Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Răng bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục

Răng sữa của bé bị mủn là hiện tượng khá phổ biến khiến ba mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho ba mẹ những thông tin chi tiết về nguyên nhân răng bé bị mủn đồng thời gợi ý các cách khắc phục kịp thời để trẻ có được hàm răng khỏe mạnh.

nguyên nhân răng bé bị mủn và cách khắc phục

1. Tình trạng mủn răng ở trẻ

Răng sữa mọc khi trẻ 6 tháng tuổi, có chức năng giúp trẻ thực hiện hoạt động nhai để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Tình trạng mủn răng thường gặp ở trẻ 1-6 tuổi. Đây là độ tuổi con có thói quen ăn uống không khoa học và kỹ năng vệ sinh răng miệng chưa được chú trọng.

Mẹ có thể nhận ra răng bé bị mủn bằng mắt thường. Dưới đây là một số các dấu hiệu nổi bật thường gặp nhất giúp ba mẹ phát hiện sớm tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn:

  • Răng bị xỉn màu: Bề mặt răng sữa gần viền viền nướu xuất hiện các vết bám màu nâu hoặc đen, không thể loại bỏ bằng cách vệ sinh răng thông thường. Hiện tượng xỉn màu răng thường xuất hiện ở ở vị trí răng cửa hoặc răng ở phần hàm trên.
  • Mòn chân răng: Các vết ố vàng, xỉn màu ngày càng lan rộng rồi chuyển sang ố đen và bị mủn đến phần chân răng
  • Răng dễ bị mẻ vỡ: Khi răng bị mủn nhiều, men răng sẽ trở nên yếu dần nên rất dễ bị vỡ, mẻ ngay cả khi đang ăn uống bình thường.
  • Nướu quanh răng sữa bị sưng tấy: Ngoài tình trạng răng sữa bị mủn, nướu xung quanh răng bị tổn thương còn sưng tấy, thậm chí chảy máu.
  • Răng bị đau, dễ nhạy cảm: Lớp men răng sữa bị mòn khiến răng không còn lớp bảo vệ tốt, trở nên nhạy cảm hơn, trẻ bị khó chịu khi ăn uống những đồ quá lạnh hoặc quá nóng. 

sâu răng, đen răng, mủn răng ở trẻ

Răng xỉn màu, mòn, dễ bị mẻ... là dấu hiệu răng bé bị mủn

2. Nguyên nhân răng bé bị mủn

Vậy, vì sao răng trưởng thành và răng sữa bị mủn? Có rất nhiều nguyên nhân làm răng bé bị mủn, tùy vào từng nguyên do cụ thể sẽ có những biện pháp cải thiện tình trạng này phù hợp.

Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng kém. Điều này khiến vi khuẩn phát triển, phá hủy các mô răng bên ngoài dẫn tới tình trạng răng bị mủn. 

Một nguyên nhân khác là do hay uống sữa qua đêm ở trẻ. Đây là một thói quen không tốt bởi sau một thời gian sữa đọng lại trên răng sẽ chuyển thành axit gây hại đến răng. Việc này kéo dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ khiến răng dễ bị vi khuẩn tấn công, răng chuyển dần sang màu vàng và sau đó bắt đầu xuất hiện các mảng đen, dần dần bị mủn đi. 

Ngoài ra, việc trẻ sử dụng nhiều đồ ăn thức uống có hàm lượng axit cao, lượng đường cao như sữa, kẹo, bánh cũng cũng gây ra hiện tượng mủn răng ở trẻ em.

Ảnh hưởng của những yếu tố trên thường diễn ra mạnh hơn đối với răng sữa - vốn có lớp men yếu và mật độ canxi, phospho thấp hơn. Đây cũng là nguyên nhân răng sữa dễ bị mủn hơn răng trưởng thành.

Đặc biệt, khi trẻ mới mọc răng sữa, hoặc mới thay từ răng sữa sang răng trưởng thành, việc thiếu canxi và flour cũng là nguyên nhân khiến răng yếu, dễ lung lay, dễ mẻ, vỡ và xỉn màu. 

nguyên nhân răng bé bị mủn

Ăn bánh kẹo trước khi ngủ dẫn đến mủn răng

3. Răng trẻ bị mủn có ảnh hưởng gì không?

Có không ít phụ huynh cho rằng răng sữa chỉ là “răng tạm” và xem nhẹ tình trạng răng trẻ bị mủn. Tuy nhiên, mủn răng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung. 

Thứ nhất, răng sữa bị mủn sẽ khiến bé bị đau nhức, ê buốt, gây khó khăn trong việc ăn uống. Điều này có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, còi xương, kém phát triển hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Thứ hai, khi lớp men răng bảo vệ bên ngoài đã bị tổn thương, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công xâm nhập vào các bộ phận bên trong như xung quanh răng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi, viêm xương hàm...

Thứ ba, mủn răng sữa ở trẻ dẫn tới mất răng, ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé. Nhất là với các trường hợp răng sún nặng rồi bị rụng sớm khiến lợi đóng kín, nhẵn, chặt hơn khiến việc răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn hơn và có thể mọc lệch làm mất thẩm mỹ.

Thứ tư, răng bị mủn không chỉ giảm tính thẩm mỹ mà còn là hạn chế lớn trong vấn đề phát âm ở trẻ. Đặc biệt vị trí bị mủn lại nằm ở các răng cửa khiến bé phát âm không được chuẩn như những trẻ có hàm răng khỏe mạnh.

4. Cách khắc phục tình trạng mủn răng ở trẻ

Ở giai đoạn đầu, khi các dấu hiệu chưa thực sự quá ràng, tình trạng mủn răng ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục. Ngay từ hôm nay, hãy áp dụng những biện pháp sau để khắc phục tình trạng răng sữa của trẻ bị mòn và hạn chế mủn răng ở trẻ.

4.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng sạch sẽ là cách cơ bản nhưng quan trọng để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn và các mảng bám trên răng trẻ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào sự duy trì thói quen đều đặn và hỗ trợ từ cha mẹ, đặc biệt khi trẻ nhỏ chưa đúng biết cách chăm sóc răng đúng cách.

khuyến khích bé chủ động đánh răng

Cách khắc phục tình trạng mủn răng ở trẻ: Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Trẻ bắt đầu mọc răng sữa: Khi bé bắt đầu mọc răng sữa các mẹ nên vệ sinh răng nướu thường xuyên cho trẻ bằng cách lấy miếng gạc sạch, nhúng nước ấm rồi lau sạch khoang miệng cho trẻ. Tránh để lại những cặn sữa, thức ăn thừa trong miệng trẻ. Nếu trẻ vẫn còn uống sữa đêm thì nên cho trẻ súc miệng sau khi uống sữa.
  • Trẻ 2 – 3 tuổi: Khi trẻ được 2 tuổi, ba mẹ hãy hướng dẫn bé chải răng đúng cách 2 lần/ngày. Để làm sạch răng miệng, Ba mẹ lưu ý lựa chọn bàn chải có lông mềm, bề mặt nhỏ phù hợp với khoang miệng của trẻ và kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Trẻ 4 tuổi trở lên: Lúc bấy giờ trẻ đã có thể tự đánh răng nên bây giờ bạn chỉ cần nhắc nhở, tập cho trẻ có thói quen đánh răng hàng ngày. Cùng với đó, hãy chuẩn bị riêng cho bé nước súc miệng chuyên dụng để súc miệng sau khi đánh răng xong.

4.2 Điều chỉnh chế độ ăn

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và flour sẽ mang lợi ích trong việc phục hồi men răng và khắc phục tình trạng răng sữa bị mủn ở trẻ nhỏ.

Ba mẹ cần bổ sung hai chất này bằng cách thêm các thực phẩm như trứng, sữa, cá biển... vào thực đơn hàng ngày cho bé trước và trong suốt giai đoạn mọc răng và phát triển chiều cao.

Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp bổ sung vitamin D3 kết hợp với K2 để hỗ trợ hấp thu canxi, tăng cường vận chuyển canxi vào răng, cho răng chắc khỏe hơn.

TPBVSK Bioamicus Vitamin K2 & D3
TPBVSK Bioamicus Vitamin K2 & D3
330.000đ

4.3 Điều trị răng bị mủn tại nha khoa

Điều trị răng bị mủn tại nha khoa

Đưa trẻ tới nha sĩ để được thăm khám và điều trị mủn răng

Cũng có không ít những ba mẹ thắc mắc rằng “Răng sữa bị mòn có nên nhổ?”.

Với tình trạng răng bị mủn nặng, lung lay hoặc chỉ còn lại chân răng thì bắt buộc phải nhổ bỏ hoàn toàn để tránh vi khuẩn lây lan sang những răng bên cạnh.

Đối với trường hợp nhẹ thì bác sĩ sẽ loại bỏ các chỗ bị mủn đỏ bằng cách hàn trám lại để ngăn ngừa sâu răng và vi khuẩn gây hại. 

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng mủn răng sữa ba mẹ nên cho trẻ đến nha khoa khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những vấn đề về răng miệng cho trẻ.

Hy vọng rằng bài viết “Răng bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục” đã cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu mẹ cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự tư vấn 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.



Bài viết liên quan