Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi cực hiệu quả
Massage cho bé không còn là điều xa lạ với nhiều bà mẹ hiện nay. Điều này sẽ giúp bé thư giãn, giảm tối đa các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Vậy thì mẹ hãy tham khảo cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi qua bài viết sau nhé.
Mục lục
- 1. Massage bụng mang lại lợi ích gì cho trẻ?
- 2. Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi massage?
- 3. Hướng dẫn chi tiết cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi khó tiêu
- 4. Những cách massage khác giúp giảm đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh
- 5. Lưu ý khi áp dụng cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi
- Câu hỏi thường gặp
- Nên massage cho trẻ trong bao lâu?
- Massage cho con tốt nhất khi nào?
- Khi nào không nên massage cho trẻ?
1. Massage bụng mang lại lợi ích gì cho trẻ?
– Massage bụng cho trẻ góp phần tăng tuần hoàn của cơ thể, kích thích vận động ruột, phân và khí CO2 được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh chướng hơi đầy bụng.
– Massage bụng còn giúp kích thích tiêu hóa, trẻ ăn ngon miệng, lên cân và phát triển khỏe mạnh.
– Quá trình massage làm tiết ra hormone endorphin – có tác dụng giảm đau, giảm khó chịu thông qua ức chế sự các chất gây đau đớn căng thẳng lưu thông trong máu. Nhờ đó bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm khó chịu do căng chướng bụng.
– Bên cạnh đó, massage còn tốt cho sự phát triển ở vùng cơ của trẻ sơ sinh, trẻ săn chắc, khỏe mạnh, sẽ nhanh biết lẫy biết bò.
– Massage còn giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy miễn dịch của bé sơ sinh phát triển, chống lại tác động từ môi trường.
– Tăng cường sự đào thải độc tố, tăng cường bài tiết và trao đổi chất qua da.
2. Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi massage?
2.1 Kiểm tra phản ứng của con
Hãy để con làm quen với việc massage bằng cách lấy một chút dầu ra tay rồi xoa nhẹ vùng bụng và sau tai của trẻ.
– Quan sát xem biểu hiện của con, nếu thấy trẻ thấy vui vẻ, thoải mái mẹ có thể thực hiện massage cho con.
– Nếu trẻ cau có, khó chịu thì đây chưa phải thời điểm thích hợp để massage cho con.
2.2 Tạo không gian thoải mái
– Đảm bảo phòng kín gió, nhiệt độ phù hợp với trẻ (28 – 29 độ C).
– Trải một chiếc khăn dày, để trẻ thấy êm ái, dễ chịu.
– Bật một chút nhạc nhẹ nhàng để giúp con thư giãn và thoải mái hơn trong quá trình massage.
Tạo không gian thoải mái cho bé nằm trước khi massage bụng
3. Hướng dẫn chi tiết cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi khó tiêu
3.1 Massage theo chiều kim đồng hồ
Mẹ thực hiện massage theo chiều kim đồng hồ bằng cách:
– Đặt bé nằm ngửa, mẹ dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt cạnh rốn của bé và ấn nhẹ, sau đó xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồng thành từng vòng nhỏ quanh rốn trẻ.
– Lúc đầu chậm và sau nhanh dần đều, đồng thời mở rộng vòng quanh bụng sang hai bên hông.
– Lặp lại thao tác này liên tục khoảng 10 phút.
3.2 Bấm huyệt
Theo Đông y, huyệt trung quản nằm trên rốn cách 4 phân. Mẹ bấm huyệt tại đây sẽ làm giảm chứng đầy hơi chướng bụng khó tiêu, thậm chí giúp cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày, tá tràng.
3.3 Vuốt bụng theo chiều ngược nhau
– Mẹ dùng đồng thời cả 2 bàn tay để massage cho con.
– Luân phiên vuốt ngược chiều nhau từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, thực hiện khoảng 20 lần.
3.4 Massage dọc bụng
Mẹ dùng 2 ngón tay vuốt dọc bụng trẻ từ ngực xuống dưới rốn, lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
Đây là cách massage bụng cho trẻ sơ sinh giúp tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng hơn. Làm giảm chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.
3.5 Massage bằng 2 ngón trỏ
– Mẹ dùng 2 ngón trỏ đặt giữa bụng của trẻ, vừa xoay tròn 2 đầu ngón tay vừa di chuyển theo 2 hướng ngược nhau.
– Thực hiện động tác này khoảng 30 lần để giúp trẻ thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
3.6 Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi ở vùng quanh rốn
– Để massage vùng quanh rốn, mẹ dùng 4 ngón tay đặt lên theo chiều ngang trên bụng con, sau đó xoay từ từ theo chiều kim đồng hồ, hướng lên trên.
– Mẹ lặp lại trong khoảng 2 – 3 phút. Trong quá trình thực hiện, trẻ có thể ợ hơi hoặc xì hơi. Cách làm này giúp thư giãn dạ dày và tống xuất khí ra khỏi dạ dày một cách hiệu quả.
