Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ: nguyên nhân và giải pháp cho mẹ

Mục lục

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ khiến mẹ lo lắng không biết do đâu? Cần làm gì và tránh làm gì? Để có thêm những thông tin hữu ích cho việc chăm sóc trẻ mẹ hãy cùng BioAmicus theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

1. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trẻ nôn trớ và đi ngoài. Sau đây là 3 nguyên nhân thường gặp nhất.

1.1. Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, virus

Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tăng sinh trong ruột gây viêm dạ dày khiến trẻ bị nôn trớ tiêu chảy. Bình thường, khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chúng sẽ bị lợi khuẩn tiêu diệt. Nhưng khi thiếu hụt lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn và virus có hại này tăng sinh nhanh chóng.

Hậu quả là tế bào bị phá hủy, bong ra và xuất hiện phản ứng viêm. Những chất nằm bên trong tế bào chảy vào lòng ruột dẫn đến trẻ bị nôn và tiêu chảy.

Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, chủ yếu do Rotavirus gây ra. Với thời gian ủ bệnh từ 12 giờ – 5 ngày, có thể kéo dài 3 ngày lên đến 1 tuần.

1.2. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nên cơ chế khiến trẻ bị nôn trớ tiêu chảy tương tự viêm dạ dày ruột. Nhưng chỉ xuất hiện khi trẻ ăn phải thực phẩm không sạch sẽ hoặc chưa được nấu chín. Đồng thời, các triệu chứng xuất hiện nhanh chóng trong vòng vài giờ sau khi ăn.

Các triệu chứng nôn mửa thường hết trong vòng vài giờ đến vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu như viêm dạ dày ruột.

Một số vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm: E coli, Salmonella, Shigella, Staphylococcus aureus.

trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do ngộ độc thực phẩm

1.3. Do trẻ không dung nạp sữa

Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Bình thường, lactose được men lactase phân cắt và chuyển hóa thành năng lượng cho bé. Nhưng có một số trẻ bị thiếu men lactase, khi uống sữa sẽ không tiêu hóa được lactose. Phần dư thừa này sẽ chuyển hóa theo con đường khác thành acid lactic và gây ra nôn trớ, tiêu chảy ở trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp sữa có thể phân biệt với nguyên nhân khác bằng các triệu chứng khác: sôi bụng, trướng bụng, phân có mùi chua, da quanh hậu môn hăm đỏ…

2. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Dưới đây là những việc mẹ nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ đi ngoài nôn trớ.

2.1. Những việc mẹ nên làm

– Cho bé nghỉ ngơi sau khi bị tiêu chảy và nôn trớ.

– Bù nước điện giải cho trẻ bằng cách uống nhiều nước hoặc oresol. Cho bé nhấp từng ngụm nhỏ để tránh bé buồn nôn trở lại.

– Nếu bé còn bú sữa thì tiếp tục để trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình. Tuy nhiên cần giảm lượng sữa mỗi lần bú, có thể cho trẻ ăn thêm thức ăn đặc giữa các cữ bú.

– Bổ sung men vi sinh đa chủng: Men vi sinh đa chủng chứa nhiều lợi khuẩn thuộc 2 nhóm cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ là: Lactobacillus và Bifidobacterium. Những lợi khuẩn này giúp tái lập cần bằng hệ vi sinh đường ruột nên có vai trò quan trọng làm giảm nôn và tiêu chảy ở trẻ.

Ngoài ra, một số chủng lợi khuẩn còn có khả năng sinh lactase, hỗ trợ tiêu hóa lactose ở những trẻ bất dung nạp với sữa thứ phát.

trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ cần bổ sung nước và điện giải

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ cần bổ sung nước và điện giải

2.2. Những việc mẹ không nên làm

– Không cho bé uống nước trái cây hoặc đồ uống có ga vì chúng có thể làm trẻ tiêu chảy nặng hơn.

– Tránh để trẻ bú quá nhiều một lúc và không cho bé ăn thực phẩm bẩn hay chưa chế biến kỹ.

– Không cho trẻ dưới 12 tuổi uống thuốc cầm tiêu chảy và không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống aspirin.

3. Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ kéo dài bao lâu

Tình trạng tiêu chảy thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày và sẽ khỏi trong vòng 2 tuần. Còn nôn mửa thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày, và hết trong vòng ba ngày.

Nếu trẻ nôn trớ kèm tiêu chảy kéo dài quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong do mất nước quá nhiều.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ kéo dài bao lâu

Tiêu chảy thường kéo dài 5-7 ngày, nôn trớ thường kéo dài 1-2 ngày

4. Giải pháp hạn chế trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ lây lan

Tiêu chảy và nôn trớ thường do các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa gây ra. Vì thế, phòng ngừa nhiễm khuẩn là biện pháp tốt nhất để hạn chế tiêu chảy và nôn trớ lây lan.

4.1. Những việc mẹ nên làm

– Rửa tay cho bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên.

– Giặt riêng quần áo hoặc ga giường có dính phân hoặc chất nôn của trẻ bằng giặt nước nóng.

– Làm sạch bồn cầu, tay nắm xả, vòi, bề mặt và tay nắm cửa mỗi ngày.

4.2. Những việc mẹ không nên làm khi trẻ đi ngoài nôn trớ

– Không cho bé sử dụng chung khăn tắm, khăn trải giường, dao kéo hoặc đồ dùng cá nhân.

– Không cho bé sử dụng hồ bơi cho đến khi được 2 tuần sau khi tiêu chảy và nôn khỏi.

– Không cho bé ăn chung thức ăn với người khác.

trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ để tránh tránh hạn chế tiêu chảy và nôn trớ lây lan

5. BioAmicus Complete – Men vi sinh 10 chủng mẹ nên bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Các mẹ có con nhỏ chắc chẳng còn xa lại gì với men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete. Đây là sản phẩm hàng đầu được các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo sử dụng cho trẻ tiêu chảy và nôn trớ. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của BioAmicus Complete với các sản phẩm men vi sinh khác trên thị trường?

BioAmicus Complete được biết đến là men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam. Chứa các chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium. Vì thế, phản ánh chính xác nhất hệ vi sinh đường ruột, ức chế và tiêu diệt các hại khuẩn.

Đồng thời, thúc đẩy miễn dịch dịch thể, tạo ra tự hàng rào bảo vệ vững chắc giúp trẻ chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn có hại. Loại bỏ nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy và nôn trớ và đẩy nhanh quá trình hồi phục của trẻ.

Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng tại Canada. Vượt qua hàng rào kiểm định nghiêm ngặt của hơn 30 quốc gia, bao gồm cả: Anh, Mỹ, Nhật… Hiệu quả được khẳng định bởi hàng triệu bà mẹ trong và ngoài nước. Đặc biệt, BioAmicus Complete lành như nước, an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

6. Khi nào mẹ cần đưa trẻ bị nôn trớ tiêu chảy đi gặp bác sĩ

Khi trẻ có các dấu hiệu sau mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời:

– Trẻ có dấu hiệu mất nước như: vật vã, kích thích, mắt trũng, nếp véo da mất chậm… Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: ngủ li bì khó đánh thức, nếp véo da mất rất chậm cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

– Tiêu chảy, nôn trớ có kèm theo sốt từ 38 độ C trở lên.

– Bé nôn kéo dài trên 2 ngày.

– Tiêu chảy không đỡ sau 5 ngày.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ thường xảy ra khi trẻ bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng có thể cải thiện rõ rệt khi mẹ chăm sóc bé đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc gì liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan