hoặc nước lau chùi chuyên dụng. Dụng cụ vệ sinh nhà xí nên được để riêng, không dùng chung với dụng cụ vệ sinh khu vực khác.

Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc chăm sóc người bệnh tiêu chảy cũng là những thói quen nên có của tất cả các thành viên trong gia đình.

6.3. Sử dụng men vi sinh đa chủng nâng cao đề kháng tự nhiên

Sử dụng men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh đa chủng giúp tăng cường sức đề kháng thông qua các tế bào miễn dịch tại ruột. Giúp kích thích các tế bào miễn dịch, tăng tiết IgA chống lại các tác nhân ngoại lai.

Sử dụng men vi sinh đa chủng còn giúp cân bằng lại hệ lợi khuẩn trong ruột. Giúp kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, rút ngắn thời gian tiêu chảy nếu được sử dụng trong 24 giờ đầu tiên.

Lựa chọn men vi sinh đa chủng cho trẻ tiêu chảy Rota, mẹ nên chọn dòng men có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, phân lập được thuần chủng, có các tiêu chí về thành phần an toàn, đảm bảo không gây thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Một trong các sản phẩm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ khuyên dùng là Men 10 chủng BioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus Complete- Hỗ trợ giải quyết nỗi lo tiêu chảy Rota ở trẻ

Men 10 chủng với nhiều ưu điểm vượt trội với trẻ tiêu chảy

Men 10 chủng BioAmicus – Hỗ trợ giải quyết nỗi lo tiêu chảy Rota, dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Men 10 chủng BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đa chủng đầu tiên tại Việt Nam chứa tới 10 chủng lợi khuẩn. Sản phẩm được cấp phép bởi Bộ Y tế Canada và nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam.

Ưu điểm lớn nhất của BioAmicus Men 10 chủng là công thức 10 chủng lợi khuẩn thuần chủng Lactobacillus và Bifidobacterium. Các chủng lợi khuẩn được chọn lựa kỹ càng, bộ gen thuần khiến không bị biến đổi, tác dụng mỗi chủng được bảo tồn tốt. Từ đó mang tới tác động hiệp đồng tối ưu trên toàn hệ tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị từ tiêu chảy, phân sống, xì xoẹt tới táo bón, biếng ăn, suy giảm sức đề kháng.

Từ nhãn hàng dành cho trẻ nhỏ, Men 10 chủng BioAmicus đảm bảo thành phần an toàn với trẻ nhỏ. Không thành phần biến đổi gen, không chất bảo quản, chất dễ gây dị ứng, không chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị là các tiêu chí được nhãn hàng cam kết duy trì. Mẹ có thể duy trì bổ sung BioAmicus Complete mỗi ngày, hỗ trợ tăng cường đề kháng, hộ trợ phòng ngừa tiêu chảy Rota và các chứng tiêu chảy khác.

6.4. Ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch

Virus Rota có thể tổn tại trong nguồn nước bị nhiễm bẩn và làm phát tán bệnh tiêu chảy. Do đó, bảo vệ nguồn nước, tránh xả thẳng chất thải, đặc biệt là phân, chất nôn của người bệnh ra ao, hồ là một cách cắt đứt nguồn lây tiêu chảy Rota

6.4. Chủng ngừa bằng Vaccin Rota

Hiện nay Vaccin Rota là một trong những loại vaccin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trẻ từ 6 tuần tuổi được cho uống liều đầu tiên và kết thúc trước khi con được 6 tháng tuổi. Một phác đồ chủng ngừa bao gồm 2-3 liều uống và hoàn toàn miễn phí.

Mời mẹ đọc thêm:

Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em

Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

7. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Rota đúng cách

Hiện chưa có thuốc đặc trị tiêu chảy Rota, sử dụng kháng sinh cũng không hiệu quả. Các biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng được xem là việc duy nhất mẹ có thể làm:

mẹ chăm em bé mắc tiêu chảy rota

Chăm sóc bé bị tiêu chảy Rota

– Bù nước, điện giải. Biến chứng mất nước nguy hiểm, lại tiến triển bất ngờ. Mẹ thực hiện bù nước, điện giải ngay trong 4 giờ đầu, cả khi trẻ chưa có dấu hiệu mất nước. Các dung dịch có thể dùng là Oresol, nước gạo rang, nước lọc, nước trái cây không đường…

Hỗ trợ đường ruột cải thiện đường ruột. Bổ sung kẽm giúp tái tạo niêm mạc ruột, làm giảm thời gian tiêu chảy. Men vi sinh ổn định đường ruột, tăng cường tiêu hóa, hấp thu…

– Đảm bảo đủ dinh dưỡng. Các món ăn mẹ cần đảm bảo đủ mềm và dễ hấp thu. Một khẩu phần ăn đủ cho trẻ tiêu chảy cần ít nhất 100kcal/kg cân nặng. Trong đó, tối thiểu 10% năng lượng đến từ Protein. Thịt gà, cá là những loại protein dễ hấp thu nhất.

– Sử dụng thuốc hạ sốt nếu có sốt. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, hãy bắt đầu cho con uống Paracetamol với liều 10-15g/kg cân nặng. Đo lại nhiệt độ mỗi 4-6 giờ để đảm bảo con sốt không quá cao. Chườm ấm cũng là một cách hạ sốt hiệu quả.

– Bổ sung vi chất. Bổ sung vitamin A, C, các vitamin nhóm B là rất cần thiết để bù lại lượng thiếu hụt do không được hấp thu từ thức ăn.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tiêu chảy Rota ở trẻ. Nếu còn có những băn khoăn về vấn đề tiêu hóa ở trẻ, mời mẹ để lại thông tin hoặc liên hệ 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Theo dõi BioAmicus để không bỏ lỡ các kiến thức chăm con cập nhật nhất.



Bài viết liên quan