Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ cảnh báo điều gì? [TÌM HIỂU NGAY]

Mục lục

Tiêu chảy ra máu khiến nhiều mẹ lo lắng. Vì sao trong phân của trẻ có máu? Tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ cảnh báo điều gì? Mẹ cần làm gì khi con đi ngoài ra máu? Tất cả có ngay trong bài viết dưới đây.

tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ

1. Thế nào là tiêu chảy ra máu? Phân có màu đỏ có phải có máu?

Tiêu chảy là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ với tính chất phân lỏng loãng, đôi khi toàn nước. Con đi ngoài có thể có mùi chua, có khi lợn cợn phân sống. 

Tiêu chảy có máu thường ít gặp. Biểu hiện là trong phân lẫn tia máu đỏ hoặc đen. Có khi con đi ngoài phân loãng nước đỏ. Hoặc khi mẹ lau chùi cho bé thấy có dính máu trên giấy lau. Đôi khi, phân của trẻ có mùi thối khẳm.

Tuy nhiên, không phải cứ đi ngoài phân có màu đỏ là có máu. Đôi khi trẻ ăn các thức ăn có màu đỏ như thanh long, củ dền, rau dền, xôi cẩm… cũng đi ngoài phân đỏ. Hoặc do trẻ sử dụng một loại thuốc nào đó khiến phân không có màu giống bình thường. Đặc biệt, việc nước tiểu có ure ở trẻ mới sinh cũng khiến tã của con có vệt đỏ nhưng không phải máu.

2. Tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ thường cảnh báo điều gì

Bé tiêu chảy ra máu có nhiều nguyên nhân. 5 nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng, dị ứng, chảy máu đường tiêu hóa hoặc tổn thương do chính yếu tố tiêu chảy. Biểu hiện tiêu chảy ra máu cũng cảnh báo các tổn thương này.

Tiêu chảy kèm theo máu ở trẻ nhỏ cảnh báo điều gì

2.1. Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ gây phân lỏng có máu

Khi vi trùng, ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột, nhiều chủng có khả năng bám vào niêm mạc ruột. Để xâm nhập sâu hơn, chúng tạo ra ổ viêm loét, xuất huyết. Một số chủng lại tiết ra độc tố phá hủy niêm mạc, gây chảy máu, có máu trong phân.

Chủng vi khuẩn gây tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ phổ biến nhất là trực khuẩn lỵ. Kế đến là bệnh lỵ amip. Do đó, tiêu chảy kèm theo máu là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh lỵ. 

Nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy có máu còn do nhiều virus, vi khuẩn khác như Campylobacteriosis, Salmonella, Rotavirus, giun chỉ, vi khuẩn Hp… nhưng ít phổ biến hơn.

Các biểu hiện khác kèm theo: đau quặn bụng, sốt, phân có chứa chất nhầy. 

2.2. Cảnh báo trẻ bị dị ứng thực phẩm

Các loại thực phẩm như đậu phộng, tôm, cua, trứng, đạm bò… có thể gây dị ứng cho một số trẻ nhạy cảm. Dị ứng cũng xảy ra với trẻ bú mẹ nếu mẹ ăn các thức ăn lạ, chứa tác nhân kích thích.

Lúc này, cơ thể trẻ xảy ra một loạt phản ứng quá mẫn, trong đó có thể có viêm ống tiêu hóa và xuất huyết. Cùng với việc nhanh chóng tống phần thức ăn gây dị ứng ra ngoài, nước, các tế bào ruột bị tổn thương và máu cũng ra theo.

Nếu con bị dị ứng, tiêu chảy ra máu có thể có màu đỏ nhạt hơn hoặc thường rất sẫm màu. Dị ứng thực phẩm thường đi kèm phát ban da và nôn mửa. Quấy khóc, đau bụng hoặc trào ngược cũng có thể xuất hiện nếu con dị ứng protein sữa.

2.3. Tiêu chảy kéo dài làm tổn thương ruột

Ngay chính bản thân bệnh tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây chảy máu. Điều này thường xảy ra với những trẻ tiêu chảy nhiều ngày, tiêu chảy các đợt liên tiếp nhau. 

Tiêu chảy dù bắt đầu với nguyên nhân gì thì khi kéo dài cũng gây tổn thương lòng ruột. Các vết vỡ nhỏ do tiêu chảy khiến máu rỉ ra ngoài. Tiêu chảy liên tục và kéo dài càng khiến vết thương lâu lành hơn. 

Tiêu chảy phân máu dạng này thường là máu đỏ tươi, lượng ít. 

