Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Giải mã hiện tượng trẻ chậm mọc răng do thiếu chất

Mục lục

Mỗi bé sẽ có một quá trình mọc răng khác nhau tùy vào sinh lý. Việc chậm mọc răng là do nhiều nguyên nhân. Nhưng yếu tố thường gặp nhất là do trẻ thiếu chất. Để hiểu được một cách chính xác và khoa học nhất hiện tượng trẻ chậm mọc răng. Mời bố mẹ tham khảo bài viết sau đây của Bioamicus.

tre-cham-moc-rang-do-thieu-chat

1. Trẻ chậm mọc răng có phải dấu hiệu bất thường?

Mỗi bé sẽ có một quá trình mọc răng khác nhau tùy vào sinh lý. Bình thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng tháng thứ 5,6. Cho đến khoảng 2 tuổi rưỡi thì bé sẽ mọc đủ 20 chiếc răng.

Việc bé mọc răng chậm 1,2 tháng có thể xem là bình thường, không có gì đang lo ngại. Nhưng nếu đến tháng thứ 12 mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì bé sẽ được nhận định là chậm mọc răng. Lúc đó, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục hợp lý. Tránh việc để xuất hiện các biến chứng như sâu răng, răng mọc lệch, kém chắc khỏe,…

Việc chậm mọc răng là do nhiều nguyên nhân. Nhưng yếu tố thường gặp nhất là do trẻ thiếu chất. Đặc biệt là khi bé có kèm các biểu hiện khác như chậm lớn, biếng ăn, gầy yếu hơn bạn bè đồng trang lứa,… Chậm mọc răng có thể do suy dinh dưỡng hoặc thiếu các vi chất quan trọng dưới đây.

2. Trẻ chậm mọc răng do suy dinh dưỡng, thiếu chất

Nếu việc chậm mọc răng xuất hiện đồng thời với các tình trạng như: cân nặng không tăng như mức bình thường trong vòng 3 tháng liên tiếp, trẻ hay quấy khóc, kém linh hoạt, không thích vui chơi, biếng ăn, chậm biết lẫy, bò, đi đứng,… Thì nguy cơ rất cao trẻ chậm mọc răng là do suy dinh dưỡng.

Theo Bộ Y tế, việc suy dinh dưỡng có thể đến từ các nguyên nhân như: 

  • Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Hoặc bé ăn phải bắt đầu dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi)
  • Do trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm giun sán,… Và phải sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh gây giảm lượng vi khuẩn có lợi đường ruột. Từ đó khiến bé giảm hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn và biếng ăn.
  • Trẻ không ăn được nhiều do hiện tượng biếng ăn sinh lý ở trẻ. Như thức ăn không hợp khẩu vị, ám ảnh tâm lý,…

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết với trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các vi chất ảnh hưởng đến sự phát triển của răng nhất. Bao gốm Canxi, vitamin D3, vitamin K.

Xem thêm: Trẻ còi xương hay suy dinh dưỡng khác nhau thế nào?

2.1. Thiếu canxi

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được vai trò quan trọng của canxi trong quá trình phát triển xương và răng của trẻ. Muối của canxi và photpho lắng đọng lên khung hữu cơ hình thành nên xương và răng. Canxi có trong nhiều loại thực phẩm thường ngày. Nhưng việc bổ sung canxi đúng khoa học cho con lại chưa được nhiều bố mẹ hiểu biết và quan tâm.

Khi thiếu canxi ở trẻ trong giai đoạn phát triển sẽ biểu hiện bằng rõ nhất ở răng và xương. Dễ thấy nhất là ở răng. Biểu hiện là  việc trẻ chậm mọc răng, răng mọc nhưng không trắng mà ngả vàng. Hoặc ngay cả khi răng đã mọc đầy đủ thì xương hàm vẫn sẽ bị ảnh hưởng cho đến tận lúc trưởng thành.

vai-tro-canxi-voi-su-phat-trien-cua-rang

Vai trò quan trọng của Canxi với sự phát triển của răng

2.2. Thiếu vitamin D3 

Vitamin D3 giúp hấp thu và phân phối Canxi, phospho của cơ thể. Tại ruột, vitamin D3 có vai trò tăng hấp thu canxi. Sau đó vitamin D3 tiếp tục vận chuyển và hỗ trợ dự trữ canxi ở xương, răng. Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ canxi. Nhưng lại không có đủ vitamin D3 thì cơ thể vẫn không thể sử dụng canxi đó để hình thành và phát triển xương, răng được. Vì thế nên vitamin D3 cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng chậm mọc răng ở trẻ.

Thiếu vitamin D3

Vai trò quan trọng của Vitamin D3 với sự phát triển của răng

Tổ chức y tế thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của vitamin D3 trong quá trình phát triển xương và răng của trẻ:

“Trẻ sơ sinh được sinh ra với lượng dự trữ vitamin D3 thấp. Lượng vitamin D3 phụ thuộc vào các yếu tố như: sữa mẹ, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nguồn vitamin D3 được bổ sung trong nhưng năm tháng đầu đời. Vì nguồn vitamin D3 không ổn định nên trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu vitamin D3. Việc thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, như dị dạng xương (còi xương), khó thở và co giật. Đã có nhiều bằng chứng và nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D3 có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh còi xương. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.”

Xem thêm: Tại sao cần phải bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ còi xương

2.3. Thiếu vitamin K2 MK7

MK7 là một loại vitamin K2 quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nhiệm vụ của MK7 là vận chuyển canxi trong máu vào đúng đích, đó là xương và răng. Từ đó giúp răng mọc chắc khỏe, trắng sáng. Xương phát triển, trẻ cao lớn khỏe mạnh. Nếu các bé được bổ sung đầy đủ vitamin D3 và canxi đầy đủ nhưng lại thiếu vitamin K2 thì hiệu quả phát triển xương và răng cũng chỉ đạt khoảng 30%. 

Thiếu vitamin K2 MK7

BioAmicus Vitamin D3 K2 bổ sung đúng chuẩn hàm lượng vitamin D3 K2 cần thiết cho trẻ chậm mọc răng

Đặc biệt, nếu canxi không được vận chuyển đến đúng đích thì có thể lắng đọng lại trong lòng mạch, gây nguy hiểm cho hệ tim mạch của trẻ. Qua một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng: Bên cạnh vai trò phát triển xương và răng. Vitamin K2 có thể ngăn ngừa sự tích tụ canxi trong động mạch. Việc bổ sung MK7 có thể điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể bị mất cân bằng. Do đó, bộ đôi vitamin D3 và vitamin K2 là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ những kiến thức bổ ích trong hành trình cùng con khôn lớn. Bố mẹ lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Đặc biệt là vitamin D3 và vitamin K2 nhé. 

Liên hệ ngay hotline: 1900 63 69 85 ấn phím 1 để nhận được tư vấn trực tiếp và miễn phí từ Dược sĩ Bioamicus về tình trạng bé chậm mọc răng, cũng như các vấn đề khác ở trẻ

Xem thêm: 8 tiêu chí vàng mẹ cần biết lựa chọn đúng chuẩn vitamin D3 K2 cho bé

 



Bài viết liên quan