Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

4 nguyên nhân và 6 dấu hiệu bé trốn lẫy

Mục lục

Lẫy (hay lật mình) là một trong những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển vận động của trẻ. Tuy nhiên, có một số bé trốn lẫy, bỏ lẫy để chuyển ngay sang giai đoạn bò hoặc ngồi. Tại sao lại có hiện tượng này? Dấu hiệu bé trốn lẫy là gì? Hãy xem ngay tại bài viết sau đây.

6 dấu hiệu bé trốn lẫy và 4 lý do

1. Dấu hiệu bé trốn lẫy

Thông thường, trẻ bắt đầu biết lẫy từ 3-4 tháng tuổi. Mỗi em bé sẽ có một cơ địa, cân nặng riêng, do đó thời gian bé bắt đầu lẫy cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung đây là giai đoạn quan trọng bởi liên quan tới sự phát triển não bộ cũng như sự vận động xương sống của trẻ.

Nếu như bé đã 4-6 tháng tuổi mà có 6 dấu hiệu sau, rất có thể bé đang trốn lẫy:

  • Không chịu ngóc đầu khi nằm sấp: Bé có thể gặp khó khăn trong việc giữ đầu thẳng khi nằm sấp, thường bị chúi đầu xuống đệm, khiến bé không thoải mái.
  • Trẻ có cơ bắp yếu: Con không chống tay, ưỡn ngực để đẩy cơ thể khi nằm úp, cũng không thường xuyên đạp chân, vươn tay. Khi được bế lên, con không thể tự giữ thẳng đầu.
  • Không cố gắng lật người: Con không tự thử lật mình hoặc không thể lẫy dù đã qua 5 tháng tuổi. Bé cũng không hứng thú với các tư thế vận động như vặn mình, giơ chân, tay lên trời.
  • Không có hứng thú nằm nghiêng, nằm úp: Bé thích nằm ngửa, cảm thấy không thoải mái hoặc có thể khóc khi đặt bé nằm nghiêng, nằm úp để tập lẫy.
  • Không có phản ứng với đồ chơi xung quanh: Bé không cố gắng với lấy đồ chơi khi nó được đặt ở ngoài tầm với
  • Không thể duy trì tư thế úp quá lâu: Bé không thể nằm úp trong thời gian dài và nhanh chóng quay lại nằm ngửa hoặc khóc.

dấu hiệu bé trốn lẫy chỉ thích nằm ngửa

Dấu hiệu bé trốn lẫy: Con không thể tự lật mình, thích nằm ngửa, quấy khóc

Ngoài các biểu hiện vận động trên, trẻ trốn lẫy còn có một số đặc điểm cơ thể khác, không tương xứng với quá trình phát triển ở trẻ như:

  • Cân nặng cao hoặc thấp hơn nhiều so với ngưỡng tiêu chuẩn
  • Cơ tay, chân mềm, cơ lưng, vai yếu
  • Đầu bẹt hoặc có kích thước lớn so với cơ thể
  • Cổ nghiêng về một phía
  • Trẻ ngủ hay giật mình, rụng tóc vành khăn hoặc ra mồ hôi trộm

2. Bé trốn lẫy có sao không?

Không ít ba mẹ cho rằng việc bé trốn lẫy thì con sẽ có thể sớm biết ngồi. Nhận định này là hoàn toàn sai và không đáng tự hào.

Dấu hiệu bé trốn lẫy cho thấy con đang gặp một số vấn đề về phát triển vận động. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động, nhận thức và sự phát triển não bộ của trẻ.

2.1. Ảnh hưởng khả năng vận động

Trốn lẫy có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển vận động của trẻ. Lẫy là bước quan trọng giúp cơ cổ, lưng, vai, tay và chân trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn.

Nếu trẻ không lẫy đúng thời điểm, các kỹ năng tiếp theo như bò, ngồi, và đi có thể bị chậm lại. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phối hợp tay chân, thăng bằng, và khám phá môi trường xung quanh. Từ đó, sự phát triển nhận thức và hành động của trẻ cũng bị hạn chế.

bé trốn lẫy ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động

Trốn lẫy ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ

2.2. Ảnh hưởng tới sự nhận thức và quan sát

Khi nằm ngửa, bé chỉ thấy được không gian hai chiều. Lẫy giúp trẻ thay đổi góc nhìn và mở rộng tầm quan sát, cho phép khám phá không gian xung quanh với nhiều góc độ hơn. Từ đó, não bộ được kích thích bởi các trải nghiệm mới về thị giác và không gian ba chiều.

Nếu trẻ không lẫy, trốn lẫy, con sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển kỹ năng quan sát, cảm nhận môi trường. Điều này có thể làm chậm quá trình phát triển nhận thức và tư duy của trẻ.

2.3. Ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ 

Trong 1 năm đầu đời, khả năng vận động và phối hợp các giác quan được gắn liền với sự phát triển não bộ. Các hoạt động tay chân góp phần hình thành các kết nối thần kinh và thúc đẩy các cử động tinh, IQ, EQ...

Ngược lại, việc bỏ qua nhiều giai đoạn phát triển có thể khiến con gặp khó khăn trong việc tập ăn, viết, nói và phát triển tư duy.

bỏ lẫy ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ

Bỏ qua các giai đoạn phát triển có thể ảnh hưởng tới não bộ

3. 4 nguyên nhân khiến bé trốn lẫy

3.1 Trẻ quá gầy hoặc quá béo

Trẻ quá gầy hoặc quá béo đều có xu hướng trốn lẫy, chậm đi.

Nhiều mẹ nghĩ rằng em bé phải có ngoại hình mũm mĩm, đầy đặn mới là tốt. Điều này là không đúng bởi khung xương, cơ bắp của trẻ 3 tháng chỉ chống đỡ được 5.5-5.8kg. Trẻ có cân nặng vượt ngưỡng so với giai đoạn phát triển sẽ gây khó khăn trong quá trình tập lẫy. 

Đối với trường hợp trẻ quá gầy, suy dinh dưỡng, hệ cơ, xương khớp của con phát triển không đầy đủ, bé không đủ năng lượng và động lực để thực hiện các hoạt động như lật, lẫy.

3.2 Thiếu hụt canxi và vitamin D3

Thiếu canxi có thể khiến trẻ chậm lớn, chậm mọc răng, còi xương và chậm đi.

Canxi chủ yếu có trong sữa mẹ và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không có vitamin D3, canxi sẽ không được hấp thu hiệu quả.

Thiếu vitamin D3 dẫn đến thiếu canxi, làm trẻ bỏ lẫy. Ngoài ra, khi thiếu D3, trẻ thường yếu cơ, thiếu năng lượng và đau nhức xương, khiến bé không thoải mái khi lật mình, dẫn đến việc trốn lật mình.

3.3 Trở ngại về tâm lý 

Những trở ngại tâm lý trong lần đầu tập lẫy hoặc trong quá trình vận động có thể khiến bé trốn lật mình. Ví dụ như con bị ngã khi tập lẫy, khó thở, tức ngực khi nằm sấp...

Đôi khi, việc mẹ tập cho trẻ lật mình quá sớm hoặc lật sai tư tế cũng gia tăng trở ngại tâm lý, khiến bé không thoải mái khi tập.

Bé sợ hãi trong lần đầu tập lẫy

Các trở ngại về tâm lý trong lần đầu tập lẫy khiến bé sợ hãi

3.4 Trẻ bị hạn chế vận động

Con sẽ không biết lật, bò, trườn hay ngồi nếu con không có nhu cầu. Các cách chăm sóc sai lầm của mẹ hoặc những khiếm khuyết bẩm sinh là những yếu tố khiến con bị hạn chế vận động:

  • Con được ba mẹ, ông bà truyền tay bế cả ngày
  • Trẻ được vây quanh bởi nhiều đồ chơi khiến cho bé không muốn vận động
  • Không gian chật hẹp làm cho trẻ không có hứng thú tiếp xúc với môi trường xung quanh
  • Quấn chũn chặt hoặc mặc nhiều quần áo trong thời gian dài

4. Bé trốn lật mình, ba mẹ nên làm gì?

Trẻ thường sẵn sàng tập lẫy từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi cơ bắp tay và cổ đã đủ khỏe. Nếu bé không lẫy, cha mẹ có thể hỗ trợ bằng bài tập lật mình:

  • Bước 1: Cho bé lẫy sang bên trái, tay trái đưa lên, chân phải cập hông, gập gối. Nghiêng người kích thích bé lật sang bên trái tói khi nằm sấp. (Làm ngược lại nếu muốn bé nghiêng sang phải)
  • Bước 2: Khi trẻ đã nằm sấp, dùng đồ chơi khua nhẹ từ trái sang phải để kích thích bé ngóc đầu và nhìn theo 2 bên.
  • Bước 3: Tập cho bé lẫy ngửa. Ba mẹ muốn bé lẫy ngửa sang bên nào thì đưa tay bên đó của bé lên. Một tay hỗ trợ đầu của bé, tay còn lại đẩy nhẹ vai, kích thích bé nằm ngửa. 

Thực hiện bài tập trên liên tiếp từng bên một và đều đặn hằng ngày, con sẽ quan dần với tư thế nằm sấp và có thể tự lật mình.

Các bước thực hiện bài tập lật mình cho bé

Các bước thực hiện bài tập lật mình cho bé

Song song với bài tập lật mình, mẹ cần lưu ý thực hiện một số điều sau:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ: Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo trẻ có cân nặng và khung xương phát triển tương xứng với độ tuổi.
  • Bổ sung vitamin D3 hằng ngày: Để tối ưu khả năng hấp thu canxi, cho hệ xương phát triển khỏe mạnh
  • Cho bé mặc quần áo gọn gàng, đủ ấm: Cha me nên lựa chọn quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi để con có thể tự do vận động.
  • Chuẩn bị không gian vui chơi rộng rãi: Để bé chơi ở không gian rộng rãi, trên nền xốp mềm, an toàn khi bò, lật, trườn.
  • Tạo hứng thú cho trẻ: Ba mẹ hãy để cho con có thời gian tự chơi để khám phá thế giới xung quanh mình bằng cách cố nghiêng người bé sang một bên và những đồ vật bé yêu thích để kích thích con với đến. 

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ thêm thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu bé trốn lẫy cũng như cách chăm sóc để bé phát triển theo đúng giai đoạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận được tư vấn của đội ngũ dược sĩ nhé! 



Bài viết liên quan