Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[NHẬN BIẾT SỚM] Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Mục lục

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa kèm theo biếng ăn, bỏ bú, suy dinh dưỡng cùng các biến chứng khác. Xem ngay các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh giúp mẹ tự nhận biết và có các xử trí phù hợp sau đây.

dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

1. Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh hoạt động như thế nào?

Con đường tiêu hóa chung ở trẻ bắt đầu từ miệng. Sữa và thức ăn hòa cùng enzym trong nước bọt. Sau đó đi qua thực quản và xuống dạ dày bằng lực đẩy của cơ vòng. Tại đây diễn ra hoạt động nhào trộn, phân cắt thức ăn bằng acid dịch vị.

Thức ăn được phân nhỏ tiếp tục xuống ruột non để hấp thu. Các chất dinh dưỡng tạo thành có sự tham gia của tuyến tụy, túi mật… Phần còn lại xuống ruột già. Ruột già hấp thụ nước và đẩy chất thải ra ngoài qua trực tràng và hậu môn.

Như vậy, các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở mọi điểm trên quãng đường này.

2. 6 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết ngay

Ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng. Do vậy các biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng đầy hơi, táo bón và đi ngoài phân sống xuất hiện thường xuyên.

2.1 Biểu hiện đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi gây khó chịu nhiều cho trẻ sơ sinh vì bụng chứa nhiều khí. 1 phần khí được đẩy ra ngoài qua quá trình ợ hoặc xì hơi. Tuy nhiên, lượng lớn khí sẽ tạo áp lực lên dạ dày gây đau.

Mẹ sẽ thấy cảm giác căng cứng khi sờ lên bụng trẻ. Đôi khi, trẻ sơ sinh phản ứng lại dữ dội, khóc thét lên khi bị chạm vào bụng hoặc 2 bên hông.

Hơn nữa, hơi tích tụ khiến trẻ sơ sinh no. Biểu hiện kèm theo là không chịu bú sữa.

biểu hiện đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Bụng căng cứng hơi, đau tức là biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh có dấu hiệu đầy hơi

Khí trong bụng trẻ sơ sinh nuốt vào do quá trình bú sữa (kèm khóc, ho). Đáng lo hơn nếu khí tạo ra do quá trình phân hủy thức ăn. Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi biểu hiện khi trẻ ăn một số thực phẩm:

– Các chế phẩm từ sữa chứa đạm cao

– Hành do chứa fructan

– Nấm

– Cải bắp hoặc các cây họ cải

– Lúa mì chứa gluten

Điều này thể hiện sự thiếu hụt enzym hoặc lợi khuẩn phân cắt thức ăn khiến tăng hại khuẩn tạo khí.

Ngoài ra, trẻ dùng một số thuốc (canxi, vitamin E…) cũng gây nên tình trạng đầy hơi và là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.

Khắc phục dấu hiệu đầy hơi chướng bụng

– Massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ sơ sinh giúp đẩy nhanh lượng hơi thừa. Đồng thời, có thể cho bé nằm sấp khi thức. Hoặc tập đạp chân tăng vận động.

– Đảm bảo sữa lấp đầy núm vú khi trẻ sơ sinh bú bình.

– Sử dụng men vi sinh đa chủng hoặc Simethicone chống đầy hơi.

2.2 Tiêu chảy là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Sau mỗi lần bú, trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân dính hoặc nhão. Trẻ sơ sinh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi đi phân lỏng nhiều nước. Số lần đi ngoài trong ngày tăng nhiều lần (6-8 lần).

– Phân lỏng loãng, tiêu chảy ồ ạt

– Chứa nhiều chất nhầy, mùi tanh

– Đôi khi có biểu hiện phân lỏng màu trắng đục như nước vo gạo

– Nặng hơn có biểu hiện phân lỏng lẫn các vệt máu hoặc có màu đen

Một số trẻ có thể kèm theo sốt, nôn vật vã hoặc quấy khóc liên tục.

triệu chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu phân nhiều nước, lẫn nhầy, máu ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa 

Các biểu hiện trên cảnh báo trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.

Cách xử trí ngay khi thấy dấu hiệu này là tăng lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh trên 6 tháng bổ sung Oresol 1000ml/ngày, uống theo nhu cầu.

Cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa như chuối, cháo… Kết hợp bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh đa chủng.

Chú ý vệ sinh cho bé và tay mẹ sạch sẽ. Tránh lây lan nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

2.3 Triệu chứng đi ngoài phân sống

Chất dinh dưỡng cùng sữa, sữa và thức ăn chưa tiêu hóa hết đã bị thải ra ngoài là biểu hiện phân sống ở trẻ sơ sinh.

– Phân có đặc trưng là mùi chua. Ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ thấy các hạt trắng lổn nhổn.

