Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Nhiều mẹ thường băn khoăn trẻ biếng ăn có nên cai sữa không, do lo lắng bé chỉ thích ti mẹ nên lười ăn dặm, không đủ dưỡng chất để bé phát triển. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này và giúp mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, giải pháp khi bé biếng ăn trong giai đoạn cai sữa.
Trong đa số các trường hợp, chuyên gia Nhi khoa khuyên mẹ không nên cai sữa đột ngột cho trẻ biếng ăn. Sữa mẹ không chỉ không làm cho trẻ biếng ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng song song với việc ăn dặm của bé.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên được bú sữa mẹ ngay sau sinh, hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ cùng với việc bổ sung thực phẩm khác đến 24 tháng hoặc dài hơn.
Những trẻ bú mẹ thường xuyên có hệ miễn dịch tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Thay vì nhanh chóng cai sữa cho bé, mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân trẻ biếng ăn và có những biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này.
Sữa mẹ không làm con biếng ăn dặm nên mẹ không cai sữa cho bé đột ngột
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ biếng ăn có nên cho uống B1?
Mẹ mong muốn cai sữa cho bé nhưng cứ hễ cai sữa là con lại biếng ăn. Tình trạng này có thể do 4 nguyên nhân sau:
Trong suốt 6 tháng đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì thế, trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, con cần thời gian làm quen với thức ăn mới. Rất nhiều em bé trải qua giai đoạn này nên mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy con ăn chậm hoặc biếng ăn.
Để bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ giảm dần số lần bú trong ngày bằng cách kéo dài khoảng cách giữa 2 lần bú từ 3 tiếng thành 4 – 5 tiếng và thay 1 cữ bú bằng sữa công thức hoặc bột, cháo.
Ngoài ra, mẹ rút ngắn thời gian mỗi lần bú xuống dưới 15 phút. Song song đó, mẹ tăng dần lượng thức ăn cho tới khi đạt mức phù hợp với nhu cầu của trẻ. Sau 1 – 2 tuần bé sẽ quen dần với sự thay đổi từ sữa mẹ sang thức ăn dặm.
Mẹ lưu ý không cai sữa đột ngột vì sẽ làm mất hoàn toàn nguồn dưỡng chất và kháng thể đang cung cấp cho con. Cộng thêm việc bé biếng ăn dặm sẽ khiến con không được cung cấp đủ dinh dưỡng, đề kháng suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, việc đột ngột không được bú mẹ làm bé bị “sốc”, tổn thương tinh thần và càng khiến bé biếng ăn hơn.
Các vi chất như vitamin nhóm B, kẽm, selen, lysine kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Thiếu hụt các vi chất này khiến bé biếng ăn, kém hấp thu và chậm lớn. Việc biếng ăn do thiếu vi chất kéo dài làm suy giảm hệ miễn dịch của bé, con dễ bị bệnh và chậm phát triển.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ tăng cường vi chất cho bé thông qua các sản phẩm bổ sung như kẽm, lysin, vitamin nhóm B…để kích thích vị giác giúp bé ăn ngon và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Chế độ ăn dặm của bé nên ưu tiên các thực phẩm như tôm, lươn, lòng đỏ trứng (giàu kẽm), cá hồi, thịt nạc, đậu (giàu vitamin nhóm B), phomai, thịt gà, cá ngừ (giàu lysine).
Thiếu vi chất khiến trẻ biếng ăn và hấp thu kém trong giai đoạn cai sữa
Khẩu vị không phù hợp cũng là nguyên nhân thường gặp khiến bé biếng ăn khi bắt đầu cai sữa. Trẻ thường yêu thích những món ăn có vị ngọt và gần mùi vị của sữa mẹ. Do đó, mẹ có thể cho bé ăn từ ngọt đến mặn, từ loãng đến đặc để con tiếp nhận ăn dặm dễ dàng hơn. Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ có thể quan sát để nắm được những món trẻ thích và không thích ăn.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chỉ chế biến những món con thích vì sẽ gây nguy cơ thiếu các chất cần thiết. Thay vào đó, mẹ chế biến đa dạng các nhóm thức ăn, kết hợp giữa những món con yêu thích và món ăn mới.
Đây cũng là lý do biếng ăn hay gặp ở những trẻ bắt đầu ăn dặm khi cai sữa. Thức ăn không tiêu hóa hết làm cho trẻ luôn trong tình trạng no bụng nên không có nhu cầu ăn thêm bữa mới. Hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là mẹ cho con bú, ăn vặt gần sát bữa ăn dặm hoặc đường ruột của trẻ không tốt dẫn tới thức ăn tiêu hóa chậm.