Tiêu chảy kéo dài, con đi ngoài ra máu đỏ tươi

2.4. Tiêu chảy có máu - Dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa trên

Khi trẻ tiêu chảy có lẫn máu đen hoặc nâu, sậm màu có thể trẻ đã bị xuất huyết đường tiêu hóa trên. Các biểu hiện kèm theo bao gồm: 

- Phân mùi thối khắm

- Máu dạng tia hoặc vón cục, thường lẫn trong phân (phần đặc) hơn là trong phần nước. 

- Nôn, trớ ra máu

Xuất huyết đường tiêu hóa trên thường do vết rách tại miệng, thực quản, nôn nhiều hoặc các vấn đề mạch máu. Trong trường hợp này, trong phân có máu có thể có hoặc không liên quan đến tiêu chảy. Đôi khi, trẻ vẫn tiếp tục đi tiêu phân máu sau khi đã khỏi tiêu chảy.

2.5. Xuất huyết đường tiêu hóa dưới

Khác với xuất huyết đường tiêu hóa trên, xuất huyết đường tiêu hóa dưới gây tiêu chảy lẫn nhiều máu đỏ tươi. Trẻ tiêu chảy xuất huyết đường tiêu hóa dưới thường đau bụng nhiều, kém ăn, ăn không hấp thu.

Các vị trí dễ bị xuất huyết là dạ dày, ruột. Nếu là tại ruột non, con tiêu chảy kèm nước như nước rửa thịt. Nếu là đoạn ruột dưới, tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ thường kèm theo nhầy và mót rặn. 

Các bệnh lý thường gặp là loét dạ dày- tá tràng, polyp đại tràng, dị dạng mạch máu, xoắn ruột, túi thừa Meckel. 

Mời mẹ đọc thêm:

3. Các nguyên nhân khác khiến trẻ tiêu chảy ra máu 

Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác, ít gặp hơn, cũng gây tiêu chảy phân máu.

3.1. Bệnh viêm ruột, viêm đại tràng

Viêm ruột xảy ra ở các đoạn ruột khác nhau dẫn tới máu trong phân với màu sắc khác nhau. Viêm càng ở đoạn ruột sau, máu càng có màu đỏ tươi. 

Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng bệnh viêm ruột khá khó điều trị. Phòng ngừa viêm ruột dẫn tới tiêu chảy phân máu, bé trước tiên cần một đường ruột ổn định với hệ vi sinh lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học.

Viêm ruột khiến trẻ tiêu chảy có máu

3.2. Bệnh viêm ruột hoại tử

Căn bệnh hiếm gặp này khiến trẻ liên tục tiêu chảy cấp, trong phân nhiều máu nhầy. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sinh non. Với trẻ sơ sinh, tỷ lệ nhập viện do bệnh này vào khoảng 1-8%.

3.3. Lồng ruột ở trẻ nhỏ

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm. Hay gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng tới 3 tuổi. Các dấu hiệu đầu tiên của chứng lồng ruột là đột ngột nôn trớ, đau bụng kèm sốt. Tiêu chảy phân máu chỉ xảy ra ở giai đoạn muộn, lúc bệnh đã tiến triển tới nguy kịch. Do đó, dấu hiệu phân máu không mang ý nghĩa cảnh báo đối với bệnh lồng ruột.

3.4. Do vết rách trên vú mẹ

Nếu mẹ bị viêm, áp xe, có vết nứt tại núm vú, khi cho con bú thì cũng có thể khiến con bị tiêu chảy có máu. Máu này chính là từ ổ viêm của mẹ, theo sữa vào miệng trẻ. Máu sau khi đi qua đường ruột bé sẽ dần bị tiêu hóa và chuyển sang màu đen.

Kết luận:

Đa phần các trường hợp tiêu chảy ra máu có tổn thương đường tiêu hóa. Đôi khi máu trong phân không bắt nguồn từ trẻ mà từ thức ăn hằng ngày. Tính chất phân và máu trong phân là hai đặc điểm quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ.

4. Trẻ nhỏ tiêu chảy ra máu có cần đi khám không

Các trường hợp trẻ tiêu chảy ra máu đều cần đi khám. Đặc biệt là ở những nước nhiệt đới như Việt Nam, bệnh lỵ thường xuyên xảy ra, gây tiêu chảy với các diễn biến khó lường. Nhất là những trẻ dưới 4 tháng tuổi.

