Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
“Ăn” không phải là kỹ năng trẻ có thể giỏi ngay lập tức mà cần thời gian làm quen. Và dễ hiểu khi hầu hết các trẻ đều lắc đầu khi bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ lo lắng bé lười ăn dặm phải làm sao thì bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời. Theo dõi ngay mẹ nhé!
Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, nhiều mẹ đau đầu vì mỗi bữa ăn là một cuộc chiến giữa mẹ và con, khiến không khí gia đình vô cùng căng thẳng.
Vậy tại sao trẻ biếng ăn dặm?
Cũng giống như người lớn, nếu trẻ đang gặp các bệnh lý như rối loạn đường tiêu hóa, ốm sốt hay viêm họng, viêm miệng..., trẻ có thể trở nên lười ăn dặm, nhiều bé có thể bỏ ăn.
Thời điểm ăn dặm được khuyến cáo là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều mẹ nôn nóng tập cho con ăn dặm từ quá sớm, lúc này hệ tiêu hóa và tâm lý của con chưa sẵn sàng, khiến trẻ từ chối ăn và biếng ăn.
Nếu cho con ăn dặm từ 4 – 5 tháng tuổi có thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, khiến trẻ gầy yếu, thậm chí là tổn thương hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh trẻ ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ [1,2].
Thực đơn nhàm chán, mẹ cho bé ăn một món trong nhiều bữa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lười ăn dặm ở trẻ.
Bé ăn các món lặp đi lặp lại khiến bé sinh ra tâm lý chán ăn, sợ ăn. Ngoài ra, việc bữa ăn không đa dạng có thể khiến trẻ thiếu một số chất như kẽm, vitamin nhóm B... cũng có thể gây lười ăn dặm.
Mẹ nên chế biến độ ăn dặm phụ thuộc vào mức độ ăn thô của bé, và chỉ nên tăng thô dần. Nhiều mẹ áp lực vì thấy con người khác ăn thô tốt nên cũng tăng thô cho con, khiến bé không kịp thích nghi.
Ngược lại nhiều mẹ lại sợ con ăn bị hóc, sợ con chưa nhai được nên đồ ăn nào cũng xay nhuyễn hoặc cho bé ăn cháo kéo dài, từ đó khiến bé chán ghét bữa ăn, lười ăn dặm, lười ăn cháo.
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi còn rất yếu, đồng thời chức năng thận cũng chưa hoàn thiện. Nếu mẹ nêm gia vị cho con theo khẩu vị của mẹ
Khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm, nhiều mẹ có thói quen cho bé vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, hoặc bế bé đi rong. Chính điều này khiến bé mất tập trung trong ăn uống, tạo thói quen ăn hay ngậm, biếng ăn.
Nhiều mẹ cho bé ăn khi bé chưa có tín hiệu đói nên bé cũng lười ăn dặm. Phần lớn nguyên nhân là do trước hoặc gần giờ ăn, mẹ thường cho bé bú hoặc uống sữa công thức, ăn bánh ăn dặm...
Trẻ trải qua nhiều giai đoạn biếng ăn sinh lý trong suốt quá trình phát triển. Từ 6 tháng, trẻ sẽ trải qua những giai đoạn như tập bò, tập ngồi, tập đi... Khi trải qua các giai đoạn, trẻ mải mê tìm tòi, khám phá những thứ mới nên dễ sao nhãng và lười ăn dặm.
Dưới đây là 9 giải pháp giúp mẹ trả lời dễ dàng câu hỏi “bé biếng ăn dặm phải làm sao?”:
Khi con trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Việc ăn dặm lúc này đóng vai trò cho bé làm quen với việc nhai nuốt hơn là cung cấp dinh dưỡng.
Vì thế, mẹ hãy cho con ăn từ ít đến nhiều, tăng từ từ lượng thức ăn. Để hệ tiêu hóa của con có thời gian làm quen với thức ăn lạ. Có vậy, con mới không bị rối loạn tiêu hóa, không sợ ăn và không bị biếng ăn.
Khi lên 6 tháng, con bắt đầu tập ăn dặm. Nhưng dạ dày lúc này chỉ bằng 1/5 của người lớn nên lượng thức ăn trong 1 – 3 bữa đầu tiên chỉ nên từ 5 – 10ml ở dạng bột loãng. Sau đó, tăng lên 200ml mỗi bữa khi con đã quen với việc nuốt và cảm thấy thích thứ thức ăn. Và cho bé ăn 1 – 3 bữa theo mong muốn của bé.