– Từ màu vàng nhạt chuyển vàng sậm hoặc xanh lá

– Trẻ sơ sinh cũng có biểu hiện phân nhầy như tiêu chảy. Nhưng sệt và ít nước hơn. Có khi xuất hiện sủi bọt.

– Nếu tần suất đi ngoài tăng như tiêu chảy thì cũng có dấu hiệu lẫn máu do tổn thương niêm mạc.

dấu hiệu phân sống ở trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện phân sống lổn nhổn ở trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng này xuất hiện do vấn đề loạn khuẩn ruột. Gây ảnh hưởng đến khả năng tiết enzym tiêu hóa: Lactase ở ruột non và Protease ở tuyến tụy.

Thông thường biểu hiện phân sống ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện sau 3-5 ngày. Khi bổ sung đầy đủ lợi khuẩn.

Tuy nhiên, đi ngoài phân sống hay tái đi tái lại. Do vậy, cần thiết thay đổi nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và tăng đề kháng đường ruột.

2.4 Nôn trớ

Trào ngược dạ dày – thực quản (GER) là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất. Trẻ sơ sinh bị trớ khoảng 5-10ml sữa ngay sau khi ăn hoặc khi ợ hơi. Nếu ọc sữa xa bữa ăn xuất hiện cặn trắng do Protein đông vón.

Trẻ sơ sinh bị nôn sẽ dữ dội hơn. Lượng sữa ọc ra ồ ạt. Có thể thành vòi hoặc sữa ọc lên mũi. Số lần nôn trớ tăng trên 3 lần/ngày.

Sau khi trớ trẻ sơ sinh có cảm giác khó nuốt. Hoặc bị nhợn trong cổ họng.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nôn trớ do đường tiêu hóa chưa ổn định

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ phần lớn do vấn đề dạ dày nằm ngang. Các cơ vòng đóng mở chưa đồng bộ. Sữa xuống dạ dày bị đẩy ngược lại trào qua miệng.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể hết khi trẻ qua giai đoạn sinh lý. Thường từ 18 tháng trở lên. Nếu biểu hiện này còn kéo dài liên tục chứng tỏ tình trạng bệnh lý tiến triển không chỉ có rối loạn tiêu hóa.

2.5 Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện táo bón

Táo bón xảy ra khi trẻ đi ngoài phân cứng. Trái với tiêu chảy, phân không thừa mà thiếu nước trầm trọng. Trẻ gặp khó khăn và đau rát khi rặn ị.

– Số lần đi ngoài cũng giảm hẳn, ít hơn 3 lần/tuần ở trẻ sơ sinh.

– Gồng đỏ mặt rặn đi ngoài. Cáu kỉnh, quấy khóc liên tục.

– Lẫn máu trong phân do vết nứt hậu môn.

– Chững cân hoặc sụt cân trong 1 thời gian dài.

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Trên 3 ngày mới đi ngoài, phân khô cứng, trẻ sơ sinh khó chịu quấy khóc

Dấu hiệu táo bón thường do chế độ ăn của trẻ sơ sinh quá nhiều đạm. Lượng đạm cần thiết cho trẻ sơ sinh khoảng 10% của 100-150g thịt. Nếu vượt lượng lớn nhu cầu này khiến trẻ khó tiêu. Lượng chất thải chứa nhiều Nitơ và cần lượng nước lớn đưa Nitơ ra ngoài.

2.6 Đau bụng Colic

Đau bụng cũng là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nhưng lành tính hơn các tình trạng trên. Biểu hiện dễ nhận thấy là trẻ khóc không thể dỗ nín. Khóc hơn 3 giờ mỗi ngày, nhiều hơn 3 ngày/tuần và kéo dài trên 3 tuần.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh thường đau bụng vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Dữ dội hơn vào buổi tối.

đau bụng là biểu hiện trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị đau bụng khóc dữ dội 3 giờ/ngày và trên 3 ngày/tuần

Nếu nhận biết muộn hơn, trẻ sơ sinh đau bụng thường kèm các tình trạng rối loạn khác. Như nôn trớ, đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Lý do gây nên dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa này do hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng. Thiếu lợi khuẩn khiến xuất hiện các cơn co thắt bất thường và gây đau.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và đau dạ dày có liên quan không?
Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ: 5 cách xử trí tức thì

3. Biểu hiện trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa khác kèm theo

Ngoài các dấu hiệu nhận biết sớm, nếu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh kéo dài còn kéo theo các biểu hiện đáng lo như sau.