Trẻ nhỏ tiêu chảy lẫn máu có cần đi khám không

Theo khuyến cáo của bộ y tế:

- Trẻ tiêu chảy có cả hai biểu hiện: có máu trong phân và suy dinh dưỡng, cần được nhập viện để điều trị. 

- Trẻ tiêu chảy chỉ có máu trong phân (không có suy dinh dưỡng) cần được bù đủ nước, theo dõi và đánh giá theo mức độ mất nước.

Sau khi thăm khám, trẻ nhỏ tiêu chảy ra máu sẽ được kê đơn kháng sinh để điều trị bệnh lỵ trong 3-5 ngày.

5. 5 điều mẹ cần làm khi con tiêu chảy ra máu

Khi phát hiện con tiêu chảy nước đỏ, hoặc nghi ngờ có máu, mẹ hãy làm ngay 5 điều sau

- Bình tĩnh xem xét tình trạng tiêu chảy ra máu. Như đã nói ở trên, đi ngoài có màu đỏ chưa chắc là có máu. Mẹ cần kiểm tra thêm các dấu hiệu khác xem có thực sự là máu trong phân hay không. Sau đó ghi nhớ tính chất máu (đen/đỏ), tần suất đi ngoài, lượng phân… để cung cấp thông tin cho bác sĩ.

- Đưa con tới cơ sở y tế. nếu đã xác định con đi ngoài ra máu và loại trừ khả năng do thực phẩm, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

- Điều trị tại nhà theo phác đồ. Sau khi đã có đơn của bác sĩ, mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị, bổ sung nước và điện giải, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để con tăng cường sức khỏe, nhanh chóng hồi phục.

- Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa với men vi sinh đa chủng. Lợi khuẩn cân bằng đã được chứng minh hiệu quả trong phục hồi niêm mạc, giảm tình trạng viêm đường tiêu hóa. Bổ sung đa dạng chủng lợi khuẩn từ men đa chủng, con có được hệ vi sinh khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây tiêu chảy phân máu.

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đồ dùng của trẻ. Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng sạch sẽ giúp hạn chế bội nhiễm vi khuẩn có hại từ môi trường. Đồng thời khoanh vùng, hạn chế nguồn lây, nhất là với tiêu chảy lẫn máu do nhiễm khuẩn.

Men 10 chủng BioAmicus - Giải pháp ổn định tiêu hóa an toàn cho trẻ nhỏ

Men 10 chủng BioAmicus Complete, với ưu điểm nổi bật chứa tới 10 chủng lợi khuẩn, sẵn sàng là bạn đồng hành ổn định tiêu hóa cho trẻ. Hiếm có sản phẩm men vi sinh nào có được:

Men 10 chủng BioAmicus - Giải pháp ổn định tiêu hóa cho trẻ nhỏ

- 10 chủng lợi khuẩn trong 1 sản phẩm. Khác với các dòng men đơn chủng hoặc 2 chủng, Men 10 chủng BioAmicus cung cấp tới 10 chủng lợi khuẩn, phối hợp các tác dụng, hỗ trợ nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Bất kể là nôn trớ, biếng ăn, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột, hay tổn thương đường ruột do vi khuẩn, virus.

- 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết, phân lập tới chủng. Toàn bộ 10 lợi khuẩn của BioAmicus Complete đều được định danh tới chủng, có dữ kiện lưu giữ đầy đủ tại ngân hàng chủng giống, kiểu gen không qua chỉnh sửa, là nguồn lợi khuẩn chất lượng cao để sản xuất men vi sinh đạt các tiêu chuẩn của Canada, FDA. 

- 10 chủng lợi khuẩn chuẩn liều WHO. Mỗi liều Men 10 chủng BioAmicus chứa đủ 1 tỷ lợi khuẩn, đảm bảo chuẩn liều phát huy tác dụng theo khuyến cáo của WHO. Với độ ổn định lên tới 95% khi qua dạ dày, sản phẩm nhanh chóng phát huy tác dụng, lấy lại cân bằng vi sinh đường ruột.

Hy vọng sau bài viết, mẹ không còn lo lắng khi gặp trường hợp tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ. Quan trọng hơn cả là bình tĩnh xem xét các nguyên nhân tiêu chảy, đồng thời có hướng xử trí phù hợp. Đừng quên ổn định đường ruột của trẻ, phòng ngừa tiêu chảy và hạn chế tổn thương đường tiêu hóa.

Nếu còn băn khoăn về tình trạng tiêu hóa của trẻ, mời mẹ liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Trang web BioAmicus luôn sẵn sàng chia sẻ các kiến thức chăm con chuẩn khoa học.



Bài viết liên quan