Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Cách tăng cường trí nhớ cho trẻ liệu có khó không? Bé thường xuyên không tập trung, hay quên bài dù vừa mới học xong? Đừng lo, bài viết này sẽ gợi ý các phương pháp hiệu quả giúp mẹ cải thiện trí nhớ cho con, hỗ trợ bé ghi nhớ lâu, học tốt hơn mỗi ngày!
Để con học nhanh, nhớ lâu, trẻ cần chuyển những trải nghiệm và kiến thức học được từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Theo Bác sĩ CKI Đào Duy Khoa, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, có 3 yếu tố giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn, bao gồm:
Như vậy, toàn bộ những tác nhân tác động vào các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến trí nhớ, bao gồm:
Trong đó, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ từ 0-5 tuổi. Các chất dinh dưỡng như Omega-3, DHA không chỉ giúp xây dựng bộ não mà còn giúp duy trì hoạt động hiệu quả của não bộ.
Các yếu tố giúp trẻ nhớ lâu
Để nắm được tình trạng trẻ hay quên, học trước quên sau là do bệnh lý, di truyền hay do yếu tố môi trường, các bác sĩ có thể áp dụng các bài test sau khi mẹ đưa con đi khám:
Đôi khi trẻ hay quên nhưng khi thực hiện các bài test cho kết quả hoàn toàn bình thường. Đây có thể không phải do con có khả năng ghi nhớ kém, mà là do các tác động từ môi trường khiến bé sao nhãng, mất tập trung, căng thẳng, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn.
Cũng giống như phần còn lại của cơ thể, bộ não cũng cần luyện tập. Vậy mẹ có thể khuyến khích trẻ làm gì để tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung?
Cùng trẻ tham gia các trò chơi rèn luyện não bộ và khả năng ghi nhớ
Giảm thiểu stress giúp cải thiện trí nhớ vì khi căng thẳng được kiểm soát, não bộ có thể ghi nhớ và hồi tưởng thông tin tốt hơn.
Để giúp trẻ giảm stress, mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, tập thể dục, duy trì một giấc ngủ đủ và ổn định. Đồng thời, hãy tạo một môi trường học tập thoải mái, không ép buộc con.
Bổ sung Omega-3, DHA cũng là cách hỗ trợ làm giảm căng thẳng, stress và chống lại cách gốc tự do sinh ra trong các hoạt động của bộ não.
Thường xuyên ghi chép và làm việc theo thời gian biểu giúp trẻ tổ chức công việc tốt hơn, giảm cảm giác bị choáng ngợp và tăng sự tự tin. Khi có kế hoạch rõ ràng, trẻ dễ dàng quản lý thời gian, từ đó giảm stress và cải thiện hiệu quả học tập.
Việc ghi chép lại những việc đã làm được và học được trong ngày cũng là một lần lặp lại trí nhớ ngắn hạn để chuyển dần sang trí nhớ dài hạn.
Sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên là một trong những nguy cơ tiềm tàng gây mất tập trung suy giảm trí nhớ ở trẻ.
Chính vì vậy, các mẹ nên giới hạn thời gian chơi điện tử của trẻ từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày và khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc trò chơi sáng tạo. Việc này giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm stress và duy trì sự cân bằng giữa học tập và giải trí.
Giảm thời gian chơi điện tử - Cách tăng cường trí nhớ cho trẻ
Tập thể dục có lợi cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, là cách tăng cường trí nhớ dành cho mọi lứa tuổi.
Tập thể dục cũng góp phần thúc đẩy hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả, đưa máu lên não tốt hơn.
Các nghiên cứu cho thấy ngay cả một buổi tập thể dục ngắn kéo dài khoảng 20 - 30 phút cũng có thể nâng cao hiệu suất nhận thức và sức khỏe não bộ. Chúng giúp thúc đẩy các protein bảo vệ thần kinh và sự phát triển của tế bào thần kinh.
Thiếu ngủ thường đi kèm với một trí nhớ kém. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình củng cố và chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.
Một nghiên cứu đã xem xét tác động của giấc ngủ đối với 40 trẻ em từ 10 - 14 tuổi. Một nhóm thì được huấn luyện cho các bài kiểm tra trí nhớ vào buổi tối, sau đó kiểm tra vào sáng hôm sau sau một đêm ngủ. Nhóm còn lại được huấn luyện và kiểm tra trong cùng một ngày, không có giấc ngủ giữa huấn luyện và kiểm tra.
Kết quả cho thấy, nhóm ngủ giữa huấn luyện và kiểm tra đã thực hiện tốt hơn 20% trong các bài kiểm tra trí nhớ.
Học một kỹ năng mới giúp tăng cường trí nhớ vì nó kích thích não bộ phải xử lý thông tin liên tục. Những hoạt động như chơi cờ, học đàn, học ngoại ngữ hay viết, vẽ sáng tạo yêu cầu sự tập trung, ghi nhớ và cải thiện khả năng xử lý thông tin, từ đó giúp tăng cường trí nhớ và các chức năng nhận thức khác của trẻ.
Học một kỹ năng mới giúp tăng cường trí nhớ và xử lý thông tin
Khi trẻ dạy lại cho người khác, điều này khiến bé phải nhớ lại và liên kết thông tin, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ. Khi trẻ giải thích điều gì đó bằng lời của mình, bé không chỉ thực hành việc nhớ mà còn hiểu sâu hơn về kiến thức, giúp ghi nhớ tốt hơn và học hiệu quả hơn.
Do đó, sau khi con đi học về, mẹ có thể khuyến khích con kể lại những câu chuyện ở trên lớp, hoặc tổ chức học nhóm với các bạn cùng lớp.
Não bộ là bộ phần tiêu tốn nhiều tài nguyên dinh dưỡng và năng lượng nhất trong cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ có khả năng tối đa hóa chức năng ghi nhớ, cải thiện khả năng tư duy và bảo vệ bộ não.
Đặc biệt, cần chú trong bổ sung những dưỡng chất sau đây:
DHA - Hợp chất kết nối thần kinh, hỗ trợ trí nhớ
Chế độ ăn giàu trái cây, rau củ, cá, chất béo lành mạnh và các loại hạt có thể giúp tăng cường trí nhớ. Ngược lại, thực đơn bao gồm những chất béo không lành mạnh, ít thực phẩm nguồn gốc thực vật có thể là khởi nguồn cho một số bệnh lý về chức năng não bộ.
Mời mẹ xem thêm: Trẻ mất tập trung cần bổ sung gì
Có thể thấy, các cách tăng cường trí nhớ ở trẻ nhỏ đòi hỏi sự kiên nhẫn của mẹ, từ chế độ dinh dưỡng đến việc tạo môi trường học tập tích cực. Đừng quên theo dõi BioAmicus để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm con hữu ích, khoa học.