Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nhận biết sớm dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Mục lục

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần duy trì tỷ lệ nước trong tế bào lớn hơn người lớn. Do đó, mất nước, điện giải trở thành nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ tiêu chảy. Cùng chuyên gia tìm hiểu các dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy thường gặp nhất trong bài viết dưới đây.

dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

 1. Trẻ tiêu chảy thường đi kèm mất nước, điện giải

Khi bị tiêu chảy, con có thể đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong nhiều ngày liên tục. Lượng nước trong phân chủ yếu là các dịch tiêu hóa không được hấp thu. Chỉ 5% trong 1000 ml dịch tiêu hóa không được hấp thu có thể gây ra các dấu hiệu mất nước đầu tiên.

Một số triệu chứng mắc kèm khác khi trẻ tiêu chảy như nôn, sốt cũng là nguyên nhân mất nước. Giống như tiêu chảy, nôn làm mất một lượng lớn dịch, song song với cản trở tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Trong khi đó, sốt khiến nước trong cơ thể bốc hơi nhanh, đổ nhiều mồ hôi cùng với tăng quá trình trao đổi chất.

Đi kèm mất nước, lượng lớn các chất điện giải như Natri, Kali, Clorua, Bicacbonat... cũng bị tháo ra ngoài theo phân. Hậu quả là rối loạn điện giải, ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa, hoạt động chức năng các cơ quan, làm tiêu chảy lâu khỏi hơn.

mất nước ở trẻ bị tiêu chảy tạo thành vòng lặp bệnh lý

Tiêu chảy kèm mất nước, điện giải là vòng lặp cần nhanh chóng xử lý

2. Dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy có thể khiến trẻ nhỏ nhanh chóng suy nhược do mất nước và kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy có thể được quan sát bằng mắt thường. 6 dấu hiệu mất nước phổ biến nhất ở trẻ mẹ cần nắm được là:

2.1. Trẻ quấy khóc, vật vã là dấu hiệu cho các bất thường

Trẻ thể hiện mọi cảm xúc, các rối loạn của cơ thể qua tiếng khóc. Mất nước ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, làm mất cân bằng nội môi gây khó chịu trong người. Các cảm giác đau âm ỉ vùng bụng, mỏi người khi mất nước khiến con quấy khóc liên tục.

Ở các trẻ trẻ sơ sinh, con khóc nhiều từng cơn thất thường, uể oải, không chịu bú. Trẻ lớn hơn có các biểu hiện như dễ nóng giận, cáu gắt, mè nheo, chán ăn.

2.2. Mắt trũng - Dấu hiệu tiêu chảy mất nước dễ nhận biết

Các mô liên kết ở mắt trẻ rất lỏng lẻo. Do đó, nếu trẻ mất nước hay thừa nước, mắt sẽ là nơi biểu hiện đầu tiên. Quan sát mắt trẻ, mẹ có thể nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng. Phần da xung quanh mắt trẻ căng, đồng màu với màu da trên mặt là mắt không trũng.

Mắt trũng là hiện tượng xuất hiện vùng da tối màu, vết nhăn gần mắt và hốc mắt trũng sâu xuống so với bình thường. Mất nước càng nhiều, mắt càng trũng sâu, các vết thâm càng nhìn rõ hơn.

trẻ mất nước mắt trũng

Biểu hiện mắt trũng ở trẻ mất nước nặng

2.3. Mất nước do tiêu chảy càng nặng, trẻ càng khát nhiều

Tiêu chảy mất nước làm giảm thể tích ngoại bào, tăng áp suất thẩm thấu. Hai yếu tố này làm kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi và dọc não thất ba. Gây ra cảm giác khát, kích thích con uống nhiều nước hơn.

Với ba cấp độ mất nước khác nhau, biểu hiện khát ở trẻ cũng khác nhau.

  • Chưa mất nước: trẻ không khát. Khi cho trẻ uống một lượng nước nhỏ, sau đó ngừng, trẻ không đòi, không nhìn theo cốc nước.
  • Có mất nước cấp độ nhẹ: trẻ khát nước, uống háo hức. Khi cho trẻ uống một lượng nước nhỏ, trẻ uống rất nhanh và nín khóc. Khi ngừng lại, trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và nhìn theo hướng ly nước. Với trẻ lớn sẽ đòi uống, chụp lấy ly nước và tiếp tục uống.
  • Có mất nước cấp độ nặng: trẻ không uống được. Trẻ mất nước nặng bị mất phản xạ nuốt. Khi cho trẻ uống, trẻ không nuốt được nên nước sẽ tràn ra khóe miệng.

2.4. Mất nước khi tiêu chảy, con tiểu, nước tiểu sẫm màu

Nước tiểu bình thường thường có màu vàng nhạt hoặc gần như trong suốt nếu uống nhiều nước. Trong trường hợp trẻ mất nước, nước tiểu trở nên sẫm màu, vàng đậm hơn bình thường. Trẻ càng mất nước nhiều, nước tiểu càng sẫm, chuyển sang vàng nâu, khai.