Để khắc phục tình trạng trên, ba mẹ chú ý không cho con ăn vặt trước giờ ăn. Nếu bé có bữa phụ bổ sung, nên cho con ăn bữa phụ cách bữa chính 1 – 1,5 giờ để có thể hấp thu tối đa dinh dưỡng từ 2 bữa ăn.
Thực đơn bữa phụ nên đảm bảo 2 yếu tố: món ăn dễ tiêu hóa (trái cây, bánh, sữa) và lượng thức ăn vừa phải. Ngoài ra, mẹ không nên chiều theo ý bé mỗi lần con đòi ti. Việc ti liên tục trong ngày khiến con no bụng, không muốn ăn thức ăn dặm.
Ở những trẻ bị rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, việc tiêu hóa thức ăn chậm hơn thông thường khiến con bị đầy hơi, chướng bụng, ăn kém. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, lặp lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa và hấp thu tốt. Vì thế, bổ sung men vi sinh là biện pháp hiệu quả dành cho bé biếng ăn trong giai đoạn cai sữa.
Bổ sung men vi sinh giúp bé tiêu hóa tốt hơn
Nhiều mẹ có thói quen ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này khiến bé lo sợ, quấy khóc mỗi khi tới bữa ăn. Ngoài ra, không khí bữa ăn quá căng thẳng cũng làm cho bé lo lắng và biếng ăn. Do đó, mẹ đừng ép con ăn và hãy tạo không khí vui vẻ để bé thích thú mỗi khi ăn uống nhé.
Nếu mẹ đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng con vẫn biếng ăn thì rất có thể bé đang bị biếng ăn bệnh lý. Hoặc khi trẻ bị ốm như cảm, sốt, viêm đường hô hấp…cũng sẽ rất biếng ăn do mệt mỏi. Lúc này, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời hoặc để thông tin ngay tại đây để được dược sĩ đánh giá và tư vấn chi tiết về tình trạng của con
Mời mẹ xem thêm: |
Cai sữa đúng cách giúp con làm quen dần với việc ăn dặm, từ đó hạn chế tình trạng biếng ăn do cai sữa đột ngột. Dưới đây là hướng dẫn cho mẹ.
Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “trẻ biếng ăn có nên cai sữa không?”. Vậy nên cai sữa cho con vào thời điểm nào?
Mẹ có thể nhận biết được thời điểm con sẵn sàng cai sữa qua những dấu hiệu sau đây:
Thông thường, mốc 18 tháng tuổi cũng là thời điểm thích hợp để bắt đầu cai sữa cho trẻ. Lúc này, các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đã không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Nếu vẫn tiếp tục cho con bú, trẻ rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Mẹ có thể cai sữa khi con đã ngồi vững, có khả năng nhai và hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn
Đối với trẻ biếng ăn hoặc đang bú mẹ hoàn toàn nay chuyển sang ăn dặm, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau để cai sữa cho bé:
Hãy để trẻ cai sữa dần dần
Tình trạng trẻ đã cai sữa thành công, sau đó biếng ăn không phải hiếm gặp. Mẹ cần kiên trì cai sữa cho bé, không nên cho trẻ bú lại.
Chỉ cần cho trẻ bú lại, bé sẽ liên tục đòi bú và lần cai sữa sau sẽ khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu đã đủ các điều kiện để cai sữa mà trẻ vẫn bú mẹ có thể gián tiếp khiến trẻ biếng ăn, không chịu ăn dặm và chậm tăng cân.
Thay vì cho bé bú lại, mẹ có thể tham khảo thêm các cách chữa biếng ăn ở trẻ để giúp bé ăn được nhiều hơn.
Trong giai đoạn cai sữa, lượng kháng thể trẻ nhận được từ sữa mẹ ít hơn nên con dễ bị ốm, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, hấp thu kém. Vì thế, việc sử dụng men vi sinh cho con trong giai đoạn này vô cùng cần thiết.
Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tiêu hóa tốt, tăng hấp thu, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Ngoài ra, men vi sinh còn có công dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột.
Với 10 chủng lợi khuẩn gồm 2 nhóm quan trọng nhất cho đường ruột, men vi sinh BioAmicus chính là giải pháp hiệu quả, toàn diện dành cho bé biếng ăn trong giai đoạn cai sữa.
Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, an toàn cho trẻ từ sơ sinh và được hàng triệu mẹ trên thế giới tin dùng. Vì thế, mẹ hãy lựa chọn men 10 chủng BioAmicus đồng hành cùng bé vượt qua biếng ăn trong giai đoạn cai sữa nhé.
Hy vọng bài viết trên đây giải đáp được thắc mắc “trẻ biếng ăn có cai sữa không” của mẹ. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy liên hệ tới số hoặc để lại thông tin để được tư vấn bở đội ngũ chuyên gia của BioAmicus nhé.