Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[Giải đáp cùng chuyên gia] Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa?

Mục lục

Sữa là một nguồn dinh dưỡng tốt, giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sau tiêu chảy. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng sữa làm tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy, trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua phần giải đáp của chuyên gia Bioamicus ngay sau đây!

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa?

1. Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không?

Sữa là thức ăn lỏng, giàu dưỡng chất và dễ tiêu hóa, rất phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi mắc tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy hoàn toàn có thể duy trì uống sữa mà không cần kiêng khem.

Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ được khuyến khích bú mẹ nhiều hơn khi mắc tiêu chảy. Sữa mẹ không chỉ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng còn chứa nhiều kháng thể hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại tác nhân tiêu chảy và giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên cho trẻ uống sữa khi bị tiêu chảy. Theo thống kê, có tới trên 50% trường hợp trẻ tiêu chảy có biểu hiện bất dung nạp lactose - một loại đường có trong sữa.

Nếu mẹ nghi ngờ con mắc tiêu chảy liên quan tới bất dung nạp lactose, dị ứng sữa, đạm bò... hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho bé uống sữa.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích bú mẹ nhiều hơn

Trẻ tiêu chảy được khuyến khích bú mẹ nhiều hơn

2. Trường hợp trẻ tiêu chảy không nên uống sữa

Như đã nói phía trên, có 2 trường hợp trẻ tiêu chảy không nên uống sữa đó là trẻ bị bất dung nạp lactose và trẻ bị dị ứng với thành phần của sữa. Mẹ cần dựa vào những đặc điểm điển hình để nhận biết các trường hợp này:

2.1. Trẻ bị bất dung nạp lactose

Trẻ bị bất dung nạp Lactose đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt men Lactase. Lúc này, đường lactose trong sữa không được tiêu hóa và hấp thu mà chuyển thành acid, kích thích niêm mạc ruột của bé và gây tiêu chảy.

Bất dung nạp lactose phổ biến ở trẻ 2-12 tuổi với các biểu hiện: 

  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có mùi giấm chua, nhiều bọt
  • Đau bụng, đầy chướng bụng
  • Sôi bụng, xì hơi nhiều
  • Trẻ bị hăm tã sau đợt tiêu chảy

2.2. Trẻ bị dị ứng với thành phần của sữa

Sữa động vật (ngoài sữa mẹ) chứa nhiều thành phần có thể gây dị ứng cho bé, hay gặp nhất là đạm bò (Casein và Whey). 

Dị ứng đạm bò có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh đang uống sữa công thức với các biểu hiện sau:

  • Nôn mửa kèm tiêu chảy sau khi bú sữa
  • Xuất hiện các vết phát ban trên da
  • Sưng môi, lưỡi và vòm họng
  • Trẻ có thể khó thở, thở dốc
  • Quấy khóc nhiều hoặc khóc không thành tiếng, bỏ ăn

3. Trẻ bị tiêu chảy nên uống sữa loại nào?

Dưới đây là một số loại sữa mẹ có thể cho bé uống khi bị tiêu chảy:

3.1. Sữa mẹ

Như đã nói ở trên, sữa mẹ chứa tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp, lại có nhiều kháng thể hỗ trợ quá trình hồi phục sau tiêu chảy. Do đó, đây là lựa chọn tối ưu khi trẻ bị đi ngoài.

Các chuyên gia khuyến cáo duy trì bú mẹ ngay cả khi con bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose. Việc kiêng bú hoặc cai sữa cho trẻ có thể kéo dài tình trạng tiêu chảy và dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi không dung nạp lactose, có thể kết hợp giữa việc cho trẻ bú mẹ và bổ sung sữa không chứa lactose.

3.2. Sữa tiệt trùng

Trẻ bị tiêu chảy bụng dạ yếu, nên uống những loại sữa đảm bảo vệ sinh. Sữa tiệt trùng là một loại sữa như thế.

Sữa tiệt trùng trải qua quá trình xử lý ở nhiệt độ cao (138-141 độ C), loại bỏ tất cả các vi khuẩn. Nhờ vậy, sữa có thể được bảo quản lâu dài ở nhiệt độ phòng mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon. 

