Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm: Xem ngay cách khắc phục hiệu quả

Mục lục

Nôn không phải là hiện tượng quá hiếm gặp ở trẻ. Với trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý toàn thân mà bố mẹ cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bố mẹ các cách xử lý an toàn, hiệu quả tại nhà khi bé bị nôn về đêm.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

1.1. Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm do viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột do virus là thủ phạm khiến nhiều trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm. Bệnh lý này khá khó để có thể phân biệt với ngộ độc thức ăn do các triệu chứng là giống nhau.Triệu chứng điển hình là bé 5 tuổi bị đau bụng nôn ồ ạt, xảy ra chủ yếu vào ban đêm.

Bố mẹ cần quan sát kỹ để phân biệt hai bệnh lý này để có cách xử trí cho phù hợp:

– Viêm dạ dày do virus: Khởi phát đột ngột, nôn kèm sốt cao và đau bụng. Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm hoặc các thời điểm khác trong ngày. Tiêu chảy có thể xuất hiện trong ngày đầu trẻ nhiễm bệnh. Đặc biệt, viêm dạ dày do virus có thể khiến bé bị đau đầu và co thắt dạ dày.

– Ngộ độc thức ăn: Bệnh khởi phát khoảng 2 giờ sau khi bé ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Triệu chứng thường là trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt, tiêu chảy có thể xảy ra. Lúc này hầu như bé sẽ nôn nhiều, bé 5 tuổi cứ ăn vào là nôn nên bé sẽ bị mất nước và điện giải. Ngộ độc thức ăn còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như chóng mặt, đổ mồ hôi và bụng co thắt.

1.2. Tắc ruột khiến bé 5 tuổi bị đau bụng buồn nôn

Trong lúc ngủ, các cơn nhu động ruột bất thường có thể khiến ruột của bé bị xoắn gây nên tình trạng tắc ruột, kết quả là trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm. Tình trạng này có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau, không riêng trẻ 5 tuổi. Có nhiều trường hợp trẻ 4 tuổi bị nôn do tắc ruột và triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, nôn mật xanh vàng, bé nhợt nhạt.

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

1.3. Bé bị dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của bé bị nhạy cảm và phản ứng thái quá với các thực phẩm thông thường. Dị ứng thực phẩm có thể chưa xảy ra bất kỳ triệu chứng nào ngay trong 1 giờ sau khi ăn. Nếu trẻ  ăn tối muộn hoặc ăn các thức ăn gây dị ứng trước khi ngủ sẽ dẫn đến trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm. Một số thực phẩm có thể khiến bé dị ứng được liệt kê dưới đây:

– Bơ, phô mai

– Trứng

– Đậu nành

Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này là phát ban, phù nề đường hô hấp và cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

1.4. Trào ngược dạ dày – thực quản

Trẻ từ 2 tuổi trở lên đã có thể gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản mặc dù không phổ biến. Tình trạng này có thể gây kích ứng cổ họng và kéo theo phản xạ nôn.

Các dấu hiệu thường thấy tiếp theo là ợ nóng, ợ chua, đặc biệt trào ngược còn có thể gây viêm họng và ho.

Tình trạng trào ngược hay xảy ra vào ban đêm do trẻ ăn một số thực phẩm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn hoặc bé ăn quá no trước khi ngủ. Do đó mẹ để đảm bảo dạ dày con luôn khỏe mạnh và hạn chế trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm, mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thực phẩm sau vào buổi tối:

– Đồ chiên, rán

– Đồ ăn nhiều chất béo

– Phô mai

– Sô cô la

– Các loại nước sốt cà chua

1.5. Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm khi mắc bệnh lý đường hô hấp

Bệnh lý hô hấp hay gặp nhất ở trẻ nhỏ là ho. Trong ngày các cơn ho có thể diễn ra với tần suất ít nhưng sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Ho kích thích phản xạ nôn ở trẻ. Các chất nhầy, chất bẩn tích tụ ở đường hô hấp sẽ cần được đẩy ra ngoài và khiến trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm.

