Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tổng hợp mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em - Áp dụng ngay

Mục lục

Nghiến răng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nếu không được can thiệp kịp thời. Bài viết dưới đây tổng hợp mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.

tổng hợp mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em

1. Bệnh nghiến răng khi ngủ ở trẻ em

Nghiến răng khi ngủ ở trẻ em là tình trạng trẻ nghiến chặt hoặc cọ xát hàm răng trong khi ngủ. Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ em bao gồm:

  • Căng thẳng và lo âu tích tụ.
  • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngưng thở khi ngủ.
  • Nhiễm giun kim.
  • Sai lệch khớp cắn.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm - TMD.
  • Rối loạn hành vi như ADHD.
  • Đau răng do mọc răng hoặc dị ứng.
  • Thiếu hụt vitamin D.
  • Thiếu hụt canxi.
  • Yếu tố di truyền từ gia đình.
  • Sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, an thần, kích thích).

Nghiến răng khi ngủ ở trẻ có thể dẫn đến mòn men răng, đau hàm, rối loạn khớp thái dương hàm, đau đầu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, do đó cần điều trị sớm để tránh các vấn đề sức khỏe lâu dài.

trẻ ngủ nghiến răng

Trẻ nghiến chặt hàm răng và cọ xát răng khi ngủ

2. Các mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em

Dưới đây là các mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em với cách thực hiện đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Những phương pháp này giúp trẻ thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ và có thể giảm đáng kể tần suất nghiến răng, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.

2.1. Cho trẻ ăn đuôi lợn luộc

Đuôi lợn rất giàu collagen và các dưỡng chất, hỗ trợ quá trình phục hồi mô và sức khỏe răng miệng. Khi trẻ ăn đuôi lợn, các thành phần dinh dưỡng sẽ giúp củng cố răng, xương và hệ cơ - khớp, từ đó giảm khả năng nghiến răng. Bên cạnh đó, món ăn này cũng rất mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, đuôi lợn chứa nhiều cholesterol, mẹ không nên lạm dụng mà chỉ nên cho bé ăn 1 lần/tuần.

2.2. Cho trẻ ăn đỗ đen hầm muối

Đỗ đen chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi, phospho, có tác dụng làm dịu thần kinh. Hầm đỗ đen với muối giúp trẻ giảm cảm giác căng thẳng và lo âu, thư giãn hàm và giảm căng cơ, từ đó giúp giảm nghiến răng.

Để chế biến món đỗ đen hầm muối trị nghiến răng, mẹ thêm khoảng 200g đỗ đen vào nồi, thêm nước ngập đỗ đen, nấu với lửa lớn. Sau đó hạ lửa nhỏ, hầm tới khi đỗ chín nhừ. Nêm thêm một ít muối hạt và đường phèn, tiếp tục hầm thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp, cho trẻ ăn cả nước và cái liên tục trong 2-3 tuần.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên nêm một ít muối tới khi vừa ăn, không nên nêm muối quá mặn.

mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em

Đỗ đen hầm muối là mẹo chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em

2.3. Cho bé nằm gối tầm sa (tám mễ)

Gối tầm sa, làm từ phân tằm, là một mẹo dân gian phổ biến để giảm nghiến răng ở trẻ. Gối này giúp trẻ có tư thế ngủ thoải mái, hỗ trợ cột sống cổ và đầu, giảm áp lực lên hàm và cơ, nhờ đó hạn chế tình trạng nghiến răng.

Để làm gối tầm sa, mẹ chỉ cần phơi khô phân tằm, trộn cùng bông gòn làm gối cho bé. Gối tầm sa cần được thay định kỳ để duy trì hiệu quả.

2.4. Cho trẻ uống sữa ấm

Sữa ấm có tác dụng thư giãn rất tốt, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu trước khi đi ngủ. Sữa còn cung cấp canxi và các vitamin D3 giúp củng cố sức khỏe răng miệng, từ đó giảm nguy cơ nghiến răng do thiếu hụt dinh dưỡng.

Ngoài ra, uống một ly sữa ấm nhỏ trước khi đi ngủ được coi là biện pháp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

2.5. Cho trẻ tập các bài tập thư giãn hàm

Tập các bài tập thư giãn hàm là mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em hiệu quả, đặc biệt là nghiến răng vào ban đêm. Các bài tập này giúp giảm căng thẳng cho vùng hàm, cổ, vai và giúp bé ngủ ngon hơn

Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà mẹ có thể thực hiện cùng bé hằng ngày:

  • Bài tập thả lỏng hàm: Trẻ mở miệng nhẹ nhàng, sau đó từ từ thả lỏng hàm dưới mà không đóng miệng hoàn toàn. Lặp lại 10 lần để giúp thư giãn cơ hàm.
  • Bài tập massage cơ hàm: Dùng hai ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng các cơ quanh khu vực hàm và thái dương, từ 2-3 phút mỗi ngày, giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ.
  • Kéo căng cơ hàm: Cho trẻ đặt đầu lưỡi lên nóc miệng, mở miệng từ từ và kéo căng cơ hàm trong 5 giây rồi thả lỏng. Lặp lại động tác này 5-10 lần.
  • Thư giãn với hơi thở sâu: Hướng dẫn trẻ hít vào sâu và thở ra từ từ. Kỹ thuật này giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, bao gồm cơ hàm, giúp giảm nguy cơ nghiến răng.

bài tập thư giãn hàm trị nghiến răng cho trẻ

Bài tập thư giãn hàm trị nghiến răng khi ngủ

3. Cách chữa nghiến răng khi ngủ ở trẻ em theo khoa học

Khi áp dụng các mẹo dân gian chữa nghiến răng, nhiều mẹ than phiền rằng mất quá lâu để có tác dụng. Số khác cho biết không trị được dứt điểm chứng nghiến răng. 

Để chữa dứt điểm nghiến răng khi ngủ, cần chọn phương pháp phù hợp với nguyên nhân. Nếu trẻ bị nghiến răng do căng thẳng, liệu pháp tâm lý có thể giúp giảm lo âu. Các phương pháp vật lý như mát-xa hoặc liệu pháp laser cũng hỗ trợ thư giãn cơ.

Dụng cụ nha khoa như máng nhai giúp bảo vệ răng, trong khi châm cứu và thuốc có thể hỗ trợ thêm. Sự hợp tác giữa bác sĩ, cha mẹ và trẻ là rất quan trọng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bố mẹ cũng nên bổ sung vitamin D3, K2 cùng canxi để cân bằng khoáng chất trong cơ thể, giảm nguy cơ nghiến răng do thiếu khoáng. Vitamin D3 cũng có vai trò làm giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ, góp phần giảm tình trạng nghiến răng ở trẻ em.

BioAmicus D3K2 là sản phẩm D3K2 tinh khiết, nhập khẩu từ Canada đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Chỉ cần bổ sung từ 3 giọt mỗi ngày, BioAmicus D3K2 cung cấp tới 300 IU D3 và 12µg vitamin K2, giúp bé hấp thu canxi tối ưu, từ đó hỗ trợ xương hàm và răng chắc khỏe, giảm nghiến răng.

có D3k2 BioAmicus cho bé ngủ ngon

Có D3K2 BioAmicus cho bé ngủ ngon

4. Chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ có hết được không?

Chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ có thể giảm hoặc biến mất, thường giảm khi đến tuổi dậy thì (10-12 tuổi). Bởi lúc này, sự phát triển của hàm và khuôn mặt đã tương đối ổn định.

Tuy nhiên, chứng nghiến răng có thể kéo dài tới khi trẻ tưởng thành với tỷ lệ giảm từ 30% ở tuổi 18-29 xuống còn khoảng 3% ở tuổi 69. Chứng nghiến răng cũng có thể quay trở lại ngay cả khi đã khỏi, do căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ.

Một số trẻ không nghiến răng khi nhỏ nhưng lại phát triển tình trạng này khi lớn lên, cho thấy ảnh hưởng của môi trường và tâm lý.

5. Kết luận

Chứng nghiến răng ở trẻ em là một vấn đề phổ biến có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và chất lượng giấc ngủ. Mặc dù tình trạng này thường tự hết khi trẻ lớn lên, phụ huynh không nên chủ quan, vì một số trẻ có thể tái phát do căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Việc theo dõi tình trạng nghiến răng và điều trị từ sớm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Mong rằng các mẹo trong bài viết “Tổng hợp mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em - Áp dụng ngay” sẽ hữu ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé. Để được tư vấn thêm, ba mẹ có thể liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ.



Bài viết liên quan