Có thể mẹ quan tâm |
4. Những cách massage khác giúp giảm đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh
4.1 Massage vùng chân
Co duỗi gối
Thao tác co duỗi đầu gối giúp kích thích tiêu hóa của trẻ hiệu quả, làm giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi. Mẹ thực hiện bằng cách:
– Nắm lấy cổ chân của con đẩy gập lên phía bụng, giữ khoảng 5 – 7 giây.
– Sau đó duỗi thẳng chân của con, tiếp tục lặp lại động tác như trên.
Đạp xe đạp
– Mẹ giữ hai cổ chân bé nhẹ nhàng rồi tạo chuyển động co và duỗi như đang đạp xe.
– Động tác này giúp đẩy lượng hơi thừa trong bụng trẻ, cải thiện tình trạng đầy hơi ở trẻ.
Mẹ theo dõi video sau để hiểu hơn về cách massage này nhé
4.2 Xoa bóp lòng bàn chân
Huyệt ở phía dưới gan bàn chân liên quan tới bụng dưới. Massage cho trẻ sơ sinh ở vị trí này giúp giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng một cách nhanh chóng. Mẹ có thể ấn nhẹ nhàng và di chuyển theo hình tròn, hình xoắn ốc hoặc theo chiều kim đồng hồ.
4.3 Massage bàn tay
Theo y học cổ truyền, huyệt đạo ở ngón tay cái và lòng bàn tay liên quan tới dạ dày. Xoa bóp 2 vị trí này giảm đầy bụng chướng hơi cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra xoa bóp lòng bàn tay giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa (giảm táo bón, giảm tiêu chảy), giảm buồn nôn.
– Mẹ thực hiện bằng cách giữ ngón tay cái của trẻ, miết nhẹ theo ngón tay 100 – 200 nhịp/lần, 3 – 4 lần.
– Mẹ tiếp tục massage từng ngón cho con bằng cách dùng ngón cái của mẹ day nhẹ vào huyệt tam nhãn (khớp ở đốt thứ 3 trên ngón tay) ở 4 ngón tay còn lại. Sau đó miết dọc các ngón tay 3 – 5 lần.
– Đồng thời, mẹ massage lòng bàn tay cho con bằng cách dùng ngón tay cái của mẹ di chuyển thành hình tròn theo chiều kim đồng hồ.
4.4 Xoa bóp dọc cánh tay
Sau khi massage ở bàn tay, mẹ hãy xoa bóp dọc cánh tay cho bé.
– Mẹ thực hiện bằng cách dùng 1 tay nắm lấy cánh tay của trẻ, tay kia dùng 3 ngón miết dọc từ khuỷu tay xuống cổ tay.
– Lặp lại động tác này khoảng 100 lần để giúp con thư giãn, giảm cảm giác khó chịu, đầy hơi ở bụng. Đồng thời giúp con thoải mái, ngủ sâu giấc hơn.
4.5 Vùng lưng
Đặt trẻ nằm úp trên nệm phẳng, mẹ dùng cả 2 bàn tay vuốt nhẹ nhàng dọc theo sống lưng từ trên xuống dưới. Đây là một trong những cách massage trị chứng đầy hơi khó tiêu ở trẻ sơ sinh hiệu quả, đồng thời giúp bé phát triển phần xương sống và cơ vùng lưng.
Các chuyên gia khuyên mẹ nên massage theo thứ tự: vùng chân, vùng bàn tay cánh tay, vùng bụng và lưng.
Nếu mẹ đã áp dụng các cách massage trên mà chưa thấy hiệu quả, thì hãy liên hệ theo số hotline. Các chuyên gia sẽ tư vấn cho mẹ cách xử trí tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng.
5. Lưu ý khi áp dụng cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi
– Khi trẻ mới ra đời, tiếp xúc trực tiếp da với da giữa mẹ và bé là cách bày tỏ tình yêu thương của mẹ, con rất thích điều đó. Mẹ hãy massage cho trẻ từ 15 – 20 phút mỗi ngày, 2 lần/ngày, cố gắng duy trì massage mỗi ngày mẹ nhé.
– Mẹ chú ý cắt móng tay, tháo trang sức trước khi massage để tránh cọ xát vào làn da mỏng manh của trẻ.
– Nên dùng dầu hoặc kem massage để làm giảm ma sát khi xoa bóp trên da trẻ.
– Mẹ có thể bật nhạc nhẹ nhàng khi massage cho con
– Để việc massage mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ cần kết hợp bổ sung men vi sinh cho con. Mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh đa chủng có chứa cả 2 nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus để có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm tối đa các vấn đề về tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Sử dụng men vi sinh và massage mỗi ngày là cách làm khoa học nhất mà chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng để giải quyết triệt để chứng đầy bụng khó tiêu của con.
Men vi sinh BioAmicus Complete hỗ trợ giải quyết tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ
Câu hỏi thường gặp
Nên massage cho trẻ trong bao lâu?
Mẹ nên massage cho trẻ từ 15 – 20 phút mỗi ngày, mỗi vị trí 2 – 3 phút, 2 lần/ngày, cố gắng duy trì massage mỗi ngày. Ngoài việc có lợi cho tiêu hóa và sự phát triển cơ của trẻ, sự tiếp xúc trực tiếp da với da giữa mẹ và bé trong quá trình massage còn là cách bày tỏ tình yêu thương của mẹ. Con rất thích điều đó.
Massage cho con tốt nhất khi nào?
Thời điểm massage tốt nhất là khi bé vừa tắm xong hoặc sau khi ăn 20 – 60 phút.
Khi nào không nên massage cho trẻ?
– Khi trẻ đang có vết thương hở, dị ứng hay đau mô mềm.
– Trẻ đang mệt mỏi, cáu gắt.
– Ngay trước hoặc sau khi ăn, thời điểm khi trẻ đang buồn ngủ hoặc vừa mới ngủ dậy.
– Trẻ bị dị ứng da.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ nắm được các thông tin về “Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi”. Nếu mẹ gặp phải những khó khăn nào khác trong quá trình nuôi con, hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 hoặc truy cập Website của BioAmicus để được dược sĩ chuyên mônhỗ trợ trực tiếp.
Các bài khác
7 cách trị trẻ biếng ăn hay ngậm & cách cho bé ăn chuẩn
Trẻ biếng ăn hay ngậm dễ gây suy dinh dưỡng, còi cọc, ốm vặt. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này. Các bậc cha mẹ cùng tham khảo ngay 7 cách trị trẻ biếng ăn hay ngậm và cách cho bé ăn chuẩn ngay sau đây. Mục lục1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn […]
Trẻ biếng ăn nên bổ sung vitamin gì tốt nhất? Bao nhiêu là đủ?
Thiếu vitamin có thể là hậu quả của tình trạng biếng ăn kéo dài. Hoặc có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ. Vì thế bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn là rất cần thiết. Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung vitamin gì? Bổ sung như thế nào? Mẹ […]
Thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ kéo dài bao lâu? Mẹ cần làm gì?
Biếng ăn sinh lý xảy ra trong các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ như: tập lẫy và ngóc đầu, tập ăn dặm, tập đi… Mỗi thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ có một biểu hiện và cách xử lý khác nhau. Xem ngay bài viết dưới đây nếu các mẹ […]
Trẻ biếng bú bình phải làm sao? 8 điều mẹ cần làm ngay
Với mọi đứa trẻ khi lớn lên, đều trải qua giai đoạn bú bình để có thể phát triển toàn diện. Việc trẻ biếng bú bình cũng là tình trạng chung thường gặp ở nhiều gia đình. Vậy trẻ biếng bú bình phải làm sao? Mẹ phải làm gì để khắc phục ngay tình trạng này? Hãy […]
Các món ăn cho trẻ biếng ăn 1 tuổi và 4 mẹo mẹ cần nhớ
Trẻ 1 tuổi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khoẻ mạnh nhưng đây cũng là thời điểm trẻ thường xuyên bỏ ăn. Vậy các món ăn cho trẻ biếng ăn 1 tuổi cần đáp ứng yêu cầu gì? Làm sao để trẻ ăn ngon hơn? Mẹ hãy theo dõi ngay bài viết […]
Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm? Bổ sung kẽm có lợi gì?
Kẽm có tác dụng bảo vệ vị giác và kích thích trẻ ăn ngon miệng ở trẻ biếng ăn. Vậy trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm và nên bổ sung khi nào? Mẹ hãy cùng BioAmicus giải đáp thắc mắc này nhé. Mục lục1. Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm?2. Nghiên cứu về […]
Chăm sóc trẻ 3 tháng biếng ăn sinh lý chuẩn khoa học
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, bé thường xuất hiện các dấu hiệu biếng ăn sinh lý do có sự thay đổi các hoạt động của cơ thể. Như vậy cần nhận biết trẻ 3 tháng biếng ăn sinh lý qua các dấu hiệu nào? Và chăm sóc trẻ chuẩn khoa học ra sao để khắc phục những […]
Trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều: 6 nguyên nhân & giải pháp cho mẹ
Ăn và ngủ là hai hoạt động chính ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều là bất thường hay bình thường? Mẹ có thể làm gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con? Hãy cùng tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết sau đây. Mục lục1. Nguyên […]
Trẻ 2 tuổi biếng ăn khó ngủ cần khắc phục ngay như thế nào?
Biếng ăn và khó ngủ vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau. Chúng có tác động qua lại, tạo thành vòng lặp kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ 2 tuổi biếng ăn khó ngủ do đâu? Giải pháp nào hiệu quả? Mẹ hãy đọc bài viết […]
TOP 19+ hình ảnh bé biếng ăn khiến mẹ không khỏi xót xa
Cha mẹ luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên làm cha mẹ đâu phải dễ, nhiều bé biếng ăn, chậm lớn khiến cha mẹ vô cùng xót xa. Là một designer hay một người mẹ cũng không nên bỏ qua Top 19+ hình ảnh bé biếng ăn sau đây. Một […]