Do lượng nước tiểu giảm nên trẻ cũng tiểu ít hơn bình thường. Thiểu niệu ở trẻ là khi con đi tiểu ít hơn 24ml/kg cân nặng trong 24 giờ. Vô niệu khi con đi tiểu ít hơn 12ml/kg cân nặng trong 24 giờ. Tiểu ít khiến trẻ có cảm giác mót tiểu, gây bứt rứt, khó chịu. Không chỉ vậy, tiểu ít còn có khả năng dẫn đến suy thận cấp ở trẻ.

Bên cạnh tiểu ít, con khóc không ra nước mắt cũng là dấu hiệu của việc thiếu nước.

2.5. Môi khô, da nhăn nheo khi tiêu chảy mất nước

Lượng nước dưới da giảm khiến mẹ thấy con có môi khô, nhợt nhạt, da mất đàn hồi, nhăn nheo.

Có thể kiểm tra độ đàn hồi ở da trẻ bằng cách véo nhẹ vào vị trí ngang bụng, gần rốn. Để quan sát sự đàn hồi được rõ nhất, các mẹ có thể dùng cạnh ngón trỏ và lòng ngón cái, tóm cả da, nhấc lên và buông ra. Trẻ không mất nước, nếp véo da nhanh chóng biến mất. Ở những trẻ có mất nước, vết véo da không mất hẳn trong vòng 2 giây. Mất nước càng nặng, thời gian để vùng da trở về trạng thái ban đầu càng kéo dài.

Môi khô, da nhăn nheo khi tiêu chảy mất nước

Kiếm tra mức độ mất nước bằng độ đàn hồi da

2.6. Mất nước nhiều, trẻ tiêu chảy lờ đờ, mệt mỏi

Khi mất nhiều nước, các hoạt động hệ thần kinh- cơ, nhận thức của trẻ bị suy giảm. Xuất hiện các biểu hiện dễ thấy như phản ứng chậm, thiếu tập trung, ít nói, mắt lờ đờ thiếu hồn, hay nhìn về một phía, ngủ li bì khó đánh thức.

Ở giai đoạn này, nếu trẻ còn có thể uống, mẹ cần nhanh chóng bù điện giải bằng dug dịch Oresol. Đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tránh dẫn đến các hậu quả nặng nề, thậm chí là tử vong.

Tất cả những biểu hiện và tình trạng trên ở trẻ đều có khả năng phục hồi hoàn toàn nếu được kịp thời điều trị. Quan trọng nhất là mẹ liên tục theo dõi tình trạng của con, cảnh giác với các diễn biến nhanh, phức tạp của mất nước ở trẻ bị tiêu chảy.

3. Dự phòng và điều trị mất nước ở trẻ tiêu chảy

Tiêu chảy luôn đi kèm mất nước, điện giải. Vậy nên các biện pháp dự phòng và điều trị ban đầu có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần quyết định đến mức độ mất nước cũng như khả năng phục hồi tiêu chảy ở trẻ.

3.1. Bổ sung nước đường uống ngay cả khi chưa có dấu hiệu mất nước

Từ khi con bị tiêu chảy ngày đầu tiên, hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn, cả khi con không khát:

  • Trẻ 0-2 tuổi: Cần uống 50-100ml dịch sau mỗi lần đi ngoài. Lượng dịch này có thể là sữa mẹ, sữa công thức, nước trắng, nước gạo rang, oresol...
  • Trẻ 2-10 tuổi: Cần uống khoảng 100-200ml dịch sau mỗi lần đi ngoài. Có thể cho trẻ uống bất kỳ loại dịch nào, ngoại trừ các loại nước ngọt, nước có gas.
  • Trẻ từ trên 10 tuổi: Uống nước đủ theo nhu cầu, khuyến khích trẻ uống nhiều hơn hằng ngày các loại nước như nước lọc, nước hoa quả, nước dừa...

Tiêu chảy mất nước ở trẻ trong giai đoạn đầu có thể ăn các thức ăn loãng. Tuy nhiên không cần thiết và cũng không nên cho con ăn loãng trong thời gian dài.

3.2. Bổ sung điện giải tại nhà cho trẻ bị tiêu chảy

Song song với bù nước, hãy bù điện giải khi mẹ thấy dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy. Dung dịch bù điện giải đường uống hiệu quả nhất là Oresol. Chúng có bán tại tất cả các hiệu thuốc. Mẹ mua về pha với lượng nước vừa đủ như trên bao bì, cho con uống từ từ từng thìa nhỏ tới khi hết tiêu chảy.

Nếu không thể mua được Oresol, mẹ có thể tự chế biến các dung dịch điện giải tại nhà như các loại soup, nước cơm, nước cháo muối... Thêm 1 nhúm muối (lấy 1 nhúm bằng cách chụm bằng 3 đầu ngón tay) vào một lít dung dịch để pha được dịch bù điện giải không quá mặn.

 

Bổ sung nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

3.3. Truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải

Cần truyền tĩnh mạch khi trẻ có các dấu hiệu mất nước nặng như khó uống, trẻ lờ đờ, mệt mỏi, mắt trũng thấy rõ. Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C không giảm hay trẻ mất khả năng nuốt, không uống được thì các mẹ cũng cần cho con truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, việc truyền tĩnh mạch này cần được thực hiện theo đúng phác đồ để có thể bù dịch cho trẻ một cách nhanh nhất và an toàn.

Do đó khi có các biểu hiện mất nước nặng như trên, các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Nếu trẻ vẫn có thể uống thì mẹ nên tiếp tục bổ sung dung dịch oresol cho con trong quá trình đưa trẻ đến bệnh viện.

3.4. Một số biện pháp điều trị hỗ trợ

Mẹ có thể bổ sung thêm kẽm cho trẻ để giảm mức độ tiêu chảy ở trẻ. Cần đảm bảo việc bổ sung kẽm theo đủ liều 14 ngày. Với trẻ nhỏ các mẹ có thể cho trẻ uống vào lúc đói bằng cách hòa tan thuốc vào các dung dịch như nước sạch, sữa, dung dịch oresol. Còn với trẻ lớn hơn có thể cho trẻ nhai và uống kèm nước lọc.

Tiếp tục tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ và có thể chuyển hẳn sang bú sữa mẹ nếu có thể. Cần ngừng cho trẻ uống sữa nếu trẻ có các biểu hiện về bất dung nạp sữa nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Bổ sung các loại men vi sinh đa chủng sẽ giúp trẻ có một hệ tiêu hóa ổn định, góp phần làm giảm triệu chứng mất nước, tiêu chảy. Ngoài ra, trong quá trình tiêu chảy trẻ bị sốt, các bậc phụ huynh có thể cho con sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp. Sử dụng thuốc hạ sốt góp phần làm giảm lượng nước mất đi qua da do sốt cao gây nên.

Qua đó, việc nắm bắt rõ những phương pháp phòng và điều trị mất nước khi trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp các mẹ luôn chủ động, kịp thời xử trí. Tránh để xảy ra tình trạng mất nước một nặng nề dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là các tổn thương thần kinh, nhiễm toan chuyển hóa do mất nước gây ra sẽ khó có thể phục hồi.

4. Tác dụng của men vi sinh trong giảm thời gian tiêu chảy, hạn chế mất nước ở trẻ

Trong 24 giờ đầu tiên khi trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy, việc sử dụng men vi sinh có thể làm giảm khả năng tiêu chảy cấp ở trẻ. Những lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ góp phần tạo ra hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa đường ruột. Chúng sẽ tiết ra những chất có khả năng ức chế sự phát triển và bám dính của các tác nhân gây hại.

Việc sử dụng men vi sinh còn giúp trẻ dễ hấp thu các chất, tăng cường khả năng tiêu hóa. Từ đó trẻ sẽ được cung cấp đủ năng lượng cho quá trình diệt trừ tác nhân có hại cũng như phục hồi ở trẻ. Vậy nên việc bổ sung men vi sinh cho trẻ là một phương pháp hữu hiệu giúp góp phần phòng ngừa và hỗ trợ tiêu chảy ở trẻ hiện nay.

Men 10 chủng BioAmicus - Bé có 10 chủng, bụng khỏe 10 điểm

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus được nhập khẩu nguyên hộp từ Canada và được Bộ y tế Canada chứng nhận giải quyết nỗi lo tiêu chảy ở những mẹ có con bụng dạ yếu

men vi sinh 10 chủng BioAmicus

Bổ sung men vi sinh BioAmicus cho bé bụng khỏe 10 điểm

Trong đó, 10 chủng lợi khuẩn từ hai chi Bifidobacteria và Lactobacillus phân bố rộng khắp trong hệ tiêu hóa. Hỗ trợ giảm các triệu chứng và thời gian tiêu chảy trong 24 giờ sử dụng. Từ đó góp phần cải thiện mất nước tiêu chảy ở trẻ em. 

Bổ sung chuẩn liều 1 tỷ lợi khuẩn, men 10 chủng BioAmicus cung cấp đa dạng và đầy đủ lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Nhanh chóng hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng mất cân bằng vi sinh gây tiêu chảy ở trẻ. Đồng thời góp phần nâng cao hệ miễn dịch đường ruột, giúp bé tránh được các đợt tiêu chảy trong tương lai.

Hy vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thêm được những thông tin hữu ích để sớm chủ động xử trí khi xảy ra tình trạng mất nước ở trẻ bị tiêu chảy. Nếu có thêm thắc mắc về tình trạng sức khỏe ở trẻ hay những thông tin về men vi sinh BioAmicus 10 chủng thì các mẹ có thể liên lạc với đội ngũ chăm sóc khách hàng qua số điện thoại 1900 636 958 hoặc qua trang web của BioAmicus

 



Bài viết liên quan