Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Tiêu chảy mỗi năm cướp đi hàng trăm ngàn tính mạng của trẻ sơ sinh. Cha mẹ càng sớm nhận ra bệnh thì con càng mau khỏi. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra hình ảnh trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để giúp ba mẹ nhận biết sớm để điều trị đúng cho con.
Màu và mùi của phân là yếu tố quan trọng giúp cha mẹ theo dõi sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trạng thái phân thay đổi tùy thuộc vào thực đơn của bé. Như vậy, với trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức, phân sẽ khác nhau.
Trẻ mới chào đời được vài ngày sẽ đi ra phân su với màu xanh đen, đặc sệt và có hơi dính.
Phân su khi mới chào đời của trẻ sơ sinh
Sau vài ngày ăn sữa mẹ, phân sẽ chuyển màu vàng, lỏng hơn, mùi hơi chua nhưng không quá nặng mùi và có thể có vón cục.
Trẻ sơ sinh một ngày đi ngoài khoảng 4 – 6 lần/ngày là bình thường. Sau 1-2 tuần khi bé đã thích nghi được thì tần suất đi ngoài sẽ giảm đi.
Như vậy, nếu thấy con đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân mềm thì mẹ đừng vội kết luận là tiêu chảy.
Trẻ bú mẹ có phân màu vàng, lỏng hơn, mùi hơi chua
Sữa mẹ luôn được ưu tiên hơn sữa công thức vì giúp tăng cường đề kháng và dễ tiêu hóa hơn cho bé. Chính vì vậy, với trẻ uống sữa công thức, kết cấu phân sẽ lớn hơn và đặc hơn.
Phân có màu vàng nâu hoặc nhạt, mùi khá nồng, có thể có hạt trắng trong phân.
Phân của trẻ uống sữa công thức
Sữa công thức chứa các chất béo, vitamin và vi khoáng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các enzym tiêu hóa và hormone cần thiết cũng có thể bị chết đi trong quá trình pha chế sữa. Vì các lý do trên, trẻ uống sữa ngoài dễ bị tiêu chảy hơn trẻ bú mẹ.
Hình ảnh màu sắc phân “cảnh báo” sức khỏe của bé
Tiêu chảy là khi trẻ đột nhiên đi ngoài phân lỏng hơn, nhiều nước hơn và kéo dài trên 3 tuần. Rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đáng lưu ý nhất là mất nước điện giải và suy dinh dưỡng. Để ngăn chặn kịp thời, cha mẹ cần đọc các dấu hiệu tiêu chảy sau trong những ngày đầu của bệnh.
Trẻ bị tiêu chảy khi có các hiện tượng sau:
Phân lỏng màu vàng hoặc xanh lá cây hoặc nâu của trẻ bị tiêu chảy
Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có lẫn máu
Hình ảnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh còn đi với mất nước – biến chứng nguy hiểm nhất và cũng phổ biến nhất. Với 3 mức độ, các biểu hiện mất nước lần lượt là:
Mất nước nhẹ | Mất nước trung bình | Mất nước nặng |
Khô miệng, khô mắt, khi khóc chảy ít nước mắt hoặc rất ít
Đi tiểu ít hơn bình thường Bé quấy khóc, mệt mỏi. |
Da khô, mắt trũng
Bé lờ đờ, li bì. |
Thóp trũng, da mất khả năng đàn hồi
Trẻ không đi tiểu trong khoảng 6 giờ Người bé rất lờ đờ, đuối sức, thậm chí hôn mê bất tỉnh Mạch đập nhanh, tụt huyết áp. |
Tiêu chảy mất nước, trẻ sơ sinh môi khô, da khô, mắt lờ đờ, mệt mỏi, tiểu ít hoặc không tiểu
Tiêu chảy được phân loại theo nhiều cách khác nhau, mang những đặc điểm riêng. Trong đó cha mẹ cần lưu ý:
Nếu thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dữ dội và kéo dài trên 10 ngày. Trẻ rất dễ bị mất nước, điện giải, vì vậy mẹ cần lưu ý đánh giá mức độ mất nước của con và bổ sung bù lại phù hợp.
Mất nước khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, lờ đờ không tỉnh táo
Trẻ có thể biếng ăn, kém hấp thu, suy dinh dưỡng do tiêu chảy mạn tính kéo dài.
Phân biệt tiêu chảy loại nào sẽ giúp cha mẹ lường trước được các biến chứng sẽ xảy ra. Phương hướng điều trị tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng với mỗi loại lại có 1 lưu ý mà cha mẹ cần biết.
Nếu cha mẹ thấy con xuất hiện các hình ảnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, tốt nhất là cho bé đi khám bác sĩ Nhi để được tư vấn cách điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc mà thay vào đó, có thể thử các giải pháp sau:
Bù nước điện giải đặc biệt quan trọng trong tiêu chảy cấp – khi trẻ đi ngoài phân nước dữ dội, liên tục. Với trẻ sơ sinh, dung dịch bù nước là sữa mẹ, sữa công thức hoặc Oresol (ORS). Mẹ cần chú ý:
Cách pha cho trẻ sơ sinh như sau: Oresol cần bổ sung sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Trẻ dưới 2 tuổi cần 500ml/ngày, chia thành nhiều lần uống, mỗi lần 50-100ml. Mẹ nên cho con uống từ từ từng thìa nhỏ, nếu trẻ nôn thì dừng vài phút rồi tiếp tục.
Cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần đảm bảo:
Gặm đồ chơi hay mút tay khiến trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột chưa phát triển đầy đủ.
Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, giải pháp được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng chính là bổ sung men vi sinh cho con, đặc biệt là men vi sinh đa chủng. Men vi sinh giúp bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi khuẩn ruột, từ đó giúp giảm thời gian và mức độ của tiêu chảy.
Một trong những dòng men vi sinh nhận được nhiều feedback của các mẹ bỉm và được các bác sĩ tin dùng chính là men Bioamicus - men 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam.
Men 10 chủng Bioamicus - Hỗ trợ giảm thời gian và mức độ tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Với 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, BioAmicus cung cấp lợi khuẩn dạng ưu việt (được phân lập đến cấp chủng), mang đến khả năng hỗ trợ điều trị tiêu chảy và tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, BioAmicus Complete là sản phẩm hàng đầu cho trẻ sơ sinh nhờ các ưu điểm:
Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng vaccine. Sau khi con hết tiêu chảy, cha mẹ cần mang đến các cơ sở tiêm phòng để được tư vấn. Vaccine Rota cho trẻ sơ sinh phòng tiêu chảy thường dùng dạng uống. Đây chính là biện pháp phòng tiêu chảy hiệu quả nhất, giảm nguy cơ tái mắc tiêu chảy.
Vaccine phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh
Bài viết trên đã đưa ra cho cha mẹ hình ảnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Mong rằng những bức tranh này sẽ giúp cha mẹ hiểu cận kĩ về căn bệnh này, từ đó kịp thời phát hiện nếu con mắc bệnh. Những kiến thức bổ ích về chăm sóc trẻ tiêu chảy được cập nhật liên tục ở BioAmicus. Nếu cha mẹ cần hỗ trợ hay có thắc mắc, xin hãy liên hệ tới hotline 1900 636 985.
Mời mẹ xem thêm:
Nguyên nhân gây ho tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa