Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Con đủ tháng đủ ngày mà chưa biết đi là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ. Trên diễn đàn chăm con, nhiều mẹ thắc mắc trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi không, có cần bổ sung canxi không. Cùng chuyên gia giải đáp trong bài viết sau.
Chị L (Hà Nội) chia sẻ:
Con đã được 17 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi, chỉ thỉnh thoảng đứng và nhún nhảy theo điệu nhạc. Bé thích được bế và thường xuyên đòi bế khi ra ngoài. Bé hiện tại không bổ sung canxi hay bất kỳ loại vitamin nào. Vậy, liệu việc trẻ chậm biết đi có phải do thiếu canxi không? Có nên bổ sung canxi để giúp bé biết đi nhanh hơn?
Chuyên gia trả lời:
Thông thường, trẻ 18 tháng đã có thể thành thục các kỹ năng đi, đứng. Trường hợp trẻ 17 tháng tuổi chưa biết đi, có dấu hiệu của chậm đi. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu hụt Canxi chỉ là một yếu tố hỗ trợ xương phát triển và cần xét nghiệm để xác định trẻ có thiếu canxi hay không. Trẻ chậm biết đi có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi, một trong số đó là tình trạng thiếu hụt canxi.
Canxi là một khoáng chất quan trọng hỗ trợ phát triển xương, cơ và các chức năng thần kinh. Thiếu hụt canxi, bộ khung xương không đủ cứng cáp để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Dẫn đến chậm phát triển các kỹ năng vận động, trong đó có học đi, đứng.
Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ qua một số biểu hiện điển hình như:
Trẻ 17 tháng chưa đi có thể chậm phát triển vận động, nhưng nếu bé đã biết đứng và nhún nhảy, đó là dấu hiệu tích cực. Mẹ nên khuyến khích bé tập đi, đứng và lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để xây dựng khung xương chắc chắn cho trẻ.
Bên cạnh nguyên nhân chậm biết đi do thiếu canxi, còn có nhiều nguyên nhân khác như:
Trẻ sinh non thường chậm biết đi, biết nói hơn các bạn sinh đủ tháng. Do cơ thể bé bao gồm cả hệ vận động chưa phát triển toàn diện. Khi khung xương và các cơ quan chưa hoàn thiện, trẻ sẽ khó có đủ sức mạnh và sự ổn định để trụ vững và tập đi như các bạn cùng độ tuổi.
Không phải mọi trẻ sinh non đều chậm biết đi. Mức độ chậm phụ thuộc vào thời điểm sinh và sự trưởng thành của cơ thể bé, trẻ sinh càng sớm, hệ vận động càng non nớt nguy cơ chậm đi càng cao.
Bên cạnh đó, trẻ sinh non thường hấp thu kém các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D3 và K2, dễ dẫn đến thiếu hụt. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển toàn diện.
Di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm biết đi mà không liên quan đến vấn đề sức khỏe. Nếu bố hoặc mẹ hay những người trong gia đình từng chậm đi khi nhỏ, bé cũng có khả năng tương tự.
Mỗi trẻ có tính cách khác biệt, và một số bé với tâm lý nhút nhát, sợ ngã đau hoặc thiếu sự động viên từ gia đình có thể bước vào giai đoạn tập đi muộn hơn.
Trong những trường hợp này, cha mẹ chỉ cần kiên nhẫn, khuyến khích trẻ vận động và hỗ trợ nhẹ nhàng, bé sẽ sớm đạt được kỹ năng đi lại bình thường.
Trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức có ít cơ hội vận động thể chất. Việc thường xuyên được bế ẵm, không được khuyến khích tự di chuyển khiến trẻ thiếu cơ hội tập luyện kỹ năng đi lại.
Bên cạnh đó, cha mẹ chăm sóc thái quá, ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ thừa cân. Trọng lượng cơ thể lớn khiến đôi chân, khung xương của trẻ chịu áp lực quá tải, cơ bắp yếu hơn, làm việc di chuyển trở nên khó khăn và kéo dài thời gian tập đi thêm vài tuần hoặc vài tháng so với trẻ bình thường.
Những vấn đề về xương khớp như loãng xương hoặc dị tật bẩm sinh ở chân cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi.
Ngoài ra, những bệnh như tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch, xương thủy tinh, viêm teo gan và các bệnh lý nội tạng khác làm suy yếu thể lực của trẻ, khiến bé không có đủ sức để tập đi. Dù không trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động, nhưng các bệnh này có thể làm giảm sức mạnh cơ bắp, gây khó khăn trong việc di chuyển.
Do vậy, để xác định được nguyên nhân chậm đi của trẻ, mẹ nên duy trì lịch khám sức khoẻ định kỳ của trẻ và nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên gia phục hồi chức năng để kịp thời can thiệp.
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Canxi là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển xương và răng của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi cần thực hiện thận trọng và chỉ theo chỉ định của bác sĩ vì bổ sung sai cách có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, hệ thống cơ vân và hệ thần kinh.
Phần lớn trẻ có thể nhận đủ canxi từ thực phẩm hàng ngày. Để canxi được hấp thu hiệu quả, mẹ nên kết hợp bổ sung thêm vitamin D3 và K2. Vitamin D3 hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi và photpho, giúp xương phát triển, cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp bé bắt kịp các giai đoạn phát triển. Vitamin K2 đóng vai trò vận chuyển canxi đến xương và răng, ngăn ngừa canxi lắng đọng trong mạch máu, bảo vệ hệ tim mạch.
Sự kết hợp giữa D3 và K2 không chỉ tối ưu hóa việc sử dụng canxi mà còn giúp xương chắc khỏe, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và hỗ trợ trẻ nhanh biết đi hơn.
Đối với những trẻ khỏe mạnh, mẹ chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và kiên nhẫn cùng trẻ luyện tập thì trẻ biết đi nhanh chóng.
Còn đối với những trẻ chậm biết đi do bệnh lý tạo thành ngoài những việc trên, mẹ cần phải:
Hy vọng trong bài viết "Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi? Những điều cần biết" mẹ đã có câu trả lời cho những vấn đề thắc mắc của mình. Mẹ có thể liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận tư vấn từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.