Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? Bé đòi bú ngay phải làm sao?

Mục lục

Sau khi bé bị ọc sữa, cha mẹ hay lo lắng con bị đói, thiếu dinh dưỡng nên cho con bú lại ngay. Tuy nhiên, điều này lại có thể khiến con ọc sữa liên tục. Vậy trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không và sau bao lâu thì mới được bú lại? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời và biết thêm các mẹo hay để trẻ giảm ọc sữa.

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại

1. Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại?

Bé ọc sữa có nên cho bú lại? Câu trả lời là “có” tuy nhiên không phải bú ngay sau khi ọc sữa. Do lúc này, hệ tiêu hoá của bé rất yếu, không thể dung nạp được thức ăn. Không những thế, thức ăn còn có thể kích thích trẻ nôn trớ hoặc ọc sữa trở lại. Nguy hiểm hơn là rơi vào đường thở, gây tắc nghẽn hô hấp đe doạ tính mạng của trẻ.

Vì vậy, trước khi cho con bú lại mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ bằng khăn mềm. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi nên cho bé uống 2-3 ngụm nước nhỏ để làm sạch khoang miệng. Đồng thời, cho bé nghỉ ngơi đến khi sắc mặt bé tươi tỉnh trở lại mới cho bú tiếp. Khoảng thời gian này thường từ 30-60 phút.

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong cảnh báo bệnh lý bất thường gì?

Hướng dẫn xử lý và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

2. Vậy mẹ cần làm gì ngay khi trẻ ọc sữa

Sau khi con ọc sữa, mẹ cần giữ bình tĩnh và xử trí theo các bước dưới dây:

Bước 1: Để bé ngồi dậy và vệ sinh miệng

Cho trẻ ngồi thẳng lên để hạn chế chất nôn lọt vào đường thở. Nếu bé ho có nghĩa là đường thở chỉ bị tắc một chút. Mẹ nên để bé ho và phun hết sữa ra ngoài. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch mũi, miệng, cổ và cho bé thay quần áo sạch.

Bước 2: Hút sữa

Khi bé có dấu hiệu khó thở, mặt tím tái nghĩa là sữa đã lọt vào đường thở. Lúc này mẹ cần hút sữa ra khỏi mũi của bé ngay để lưu thông đường thở. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Bước 3: Vỗ lưng

Nếu sau khi hút sữa trẻ vẫn khó thở, mẹ hãy tiếp tục thông đường thở bằng cách: cho bé nằm sấp lên đùi sao cho đầu thấp hơn thân. Lưu ý dùng ngón cái và ngón trỏ để đỡ vùng xương hàm của bé. Đồng thời, tay còn lại vỗ nhẹ lưng bé, cứ 5 cái thì lật bé lại để đẩy hết chất nôn ra ngoài và thở lại bình thường

Bước 4: Ấn ngực

Nếu sau bước 3 trẻ vẫn chưa thở bình thường thì mẹ tiếp tục tiến hành thao tác ấn ngực cho bé. Để bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, tay còn lại ấn nhẹ vào vị trí dưới điểm cắt của đường nối 2 núm vú và đường giữa ức một khoảng bằng chiều ngang ngón tay.

Quan sát vùng họng và mũi bé nếu có sữa thì dùng gạc mềm lau sạch.

Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu

Nếu trẻ vẫn còn tím tái, khó thở mẹ cần thực hiện lần lượt lại các bước: hút sữa, vỗ lưng, ấn ngực trong khi đưa trẻ đi cấp cứu.

Bế thẳng trẻ sau khi trẻ bị ọc sữa

Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái sau khi ọc sữa cần gọi cấp cứu ngay

3. Trẻ bị ọc sữa bao lâu cho bú lại

Nhiều mẹ thắc mắc trẻ bị ọc sữa bảo lâu cho bú lại? Sau khi ọc sữa, bé thường bị hoảng loạn, sợ hãi và quấy khóc. Vì thế, mẹ nên vỗ về bé và cho bé nghỉ ngơi đến khi định thần. Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng thì có thể cho bé bú lại.

Mẹ nên bắt đầu bằng một lượng nhỏ và quan sát xem bé có bị sặc không rồi mới cho bú tiếp. Mẹ cần tránh cho bú quá no, khiến trẻ ọc sữa liên tục.

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

4. Mẹ phải làm sao khi bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú?

Trong trường hợp bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, thì tùy vào trường hợp của bé mà đưa ra quyết định có bú tiếp hay không

– Trong trường hợp con đòi bú ngay thì mẹ nên từ chối. Và đợi bé nghỉ ngơi ít nhất 30 phút mới cho bú lại. Trong lúc này, mẹ nên đánh lạc hướng bằng cách bế trẻ đi lại, nói chuyện và vỗ về trẻ. Khi cảm thấy bé đang dễ chịu hơn hoặc có dấu hiệu đói sau khoảng thời gian trên thì có thể cho con bú trở lại.

– Trong các trường hợp trẻ ọc sữa, nôn nao do bị viêm tai, sốt, tác dụng phụ của thuốc thì mẹ cũng không cho bú lại luôn mà hãy liên hệ với chuyên gia để nhận lời khuyên hoặc dùng thuốc phù hợp.

– Không nên cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa chua cho đến khi hết nôn trong 8 giờ.

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại sữa mẹ

 Bé bị ọc nhưng vẫn đòi bú thì cho bé bú lại sau 30 phút 

5. Mẹo giúp bé giảm ọc sữa, giúp bé dễ bú hơn

Để khắc phục tình trạng bé hay ọc sữa mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

– Chia nhỏ cữ bú và cho bé bú theo giờ nhất định. Đồng thời, mẹ không nên cho bé bú quá no.

– Không cho bé nô đùa hay chơi với bé ngay sau khi bé bú xong.

– Sau khi bú nên vỗ ợ hơi cho bé nhằm đẩy hết khí dư thừa trong bụng ra ngoài. Từ đó làm giảm áp lực dạ dày và hạn chế tình trạng ọc sữa của bé.

– Để thực hiện vỗ ợ hơi mẹ hãy đặt một chiếc khăn sạch lên vai và bế vác bé lên sao cho đầu bé dựa vào vai mẹ.

– Sau đó dùng một tay giữ bé, tay kia khum bàn tay và vỗ vào lưng bé theo chiều từ dưới lên trên.

– Nếu nuôi con bằng sữa công thức thì mẹ nên cho con dùng sữa thủy phân để tiêu hoá dễ dàng hơn.

– Sử dụng men vi sinh đa chủng giúp bổ sung nhiều chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hoá của trẻ.

– Lợi khuẩn khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh môi trường sống và tiết ra enzyme để tiêu diệt hại khuẩn, làm giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày do hại khuẩn sinh ra.

Đồng thời, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn. Nhờ đó, trẻ không bị đầy chướng khó chịu nên ọc sữa cũng giảm nhiều.

Dùng men vi sinh đa chủng cho trẻ hay bị ọc sữa

Sử dụng men vi sinh đa chủng để trẻ nhanh hết ọc sữa

6. Men 10 chủng BioAmicus Complete – Giải pháp hiệu quả cho trẻ hay bị ọc sữa

Men vi sinh BioAmicus Complete là men vi sinh 10 chủng lợi khuẩn đầu tiên tại Việt Nam. Hai nhóm lợi khuẩn chính trong BioAmicus Complete là: Lactobacillus và Bifidobacterium. Trong đó:

– Lactobacillus chủ yếu sống ở ruột non, có khả năng sản sinh ra acid lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Đồng thời, sản sinh ra lactase – enzyme phân giải lactose, đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn của cơ thể trẻ.

– Bifidobacterium chủ yếu sống ở ruột già, có tác dụng hạn chế sự phát triển của hại khuẩn và phát vỡ lactose thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ.

Nhờ những tác dụng trên, BioAmicus Complete có hiệu quả trong làm giảm ọc sữa cũng như đầy bụng, đầy hơi và lăm tăng sức khoẻ đường tiêu hoá của trẻ. Do đó, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng thường xuyên để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại sử dụng BioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus Complete – Giải pháp hiệu quả cho trẻ hay bị ọc sữa

Mẹ có thể mua BioAmicus Complete với giá niêm yết 480.000 đồng trên 4 kênh phân phối chính:

– Mua chính hãng tại nhà thuốc

– Tìm mua tại các bệnh viện lớn như: bệnh viện nhi TW, bệnh viện phụ sản TW…

– Đặt mua trên website: BioAmicus Việt Nam hoặc liên hệ hotline 1900 63 69 85.

Trẻ ọc sữa có nên cho bú lại không? Câu trả lời là có nhưng cần tránh cho bé bú lại ngay mà mẹ cần chờ ít nhất 30 phút đến 1 giờ. Nếu mẹ muốn biết thêm thông tin về vấn đề ọc sữa ở trẻ hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp.



Bài viết liên quan