Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Rối loạn tiêu hóa thường diễn ra trong thời gian ngắn. Khi nó kéo dài, nhiều phụ huynh lo lắng con mắc các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus phân tích nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em và ảnh hưởng của nó tới sinh hoạt của bé trong bài viết dưới đây nhé!
Rối loạn tiêu hóa kéo dài bao lâu khác nhau giữa các cấp độ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kéo dài hay không phụ thuộc vào cấp độ của rối loạn tiêu hóa.
Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa diễn ra rầm rộ, trong thời gian ngắn (chỉ vài ngày). Điển hình là đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy cấp, mất nước, rối loạn điện giải. Trẻ quấy khóc nhiều, có kèm theo sốt, người mệt lả.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không rầm rộ: đi ngoài phân lỏng dưới 3 lần mỗi ngày, phân có mùi chua, đau bụng âm ỉ, hăm tã, đầy chướng bụng… Rối loạn tiêu hóa kéo dài thường diễn ra trong 2-4 tuần, có thể ngắt quãng 1-2 ngày.
Khi triệu chứng kéo dài trên 4 tuần, trẻ được coi là mắc rối loạn tiêu hóa mãn tính. Trẻ có thể sốt nhẹ, đau bụng, da xanh xao, sụt cân, phân có máu.
Như vậy, rối loạn tiêu hóa kéo dài thường là rối loạn tiêu hóa mãn tính. Rối loạn tiêu hóa kéo dài không khiến trẻ lập tức rơi vào tình trạng nguy hiểm xong ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng.
Có thể mẹ quan tâm:
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không? |
Mẹo trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ |
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bố mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời, an toàn và hiệu quả. Một số nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ như sau:
Hệ miễn dịch còn yếu, con dễ mắc rối loạn tiêu hóa kéo dài
Khi mới sinh tới khi con được 2 tuổi, miễn dịch của con chủ yếu được từ kháng thể của mẹ. Sau khi cai sữa, lượng kháng thể này không còn tạo thành khoảng trống miễn dịch. Dưới 6 tuổi, con rất dễ bị tổn thương, ngay cả với những vi khuẩn yếu như hại khuẩn đường ruột. Sự tấn công này khiến trẻ nôn mửa, tiêu chảy, sốt, rối loạn tiêu hóa.
Cũng do hệ miễn dịch còn yếu, khi bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, trẻ cần nhiều thời gian hơn để tiêu diệt chúng. Điều này làm rối loạn tiêu hóa kéo dài hơn so với thông thường.
Có thể mẹ quan tâm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không? Cách ứng phó ngay
Dị tật bẩm sinh hay gặp ở trẻ là bất thường sự quay của ruột, teo hẹp hậu môn, đường mật, thực quản… Những dị tật này thường được phát hiện trong 1 năm đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, có trường hợp ban đầu dị tật chỉ gây rối loạn tiêu hóa nhẹ, sau đó khỏi rồi lại tái phát. Do đó, mẹ dễ bỏ qua cơ hội điều trị sớm.
Khi con lớn dần, lượng thức ăn cần được tiêu hóa nhiều hơn, ảnh hưởng của dị tật lớn hơn. Chứng rối loạn tiêu hóa vì thế nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa ổn định. Nhất là với những bé sinh non, thường xuyên ốm vặt, sử dụng nhiều kháng sinh. Khi tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn giảm dưới ngưỡng 85:15, sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm dịu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.
Thiếu hụt lợi khuẩn khiến rối loạn tiêu hóa kéo dài
Thêm vào đó, dưới 7 tuổi, con có thể thiếu hụt men tiêu hóa hoặc có cấu tạo các cơ quan chưa hoàn chỉnh. Tình trạng này sẽ sớm kết thúc nhưng trước đó, nó khiến trẻ nhỏ dễ mắc rối loạn tiêu hóa. Nếu mẹ nôn nóng và điều trị không đúng cách, rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ rất dễ xảy ra.
Như vậy, trẻ có thể mắc rối loạn tiêu hóa kéo dài ngay cả khi không mắc thêm bệnh lý nào khác. Nguyên nhân nằm ở chính các vấn đề sinh lý ở trẻ.
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, cụ thể như sau:
Một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ chính là do trẻ căng thẳng, lo âu, sợ hãi... Căng thẳng làm thay đổi nhu động ruột, gây co thắt cơ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm nặng hơn và khiến triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Sự liên kết giữa hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, hay còn gọi là trục não-ruột, cũng phần nào giải thích về mối quan hệ này.
Trẻ có thể bị căng thẳng do áp lực học tập, do xung đột gia đình, hoặc có thể do thay đổi môi trường sống, và đặc biệt những trẻ mới đi học mầm non.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ thường không gây nguy hiểm ngay lập tức, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính mà trẻ gặp phải.
Suy dinh dưỡng là hệ quả rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ
70% tế bào miễn dịch nằm trên đường tiêu hóa, do đó khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
Con tiêu chảy, nôn mửa kéo dài rất dễ mất nước, mất khoáng. Biểu hiện bên ngoài, con khô táo, da nhăn nheo, kém tỉnh táo. Nếu không bù nước kịp thời, trẻ dễ bị hôn mê, trụy tim mạch, có thể tử vong.
Khi con suy dinh dưỡng, thiếu nước, việc vận chuyển máu nuôi các cơ quan nội tặng cũng bị rối loạn. Cùng với đó, khối thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ chèn ép, gây tổn thương các cơ quan. Có thể kể đến như chứng suy thận, giảm trương lực ruột, viêm đại tràng…
Thiếu hụt lượng lớn protein, iot, sắt, acid folic, vitamin B, nước… khiến con mất tập trung, kém phát triển trí tuệ. Rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng khiến trẻ khó chịu, stress, hay cáu gắt.
Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa kéo dài còn khiến trẻ dễ bị mất ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng học tập của trẻ.
Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài dễ stress, căng thẳng, mất tập trung
Tiêu chảy, nôn trớ, táo bón gây xáo trộn môi trường trong ống tiêu hóa. Hệ lợi khuẩn vốn non nớt nay lại không có môi trường tốt để phát triển sẽ càng suy giảm.
Nhiều bệnh lý đường tiêu hóa gây ra triệu chứng gần giống rối loạn tiêu hóa. Nếu mẹ không điều trị bệnh lý trước, tình trạng này sẽ kéo dài mãi không khỏi. Các bệnh lý hay gặp nhất là:
Táo bón là hiện tượng trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài. Con đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần và thường có biểu hiện đau rát, sợ đi ngoài.
Táo bón ở trẻ thường diễn ra theo 3 cấp độ:
Thông thường, táo bón ở trẻ rối loạn tiêu hóa chỉ dừng lại ở cấp độ trung bình và nhẹ. Trẻ cũng có thể nôn nhưng thường là nôn khan hoặc nôn ra thức ăn, không có mùi chua.
Trào ngược dạ dày- thực quản là tình trạng thức ăn, dịch tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân chủ yếu do sự đóng mở cơ vòng thực quản và sự tiết acid dịch vị.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nôn và buồn nôn là những dấu hiệu điển hình của bệnh lý này. Ở trẻ nhỏ, chứng ợ chua, ợ nóng thường khiến con ọc sữa, đau rát thực quản, quấy khóc. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ khó nuốt, khàn giọng, ho.
Trào ngược dạ dày- thực quản hiếm khi khiến bé tiêu chảy, táo bón.
Trào ngược dạ dày – thực quản có triệu chứng giống rối loạn tiêu hóa
Nhiễm trùng đường ruột là một trong các bệnh có biểu hiện giống rối loạn tiêu hóa nhất.
Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thường có tiếp xúc với tác nhân gây nhiễm trùng: nước bẩn, đồ ăn không hợp vệ sinh, phân, chất nôn của trẻ nhiễm bệnh.
Biểu hiện rõ ràng nhất của nhiễm trùng đường ruột là đau thắt bụng theo cơn và sốt.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc trong đại tràng. Viêm đại tràng tạo thành những ổ viêm, có thể tiến triển thành loét đại tràng.
Viêm đại tràng mãn tính có nhiều dấu hiệu tương tự rối loạn tiêu hóa nhưng thường xảy ra sau 1 đợt viêm cấp. Khi đi tiêu, trẻ mắc viêm đại tràng sẽ có các cơn đau dọc theo khung đại tràng. Bé vẫn sinh hoạt bình thường, không nôn nhưng thường xuyên cảm thấy buồn đi tiêu.
Bệnh Crohn là bệnh lý gây viêm ở nhiều cơ quan của đường tiêu hóa. Các ổ viêm có thể tiến triển thành ổ loét, áp xe, lỗ rò hoặc gây tắc ống tiêu hóa.
Bệnh Crohn có triệu chứng điển hình là đau bụng và tiêu chảy. Đôi khi trẻ mắc Crohn có thể đi ngoài ra máu.
Để nhận biết bệnh Crohn, mẹ cần quan sát cả những biểu hiện ngoài đường tiêu hóa như thiếu máu, viêm khớp, sốt. Bệnh Crohn cũng được chẩn đoán xác định qua hình ảnh X- quang, CT.
Hội chứng ruột kích thích gây ra những thay đổi về số lần đi ngoài và tính chất của phân.
Bệnh lý này thường dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón, không gây nôn và buồn nôn ở trẻ. Ngoài ra, nhiều bé cũng phàn nàn về sự căng cứng bụng dưới, có chất nhày, máu ở phân.
Hội chứng ruột kích thích đôi khi đi kèm đau mỏi người, ngủ không ngon giấc, đau đầu.
Viêm loét dạ dày là bệnh mạn tính gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Ợ hơi, ợ chua kèm đau tức vùng trên rốn nhưng vẫn đi ngoài bình thường là điểm khác nhau giữa rối loạn tiêu hóa và bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đến bệnh viêm lóet dạ dày ở trẻ nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày.
Như vậy, có nhiều bệnh ở trẻ có thể khiến mẹ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa kéo dài. Đôi khi, hai tình trạng chỉ khác nhau bởi một số dấu hiệu nho nhỏ. Hãy quan sát thật kỹ, tìm ra các dấu hiệu này để nhanh chóng xử lý bệnh lý, cải thiện tiêu hóa bé yêu.
Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và đau dạ dày
Men 10 chủng BioAmicus – Giải pháp hiệu quả cho rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em
Men vi sinh đa chủng khắc phục vấn đề thiếu hụt vi sinh đường ruột, từ đó giải quyết nguyên nhân tiêu hóa kéo dài ở trẻ em:
Trong số các sản phẩm trên thị trường, men 10 chủng BioAmicus Complete là giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em.
Đây là men vi sinh bổ sung đa dạng chủng lợi khuẩn trong 1 liều. Sản phẩm có khả năng xây dựng lại hệ lợi khuẩn khỏe mạnh, giúp giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề tiêu hóa. Do đó rất phù hợp với trẻ có hệ vi sinh chưa ổn định, gặp vấn đề loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Men 10 chủng an toàn với cả trẻ sinh non, thiếu tháng. Thành phần của men chỉ gồm lợi khuẩn và dầu hướng dương, được đánh giá là lành như nước.
Men 10 chủng hiện được đóng gói dưới dạng ống nhỏ giọt, rất tiện lợi để bổ sung cho trẻ hằng ngày hoặc mang đi khi du lịch. 5-10 giọt men mỗi ngày, con ăn khỏe, mẹ hết lo rối loạn tiêu hóa.
Bài viết đã cung cấp cho mẹ những nguyên nhân phổ biến nhất khiến rối loạn tiêu hóa kéo dài và các bệnh lý dễ gây nhầm lẫn. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp, mẹ hãy liên hệ 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại BioAmicus để được tư vấn miễn phí.