Bên cạnh đó, mẹ vẫn nên duy trì cho con uống sữa mỗi ngày vào buổi sáng, trước hoặc sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lượng sữa cho trẻ dưới 9 tháng là 600 – 800ml/ ngày và giảm xuống 480 – 700 ml mỗi ngày.
Khi mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa có đủ enzyme và khả năng co bóp của dạ dày còn kém. Con chỉ ăn được những thức ăn loãng, đơn giản, dễ tiêu hóa. Sau một thời gian tập ăn dặm, enzyme tiêu hóa cần thiết được tiết ra đủ con có thể ăn các món ăn đặc hơn, phức tạp hơn.
Mẹ cần cho bé thời gian để thích nghi với thức ăn mới bằng cách tập cho bé đồ ăn từ loãng tới đặc, từ nhuyễn đến tho. Cụ thể là:
– Trẻ từ 6 – 8 tháng: chỉ nên ăn bột loãng và có thể kèm rau củ đã xay nhuyễn. Cần đảm bảo rằng con vẫn đang dễ nuốt và dễ tiêu.
– Trẻ 9 – 11 tháng: mẹ có thể cho bé ăn bột đặc, cháo rây, rồi đến cháo nguyên hạt, cơm nát… Nếu có thể mẹ hãy hạn chế thức ăn đã được xay nhuyễn.
Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc cho trẻ biếng ăn dặm
Bột ngọt chứa đạm có nguồn gốc từ sữa, gạo và rau củ. Khá giống với mùi vị của sữa mẹ giúp trẻ dễ tiếp nhận thức ăn hơn nên là món ăn bắt đầu cho bé. Còn bột mặn có chứa chất đạm từ nguồn gốc động vật. Trẻ chưa quen mùi vị cũng như chưa đủ enzyme để tiêu hóa nên chỉ ăn trẻ đã ăn dặm một thời gian.
Khi ăn bột mặn quá sớm trẻ rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến biếng ăn dặm.
+ Mẹ chế biến các món ăn ngọt bằng cách xay nguyễn rau, củ, quả như bơ, chuối, cà rốt… rồi trộn với sữa cho bé ăn.
+ Sau khi bé đã quen với ăn dặm 1 – 2 tuần, thì mẹ có thể cho bé ăn bột mặn. Bột mặn cần chứa thịt, tôm, cá,… được xay nhuyễn và nấu chín và có thể chất đặc sền sệt, không quá loãng.
Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau đây:
– Tinh bột từ bột gạo, bột khoai lang…
– Chất đạm: có trong thịt nạc, trứng gà, thịt cá trắng…
– Chất béo: Mẹ nên cho bé ăn chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu oliu, phô mai, bơ, hạt ngũ cốc giàu chất béo… Sau khi nấu ăn xong, mẹ chỉ cần thêm 1 – 2 thìa dầu ăn nhỏ. Sau đó trộn đều là trẻ ăn được ngay.
– Các vitamin, khoáng chất và chất xơ: có nhiều trong các loại rau xanh quả chín như: cải bó xôi, bí đỏ, lê, chuối, táo, cà rốt…
Bổ sung đủ 4 nhóm chất cho bé lười ăn dặm
Đa dạng thực đơn ăn dặm là câu trả lời cho câu hỏi “trẻ biếng ăn dặm phải làm sao?”. Không chỉ kích thích sự thèm ăn và tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ giảm biếng ăn. Mà còn làm đa dạng khẩu vị và kích thích dạ dày trẻ tăng sản xuất nhiều loại enzyme. Đa dạng món ăn là chìa khóa cải thiện tình trạng biếng ăn và kén ăn ở trẻ.
Để mẹ không phải đau đầu suy nghĩ “hôm nay cho bé ăn gì” thì hãy áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé của Viện dinh dưỡng dưới đây.
