Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
"Con tôi 2 tuổi rồi mà vẫn chưa nói được nhiều từ, chỉ bập bẹ vài tiếng. Liệu con có bị chậm nói không? Tôi phải làm sao bây giờ?" Đây là nỗi lòng của rất nhiều bậc cha mẹ khi con bước vào giai đoạn 2 tuổi. Chậm nói ở trẻ 2 tuổi là một vấn đề phổ biến, nhưng nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ hoàn toàn có thể bắt kịp các bạn đồng trang lứa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để giúp con yêu phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã được làm quen với thế giới âm thanh bên ngoài. Đến tháng thứ 3 và thứ 4, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thật sự bắt đầu: con bập bẹ nói “a, ba, bà”. Và khả năng nói của trẻ cơ bản sẽ phát huy rất nhiều trong 3 năm đầu đời.
Ở trẻ 2 tuổi, có các biểu hiện về ngôn ngữ bình thường như:
Bên cạnh đó, một số trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, có thể nói được nhiều và tốt hơn các bạn đồng trang lứa. Các biểu hiện ngôn ngữ của trẻ có thể khác nhau ở các mốc thời gian, sớm hay muộn hơn khoảng 1-3 tháng. Và khả năng nghe thường phát triển trước khả năng nói, mẹ nên đảm bảo rằng con đã được kiểm tra khả năng nghe trước 2 tuổi, ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu chậm nói.
Trẻ 2 tuổi phát triển bình thường dễ dàng giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa
Chậm nói là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự chậm trễ trong khả năng nói của trẻ về phát âm hay số lượng từ vựng, chưa được như những gì mong đợi ở độ tuổi của trẻ.
Các biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến nghe - hiểu và phát âm:
Mẹ có thể dựa vào một hoặc nhiều dấu hiệu chậm nói của trẻ để nghi ngờ con chậm phát triển ngôn ngữ hay không. Và đưa đến gặp chuyên gia, bác sĩ nhi khoa để được đánh giá qua bài test trẻ chậm nói.
Trẻ 2 tuổi chậm nói không phản ứng với tiếng gọi của mẹ
Mời mẹ xem thêm:
Chậm nói ở trẻ 2 tuổi thường gặp ở khoảng 20%, trong 5 trẻ đồng trang lứa sẽ có 1 trẻ nói hay biểu đạt ngôn ngữ chậm hơn. Đa phần tình trạng chậm nói ở trẻ 2 tuổi chỉ có tính tạm thời. Dần dần khi lớn lên, các trường hợp này vẫn phát triển bình thường, cải thiện khả năng nói tốt hơn và theo kịp bạn bè.
Trong một số trường hợp, mẹ cần lưu ý đặc biệt ở trẻ 2 tuổi chưa biết nói:
Khi nhận thấy trẻ 2 tuổi chưa biết nói, mẹ không nên chủ quan mà cần can thiệp từ sớm bởi đây là một tình trạng nguy hiểm. Chậm nói không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại tác động rất lớn đến tương lai về sau của trẻ. Như gặp các vấn đề khi giao tiếp: nói ngọng, nói lắp,...
Chậm nói ở trẻ không nguy hiểm tuy nhiên cần được can thiệp sớm. Bởi chậm phát triển ngôn ngữ có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý, bệnh lý khác và càng để kéo dài thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn, hiệu quả đạt được không cao.
Đồng hành cùng mẹ và trẻ, BioAmicus gợi ý cho mẹ một số lời khuyên hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ 2 tuổi:
Hầu hết những dấu hiệu chậm nói về hành vi, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ, mẹ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện được. Trong khi trẻ 2 tuổi chậm nói có thể cải thiện tốt hơn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ cần chú ý con thường xuyên để xác định mức độ tình trạng này. Từ đó, xây dựng các biện pháp can thiệp sớm và phù hợp với độ tuổi, sở thích, nguyên nhân, mức độ của trẻ.
Bổ sung vào thực đơn của trẻ các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ, đặc biệt là DHA
Mẹ cần đặc biệt thêm vào thực đơn hàng ngày cho trẻ một số dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Bao gồm:
Bố mẹ nên trò chuyện với con mỗi ngày, giúp trẻ tiếp thu vốn từ vựng mới và kích thích khả năng nói của trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể nô đùa, chơi cùng con một số trò chơi theo sở thích của trẻ như lắp ghép xếp hình, chơi xe ô tô, tô màu vẽ tranh,… Gợi ý cho con cách phân biệt màu sắc, hình dạng của đồ chơi và tên gọi của chúng, tạo hứng thú cho trẻ chủ động giao tiếp.
Sự đồng hành của gia đình góp phần rất lớn giúp trẻ 2 tuổi chậm nói cải thiện tốt nhất. Đây cũng là lý do BioAmicus phát động chiến dịch 24h bên con từ tháng 11/2023, nhắc nhở cha mẹ dành nhiều thời gian hơn để ở bên con, vì một thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe thể chất mạnh tinh thần.
BioAmicus Omega-3 DHA hỗ trợ phát triển não bộ
DHA là Omega-3 phổ biến nhất trong não bộ. Cũng là dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển thần tốc của não bộ và khả năng ngôn ngữ trong 2 năm đầu đời. DHA được các chuyên gia khuyên bổ sung cho trẻ ngay từ 1000 ngày đầu tiên. Trong đó, sản phẩm BioAmicus DHA được đánh giá là phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, thiếu tháng do:
Dựa vào những biểu hiệu chậm nói ở trẻ 2 tuổi trên, mẹ có thể nhận biết và quan sát thêm để xác định chính xác tình trạng của con, quan tâm con nhiều hơn. Cũng như bổ sung thêm cho trẻ các dưỡng chất nuôi dưỡng não bộ, đặc biệt là DHA càng sớm càng tốt.
Mẹ có nhu cầu tìm hiểu thêm những kiến thức chậm nói ở trẻ nhỏ nói riêng và thông tin hữu ích giúp gìn giữ sức khỏe trẻ nói chung, hãy gọi tới tổng đài 1900 636 985 của BioAmicus. Hoặc điền thông tin trên website BioAmicus để nhận sự tư vấn miễn phí từ các dược sĩ chuyên môn.