3.1 Trẻ sơ sinh bỏ bú

Trẻ sơ sinh đột nhiên từ chối bú mẹ trong nhiều tuần. Sự khó chịu ở hệ tiêu hóa gây ra điều này. Trẻ không muốn dung nạp thêm bất kỳ thứ gì kể cả sữa mẹ. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bỏ bú sau nhiều lần nôn trớ.

Ngoài ra, táo bón hay đau bụng cũng gây ra rối loạn co bóp đường ruột. Những vấn đề tiêu hóa này ảnh hưởng trực tiếp việc trẻ sơ sinh né tránh khi được cho ăn.

biểu hiện quấy khóc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Khóc thét từ chối bú là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

3.2 Chậm lớn

Mọi vấn đề ở đường ruột đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Ngay khi trẻ có biểu hiện bỏ bú cũng sẽ dẫn đến dấu hiệu này vì mất nguồn cung dinh dưỡng.

Bé chậm lớn khi mẹ theo dõi cân nặng tăng rất chậm. Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tăng dưới 1kg và tăng dưới 300g mỗi tháng trong các giai đoạn sau.

Hoặc trẻ sơ sinh đang tăng trưởng tốt những các tháng gần đây có cân nặng dưới -2SD trong bảng cân nặng tiêu chuẩn. Kèm theo đó là chiều dài và chu vi vòng đầu chững lại. Trẻ kém tươi tỉnh và da có biểu hiện kém sắc.

3.3 Biểu hiện quấy khóc nhiều

Khóc là tín hiệu rõ nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp với mẹ. Cha mẹ thường bế áp trẻ trên vai, tay đặt tránh phía dưới bụng. Trẻ sơ sinh sẽ đỡ khóc vì giảm được áp lực đè trên bụng. Tuy nhiên trẻ sẽ vẫn tiếp tục quấy khóc nếu lý do rối loạn tiêu hóa chưa được giải quyết.

3.4 Mất nước

Trẻ quấy khóc nhiều nhưng ít hoặc không có nước mắt. Thì đây chính là triệu chứng điển hiện của mất nước. Tiêu chảy hay táo bón đều kèm mất nước nên cùng đó sẽ có các biểu hiện:

– Da, môi khô

– Nước tiểu ít, vàng đậm

– 1 số trường hợp nặng, trẻ sơ sinh bị chuột rút do mất nhiều điện giải

dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu môi da khô ở trẻ sơ sinh bị mất nước do tiêu chảy

3.5 Rối loạn tiêu hóa kèm viêm hậu môn

Những vết nứt hậu môn hoặc tổn thương do tiêu chảy quá nhiều kèm theo viêm hậu môn. Trẻ có dấu hiệu ngứa quanh hậu môn. Đôi khi mẹ thấy mọc khối sưng, kèm mủ trắng. Hoặc chảy dịch vàng hậu môn và có mùi hôi.

Khi có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa này này ở trẻ thường khó tự khỏi. Hơn nữa, còn dẫn đến tiến triển và tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm hậu môn

Triệu chứng viêm hậu môn ở trẻ rối loạn tiêu hóa

Có thể mẹ quan tâm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi: Thông tin chi tiết

4. Các bệnh lý khác ở trẻ sơ sinh dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa

Một số bệnh lý có dấu hiệu giống rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nhưng gây nên do các nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

4.1. Bệnh tả

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tả là phân lỏng màu trắng đục, mùi tanh nồng như cá nhưng không thối. Bé kèm theo sốt nhẹ và gai rét ở giai đoạn đầu. Sau đó đau bụng, nôn và đi ngoài liên tục, mất nước.

Bệnh tả do nhiễm vi khuẩn Vibrio-Cholerae gây nên. Khiến trẻ mất sức và hạ glucose máu, hạ Kali máu. Có thể dẫn đến co giật nếu không được bù điện giải kịp thời.

4.2. Không dung nạp lactose

Xảy ra khi trẻ thiếu men lactase để phân giải lactose. Biểu hiện tương tự như tiêu chảy, phân sống nhiều nước. Trẻ thiếu lactase bẩm sinh hoặc nguyên phát cần sử dụng sữa free lactose. Hoặc ngưng mọi đồ ăn chứa đường lactose.

Trường hợp thiếu thứ phát lại có liên quan đến rối loạn tiêu hóa dẫn đến. Do vậy, nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng phòng ngừa bệnh lý này.

4.3. Hội chứng lồng ruột

Nhu động ruột mạnh dễ gây nên lồng ruột ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Đau bụng là biểu hiện thấy đầu tiên ở lồng ruột. Nhưng trẻ đau theo từng cơn và dữ dội hơn rối loạn tiêu hóa.

Lồng ruột ở giai đoạn sau gây thiếu máu cục bộ ở ruột và xuất huyết niêm mạc. Cần được phát hiện sớm để tháo lồng ruột. Tránh thủng ruột hay các nguy hiểm khác.