Lưu ý:

  • Sữa tiệt trùng vẫn còn lactose, không dùng cho trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose.
  • Sữa tiệt trùng có thể bị nhiễm khuẩn sau khi mở nắp, chỉ sử dụng trong ngày.

3.3. Sữa công thức 

Sữa công thức được phối trộn nhiều thành phần dinh dưỡng để phù hợp với trẻ em các lứa tuổi khác nhau. Do đó, nếu bé bị tiêu chảy kèm biếng ăn cần bổ sung dinh dưỡng có thể cho bé uống sữa công thức.

Ngày nay cũng có nhiều loại sữa công thức đặc biệt không chứa lactose, không chứa đạm bò hoặc chứa các protein đã thủy phân... Dòng sữa này vẫn đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng và dùng được cho trẻ bất dung nạp lactose hoặc dị ứng đạm bò. 

Đối với trẻ bú sữa công thức hoàn toàn, việc sử dụng tạm thời sữa bột không chứa lactose giúp rút ngắn thời gian điều trị và giảm thất bại trong điều trị.

3.4. Các sản phẩm chế biến từ sữa

Trong các sản phẩm chế biến từ sữa, trẻ bị tiêu chảy nên ăn sữa chua. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Dù sữa chua vẫn chứa lactose, tuy nhiên quá trình lên men làm giảm đáng kể lượng lactose có sẵn, khiến dễ tiêu hóa hơn sữa tươi, phù hợp hơn với trẻ không dung nạp lactose.

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn

Những sản phẩm từ sữa khác như váng sữa, phô mai... được cho là chứa hàm lượng chất béo cao, không nên sử dụng khi trẻ đang bị tiêu chảy.

3.5. Sữa đậu nành và các loại sữa hạt

Nếu trẻ bị dị ứng và tiêu chảy khi uống sữa bò, mẹ có thể thay thế sữa bò bằng sữa hạt như:

  • Sữa đậu nành
  • Sữa lúa mạch
  • Sữa hạt điều, óc chó, hạnh nhân
  • Sữa mè đen, mè trắng

Những loại sữa hạt trên có khả năng cung cấp protein dồi dào tương đương sữa bò, lại ít chất béo bão hòa, giúp bé không bị đầy bụng, khó tiêu. Sữa hạt cũng không chứa lactose nên dùng được cho trẻ bất dung nạp loại đường này.

Nhiều loại sữa hạt còn là nguồn cung cấp vitamin E và Omega-3, tốt cho tim mạch và não bộ.

4. Một số lưu ý khi cho trẻ tiêu chảy uống sữa

Khi cho trẻ tiêu chảy uống sữa, mẹ cần lưu ý một số điều sau để trẻ phục hồi nhanh chóng và không làm kéo dài thời gian tiêu chảy:

  • Lựa chọn loại sữa phù hợp: Khi trẻ không dung nạp lactose, nên ưu tiên sử dụng sữa không chứa lactose. Khi trẻ dị ứng đạm bò, không nên cho trẻ uống sữa bò.
  • Sử dụng nguồn sữa sạch: Sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn, hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm uy tín, đã được kiểm chứng an toàn và chỉ sử dụng trong ngày sau khi đã mở nắp.
  • Vệ sinh và tiệt trùng núm vú, dụng cụ chứa sữa, vắt sữa sau mỗi lần sử dụng
  • Bắt đầu với lượng nhỏ sau đó tăng dần: Khi làm quen với một loại sữa mới, mẹ nên cho con uống lượng nhỏ trước sau đó tăng dần dể theo dõi phản ứng dị ứng hoặc bất dung nạp của con.
  • Kết hợp bù nước, điện giải: Kết hợp sữa với các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng khác như cơm nát hoặc cháo, cùng với việc cung cấp đủ nước, dung dịch điện giải để ngăn ngừa mất nước và bổ sung men vi sinh hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiêu chảy.

Bổ sung men 10 chủng cùng sữa cho trẻ tiêu chảy

Bổ sung men vi sinh 10 chủng cải thiện triệu chứng tiêu chảy

Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ giải quyết được thắc mắc "Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa". Hãy theo dõi website của BioAmicus để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc trẻ mới nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với số hotline 1900 636 985 để nhận sự tư vấn tận tình từ đội ngũ dược sĩ uy tín, hoạt động 24/7.



Bài viết liên quan