Hen suyễn khiến bé thở khò khè, phổi trở nên nhạy cảm hơn đặc biệt trong lúc ngủ. Các triệu chứng hen suyễn thường hoạt động mạnh vào ban đêm khiến bé ho, nôn nao, tức ngực, khó thở, thậm chí là nôn trớ trong lúc ngủ.

Nhiều bé cũng hay gặp phải chứng ngủ ngáy do tắc nghẽn đường thở. Khi ngủ bé sẽ phát ra âm thanh ngáy. Lúc này bé sẽ thở bằng miệng và điều này khiến họng bé sẽ luôn trong tình trạng mất nước. Đồng thời khi bị tắc nghẽn đường thở gây khó thở, nghẹt thở sẽ khiến bé hốt hoảng và kết quả là các cơn ho xuất hiện kéo theo nôn mửa.

trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm khi mắc bệnh lý đường hô hấp

1.6. Trẻ 5 tuổi hay bị nôn do nhiễm trùng đường tiết niệu

Biểu hiện của bệnh lý này thường gặp là bé bị sốt cao, kèm theo nôn và khi đi tiểu tiện thì rát buốt. Mẹ cần quan sát nước tiểu của bé, nếu có màu đỏ sậm hoặc mùi khó chịu thì hãy cân nhắc việc bé đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hợp lý.

2. Cách xử trí tại nhà khi trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

2.1. Loại bỏ các tác nhân khiến trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm

Nguyên tắc đầu tiên bố mẹ cần nắm khi trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm là loại bỏ các tác nhân gây nôn. Một số biện pháp bố mẹ có thể áp dụng như:

– Tránh các đồ uống có gas hoặc thực phẩm dầu mỡ gây trào ngược dạ dày.

– Giữ bầu không khí luôn trong lành, tránh bụi bặm, khói thuốc

– Hạn chế các chất gây dị ứng như lông thú cưng, mùi nước hoa, bụi phấn hoa…

2.2. Theo dõi mất nước và bù nước kịp thời

Việc quan trọng khi trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm là mẹ cần đảm bảo bù đủ nước cho trẻ. Cách phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch Oresol để có thể cung cấp đầy đủ cả nước và điện giải cho trẻ.

Số lượng: Công thức khuyến nghị là 50ml/ 1kg cân nặng. Ví dụ trẻ nặng 9kg thì cần bổ sung 450ml Oresol tương đương với 100 muỗng cà phê.

Cách sử dụng: Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm thường sẽ rất khát nên có xu hướng uống nhiều nước hoặc uống một ngụm nước đầy. Điều này lại vô tình gây nên sặc và nôn. Vì vậy mẹ cần kiểm soát lượng nước trẻ uống bằng cách cho trẻ uống từng ngụm nhỏ hoặc từng muỗng mỗi một vài phút.

Thời điểm uống: Mẹ nên cho bé uống sau khi trẻ đã bớt nôn và bình tĩnh trở lại, thường vuốt ngực cho bé khoảng 2 phút sau cơn nôn rồi mới cho uống. Duy trì cho trẻ uống trong khoảng 4 giờ sau khi nôn hoặc đến khi tình trạng nôn ổn định hơn.

Cách xử trí khi trẻ bị nôn

Cách xử trí khi trẻ bị nôn

2.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ cho phù hợp

Khi chăm sóc trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm, bố mẹ cần chú ý thực đơn dinh dưỡng phù hợp với bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Chọn thực đơn phù hợp

Mẹ có thể lựa chọn cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp. Tuy nhiên, không nên chỉ cho bé ăn cháo trắng hoặc súp chay vì bé sẽ không đủ chất mà còn khiến bé nôn nhiều và nặng hơn. Mẹ nên tham khảo các công thức nấu cháo cùng thực phẩm bằm nhỏ để vừa đảm bảo dễ tiêu hóa, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ngoài ra mẹ có thể đổi món bằng súp rau củ để cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho bé.

Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ lưu ý nên chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn theo nhu cầu. Tuyệt đối không tránh ép trẻ ăn nhiều làm quá tải hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Khuyến khích trẻ vận động

Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bé tăng chuyển hóa, tránh tình trạng nằm một chỗ quá lâu khiến tiêu hóa ỳ ạch.

2.4. Sử dụng thuốc đúng cách

Nếu bé đang mắc phải một số bệnh lý hô hấp gây nôn về đêm thì bố mẹ cần liên hệ với chuyên gia y tế để được tư vấn và hỗ trợ. Một số thuốc mà bố mẹ cần trang bị sẵn trong tủ thuốc gia đình có thể liệt kê dưới đây:

Thuốc giãn phế quản để lưu thông đường thở (Ventolin, Xopenex)

Thuốc kháng viêm steroid dạng hít (Pulmicort, Flovent Diskus)

Thuốc kháng Histamine

Nếu tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn thì bố mẹ không nhất thiết phải cho bé uống thuốc chống nôn.

Trường hợp bé nôn do viêm dạ dày virus hay bệnh lý khác thì thuốc chống nôn không đóng vai trò giúp điều trị. Do đó, bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc để đảm bảo mang lại hợp lý, hiệu quả.

Sử dụng thuốc sai cách có thể khiến bé gặp phải các tác dụng không mong muốn. Bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa tại nhà, vừa giúp bé giảm các triệu chứng, vừa an toàn không có tác dụng phụ.

Có thể mẹ quan tâm

Hướng dẫn xử lý và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Nguyên nhân và cách xử trí

Men vi sinh Bio Amicus Complete – Giải pháp an toàn cải thiện nôn trớ ở trẻ

Trẻ 5 tuổi đã qua giai đoạn nôn trớ sinh lý. Do đó nếu trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm thường là do bệnh lý như bé bị viêm dạ dày virus, nhiễm khuẩn thì cần được xử lý và phòng ngừa đúng cách.

Nguyên nhân của các vấn đề này chủ yếu đến từ việc hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ vững vàng để đánh lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vì thế men vi sinh được ra đời với mong muốn có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Từ đó giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm hiện tượng nôn trớ.

men-vi-sinh-BioAmicus-Complete

 

Men vi sinh Bio Amicus Complete – Lựa chọn an toàn cho các bậc cha mẹ

Một loại men vi sinh tốt phụ thuộc chủ yếu vào lượng chủng lợi khuẩn mà men cung cấp được cho trẻ. Càng nhiều chủng lợi khuẩn thì hệ tiêu hóa của trẻ càng được hỗ trợ đa dạng và toàn diện.

Men vi sinh Bio Amicus Complete chứa đến 10 chủng lợi khuẩn, bổ sung đa dạng nhất các loại lợi khuẩn cần thiết cho trẻ ngay từ khi chào đời. Đặc biệt các chủng lợi khuẩn đều thuộc 2 loài quan trọng, đó là Lactobacillus và Bifidobacterium. BioAmicus Complete là trợ thủ đắc lực giúp hạn chế tình trạng nôn và bình ổn hệ tiêu hóa. Sản phẩm có mặt ở hơn 30 quốc gia và những thị trường khắt khe như Nhật Bản, Mỹ,..

Do vậy, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn men vi sinh Bio Amicus complete để cho con một sức khỏe toàn diện.

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Khi tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến mất nước, điện giải. Nếu các triệu chứng ho, nôn mửa, đau đầu, khô họng xảy ra với tần suất nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ cần lập tức đưa bé tới gặp bác sĩ để đảm bảo tình huống xấu diễn ra.

Nếu có bất kỳ thắc gì hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ giải đáp trực tiếp. Và đừng quên truy cập website BioAmicus Việt Nam để trang bị những kiến thức chăm con khoa học bố mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/childrens-health/child-vomiting-at-night

 



Bài viết liên quan