4.4. Tiêu chảy do hội chứng ruột ngắn

Trẻ sơ sinh không có đủ chiều dài ruột để hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Một số trẻ sơ sinh mắc hội chứng bẩm sinh. Một số trẻ trải qua phẫu thuật bỏ một phần ruột. Hoặc trẻ mắc bệnh Crohn hay có tổn thương ruột cũng dẫn đến hội chứng này.

Cùng với tiêu chảy, triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột ngắn là suy dinh dưỡng, mất nước, hăm tã. Đôi khi cả sỏi thận ở trẻ.

Để khắc phục các dấu hiệu này, cần làm chậm tốc độ di chuyển của thức ăn. Mục đích để lưu dài thời gian hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Bác sĩ có thể có thêm chỉ định cho ăn bằng bơm tiêm. Hoặc phẫu thuật ruột khi cần thiết.

4.5. Bệnh Celiac

Trẻ mắc bệnh celiac có phản ứng nghiêm trọng khi ăn gluten( Một loại protein trong lúa mì và lúa mạch). Trẻ sơ sinh không thể hấp thu dinh dưỡng và có biểu hiện nôn trớ, đau bụng… như rối loạn tiêu hóa.

Xem xét cẩn thận trên nhãn những thực phẩm không chứa gluten để phòng bệnh Celia. Việc này ngăn chặn tổn thương ở ruột. Đồng thời sẽ phục hồi dần đường ruột nếu trước đó trẻ có phản ứng với Gluten

phân biệt bệnh celiac dị ứng gluten ở trẻ

Trẻ mắc hội chứng Celiac do có phản ứng với Gluten trong lúa mạch

5. Nguyên tắc xử trí khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Những nguyên tắc mẹ cần nhớ ngay để xử lý cho trẻ sơ sinh là:

Duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ chứa nhiều nước, lợi khuẩn và chất miễn dịch giúp tăng đề kháng đường ruột.

Chọn loại sữa giàu chất xơ, hạn chế đường lactose: Duy trì phân mềm ổn định, dứt tiêu chảy do loạn khuẩn và bất dung nạp lactose.

Vệ sinh đồ dùng của trẻ: Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn khi trẻ sơ sinh cầm nắm đồ vật.

Thay tã thường xuyên: Giúp xử lý vấn đề hăm tã. Thay tã cho bé sau 3 giờ. Lau sạch mông bé bằng nước thay vì khăn giấy. Sử dùng kèm kem chống hăm.

Quấn tã rộng rãi, thoải mái: Quấn tã tam giác, đầu tã và nút thắt hướng xuống dưới giúp giảm khó chịu đè lên bụng trẻ sơ sinh.

Bổ sung men vi sinh đa chủng: Cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh giúp đường ruột trơn tru. Ngừa các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

6. Men vi sinh BioAmicus Complete – Giáp pháp hàng đầu cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Khắc phục rối loạn tiêu hóa cần xử trí ngay các vấn đề đường ruột. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete giải quyết hoàn toàn vấn đề này ở trẻ sơ sinh

Với 10 chủng lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium, BioAmicus Complete được ví như hệ vi sinh đường ruột thu nhỏ:

– Lợi khuẩn nhóm Lactobacillus: Tiết acid lactic kích thích nhu động ruột. Tiết các enzym tiêu hóa thức ăn thừa. Tăng tổng hợp vitamin nhóm B kích thích tiêu hóa trơn tru. Từ đó ngăn ngừa các dấu hiệu đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy và táo bón. Trẻ ăn ngon và tăng cân đều tự nhiên.

– Lợi khuẩn nhóm Bifidobacterium: Tăng sản sinh các chất kháng khuẩn ức chế hại khuẩn. Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, tránh khỏi những tổn thương dẫn đến tiêu chảy mất nước, viêm hậu môn. Phòng ngừa hoàn toàn rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Men vi sinh Men vi sinh BioAmicus Complete giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹBioAmicus Complete

Men vi sinh 10 chủng khắc phục các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus đang là giải pháp đầu tay của các bác sĩ, dược sĩ tại các bệnh viện lớn, các nhà thuốc trên toàn quốc.

Với đặc tính an toàn với cả trẻ sơ sinh, không màu không mùi không vị đã chinh phục hàng triệu bà mẹ tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hãy sử dụng men 10 chủng BioAmicus ngay hôm nay để trẻ có một hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Hy vọng qua bài viết trên giúp mẹ nhận biết ngay các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh để xử trí phù hợp. Liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ Dược sĩ đối với các vấn đề rối loạn tiêu hóa riêng biệt của con.

Truy cập website BioAmicus để cập nhật thêm các kiến thức chăm con khoa học.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan