Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm dẫn đến sốt. Cùng chuyên gia giải đáp câu hỏi về trường hợp trẻ 2 tuổi bị sốt và tiêu chảy dưới đây.
Mẹ M.H (Hà Nội) chia sẻ:
"Chào chuyên gia,
Bé nhà mình 2 tuổi, hôm qua bé bắt đầu sốt nhẹ, khoảng 38°C, và từ sáng đến giờ đã đi ngoài 4-5 lần. Phân lỏng, màu vàng nhạt, không có máu. Bé quấy khóc, mệt mỏi, ăn ít đi và chỉ uống nước chút ít. Mình nên làm gì ngay lúc này để bé ổn hơn? Có cần đưa đi viện ngay không, hay theo dõi thêm? Mong chuyên gia tư vấn giúp mình."
Chuyên gia giải đáp:
"Vì bé đang bị sốt kèm theo tiêu chảy nên cơ thể bé sẽ bị mất nước, khiến trẻ đi tiểu ít hơn mọi ngày và môi hơi khô. Quan trọng nhất lúc này là bổ sung đủ nước cho bé. Về chi tiết cách bù nước cho con và nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị sốt và tiêu chảy, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ 2 tuổi bị sốt và tiêu chảy là nhiễm khuẩn đường ruột. Có nhiều loại vi trùng được xem là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng gây nên sốt. Cụ thể:
Ngoài nguyên nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột thì lý do khiến trẻ bị sốt và tiêu chảy có thể bắt nguồn từ các điều sau đây:
Tình trạng tiêu chảy kèm sốt có thể khiến bé bị mất nước, kém hấp thu dinh dưỡng, rối loạn hệ vi sinh. Do đó, hãy thực hiện ngay các biện pháp dưới đây:
Cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ để hạn chế mất nước và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Mẹ có thể giúp bé hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm chườm trán, lau phần cổ, hố nách, vùng bẹn. Khi con đang sốt, hãy để trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi.
Khi bé sốt quá cao (trên 38,5 độ), hãy cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu con không chịu uống thuốc, mẹ có thể sử dụng viên đặt hậu môn để hạ sốt. Nếu đã uống thuốc hạ sốt nhưng cơn sốt không thuyên giảm, hãy cho trẻ đi bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị đúng cách.
Cả sốt và tiêu chảy đều là nguyên nhân khiến dẫn đến mất nước và các chất điện giải (Natri, kali, canxi, magie). Điều này khiến cơ thể bé ngày càng suy yếu, quấy khóc và biếng ăn. Hơn nữa, mất nước nặng mà không có cách xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch.
Bổ sung nước và điện giải giúp hạ sốt, giảm tiêu chảy
Vì thế, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều nước, đồng thời bổ sung điện giải cho trẻ. Bé 2 tuổi đã có thể uống tốt, hãy khuyến khích bé uống nhiều nước hơn. Những dung dịch phù hợp để bù nước và điện giải lúc này là:
Khi đã được bổ sung đủ nước, các triệu chứng khác như tiểu ít, da khô, biếng ăn sẽ dần được cải thiện.
Trẻ tiêu chảy vẫn cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với 4 nhóm chất chính: tinh bột, đạm, chất béo, khoáng chất. Thêm vào đó, nên bổ sung chất xơ, rau củ có màu xanh vào thực đơn của bé. Các chất xơ khi ăn vào có thể trương nở, hút dịch trong lòng ruột, hạn chế táo bón. Chất xơ còn là nguồn nuôi dưỡng lợi khuẩn, giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé ăn ít, biếng ăn khi tiêu chảy, hãy tập trung trước tiên vào việc cung cấp năng lượng. Những món ăn dễ tiêu từ tinh bột như cháo, bột được khuyến khích. Khi con đã khỏe mạnh trở lại, hãy bắt đầu tăng dần lượng thức ăn cho bé tới khi trở lại thực đơn bình thường.
Bổ sung men vi sinh đa chủng giúp cung cấp một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và đa dạng cho trẻ. Các lợi khuẩn hoạt động mạnh mẽ có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại gây tiêu chảy. Từ đó, chúng vừa hỗ trợ điều trị, lại giúp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Đồng thời, bổ sung men vi sinh còn giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy ngay trong 24h sau khi sử dụng. Khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng được thúc đẩy bởi lợi khuẩn, hạn chế biếng ăn, đầy bụng khi tiêu chảy.
Một trong số những sản phẩm men vi sinh đa chủng được khuyên dùng bởi chuyên gia chính là Men vi sinh BioAmicus Complete. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại từ Canada, vượt qua tiêu chuẩn khắt khe tại hơn 30 quốc gia và có mặt tại hơn 10.000 điểm bán khắp toàn quốc.
TPBVSK BioAmicus Complete - Bổ sung 10 chủng lợi khuẩn hỗ trợ ổn định đường ruột
Với việc chứa tới 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết, TPBVSK BioAmicus Complete có tác dụng vượt trội hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, biếng ăn, đầy bụng... Chỉ từ 5 giọt BioAmicus Complete mỗi ngày, mẹ đã góp phần chuẩn bị cho bé một sức khỏe đường ruột ổn định, sẵn sàng đối mặt với sự tấn công từ virus, vi khuẩn gây hại.
Mẹ cần thường xuyên theo dõi các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ cũng như các yếu tố cảnh báo khác để nắm được tình hình sức khỏe của con. Những quan sát của mẹ có thể là thông tin quan trọng để bác sĩ đưa ra những lời khuyên y khoa phù hợp.
Cụ thể, những yếu tố mẹ cần quan sát sẽ được đề cập ngay sau đây.
Nhiệt độ cơ thể phản ánh mức độ nhiễm khuẩn và khả năng miễn dịch, điều hòa nhiệt của cơ thể. Mẹ có thể theo dõi nhiệt độ của trẻ ngẫu nhiên hoặc định kỳ trong ngày. Đối với trẻ đang sốt, hãy đo nhiệt độ của bé mỗi 2-4 giờ.
Những vị trí tốt nhất để kiểm tra nhiệt độ của bé là nách, tai và hậu môn. Thân nhiệt của trẻ vẫn khỏe mạnh nếu khi đo nằm trong các khoảng sau:
Trẻ đang sốt nhẹ nếu nhiệt độ cơ thể 37,6°C - 38°C. Sốt vừa khi nhiệt độ cơ thể là 38,1°C - 39°C. Sốt cao khi nhiệt độ cơ thể từ 39,1°C trở lên.
Song song với kiểm tra nhiệt độ, mẹ hãy ghi nhớ các tính chất khác của cơn sốt như: sốt cao rét run, sốt về đêm, sốt về chiều.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ
Tình trạng cân nặng phản ánh khả năng mát nước và thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ. Bé 2 tuổi đi ngoài nhiều lần, ăn ít có thể giảm 1-2 kg chỉ sau 1 tuần. Nếu trong thời gian bệnh, trẻ không giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể thì bé vẫn ổn.
Trẻ đang mắc tiêu chảy kèm sốt cần được cân mõi ngày 1-2 lần. Trẻ đã ngừng tiêu chảy, cắt sốt và đang ăn trở lại cần được cân mỗi tuần một lần để theo dõi khả năng hồi phục.
Mất nước là một trong những biến chứng thường gặp của tiêu chảy. Tình trạng mất nước được đánh giá theo 3 cấp độ:
Ngay cả khi trẻ 2 tuổi bị sốt và tiêu chảy đã uống những dung dịch bù nước, điện giải, mẹ vẫn cần thường xuyên đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ.
Tần suất phân chỉ số lần đi tiêu trong ngày. Tính chất phân chỉ trạng thái của phân (thể chất, màu sắc).
Tần suất đi tiêu tăng đột biến trong 1-2 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần là dấu hiệu trẻ sắp khỏi.
Về tính chất phân, trẻ tiêu chảy thường đi ngoài lỏng, nhiều nước, màu hơi xanh, vàng nhạt hoặc nâu. Nếu trẻ đi ngoài có nhầy, mùi chua hoặc thối khẳn thường là tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn. Nếu trong phân có vệt máu, thường là do tiêu chảy kiết lỵ, có tổn thương ống tiêu hóa. Trường hợp con đi ngoài phân đen có thể là biểu hiện thừa sắt.
Quan sát tính chất phân và số lần đi tiêu chủa trẻ để nắm được mức độ tiêu chảy
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cho mẹ liên quan nguyên nhân và giải pháp khi trẻ 2 tuổi bị sốt và tiêu chảy. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bình tĩnh xử lý nếu bé có tình trạng sốt kèm theo đi ngoài. Nếu còn thắc mắc bất kỳ điều gì, hãy liên hệ đến tổng đài để được nhân viên tư vấn thêm nhé!