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, chủ nhật | Thứ 7 |
6h | Bú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200 ml | Bú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200 ml | Bú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200 ml | Bú mẹ hoặc sữa ngoài 150 – 200 ml |
9h | Bột thịt lợn:
– 10g Thịt lợn nạc – 10g Bột gạo – 5g Dầu ăn – Lá rau xanh |
Bột thịt gà:
– 10g Thịt gà – 10g Bột gạo – 5g Dầu ăn – Lá rau xanh |
Bột sữa:
– 3 thìa sữa bột – 10g bột gạo – 5g dầu ăn – Lá rau xanh |
Bột trứng:
– ½ quả trứng (lòng đỏ) – 10g bột gạo – 5g dầu ăn – Lá rau xanh |
10h | ⅓ quả chuối | 50g đu đủ chín | ⅓ quả hồng xiêm | 50g xoài |
11h | Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài | Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài | Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài | Bú mẹ hoặc ăn sữa ngoài |
14h | – Bột sữa
– 3 thìa sữa bột – 10g bột gạo – 5g dầu ăn – Lá rau xanh |
– Bột thịt lợn
– 10g Thịt lợn nạc – 10g Bột gạo – 5g Dầu ăn – Lá rau xanh |
– Bột thịt gà- 10g Thịt gà
– 10g Bột gạo – 5g Dầu ăn – Lá rau xanh |
– Bột sữa
– 3 thìa sữa bột – 10g bột gạo – 5g dầu ăn – Lá rau xanh |
16h | Nước cam ép | Nước cam ép | Nước cam ép | Nước cam ép |
18h | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài | Bú mẹ hoặc sữa ngoài |
Lượng thức ăn trong thực đơn trẻ chỉ là tham khảo. Mẹ không cần quá quan trọng và cũng như không cần bắt bé phải ăn được hết lượng thức ăn này. Việc cần thiết đầu tiên là tạo được cho con sự hứng thú với đồ ăn, hãy kiên trì.
Khi đưa một đồ ăn lạ cho con, mẹ nên dùng ánh mắt trìu mến và khuyến khích bằng lời nói. Dưới sự cổ vũ của mẹ, con an tâm hơn và sẵn sàng thử mọi thứ. Mẹ không nên ép buộc bé bằng lời quát nạt hay dọa dẫm. Làm vậy chỉ khiến bé sợ hãi, quấy khóc. Cảm thấy ăn là một áp lực, lâu dần trở thành biếng ăn sinh lý thì rất khó khắc phục.
Rèn trẻ ăn uống đúng và đủ giờ cũng là cách cải thiện biếng ăn dặm hiệu quả. Thường mỗi bữa ăn dặm của bé chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút, dù trẻ chưa no cũng nên dừng lại. Khi đồng hồ sinh học được thiết lập, đến giờ ăn bụng đói thì bé sẽ tự đòi ăn. Biếng ăn cũng không có cơ hội hình thành ở trẻ sau này.
Chỉ cho bé ăn dặm trong 30 phút để tạo thói quen ăn uống khoa học
Trước bữa ăn chính, mẹ không nên cho bé ăn vặt như hoa quả, bánh kẹo… hay kể cả bú sữa. Trẻ cảm thấy ngang bụng thì ăn chính sẽ không ngon. Hơn nữa, ăn vặt trước bữa ăn còn tạo thói quen ăn uống xấu cho trẻ, có thể khiến tình trạng biếng ăn dặm kéo dài và khó cải thiện.
Nếu trẻ phải ăn trong trạng khó chịu như: tã, quần áo quá chật. Hoặc có rối loạn tiêu hóa đầy hơi, táo bón. Đôi khi có thể đau do mọc răng nên không ăn được. Tạo sự thoải mái cho bé là cách tốt nhất lúc này.
– Cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát. Tã nên phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặc tốt nhất mẹ nên cởi tã cho trẻ.
– Nếu bé đang đau răng thì mẹ chuyển sang đồ ăn mềm hơn cho bé. Khi nào bé hết đau răng mới cho ăn lại thực phẩm kết cấu rắn.
– Nếu bé táo bón, đầy hơi thì mẹ nên bổ sung men vi sinh đa chủng và chất xơ cho con. Giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn, nhanh hết táo bón và đầy hơi.
Tạo sự thoải mái cho bé khi ăn dặm
Có thẻ mẹ quan tâm: |
Nguyên nhân chính gây biếng ăn ở trẻ mới tập ăn dặm là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: thiếu enzyme, thiếu lợi khuẩn. Bổ sung lợi khuẩn bằng BioAmicus Complete là giải pháp được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Vừa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vừa tăng tiết enzyme tiêu hóa cho trẻ.
BioAmicus Complete là men vi sinh đa chủng đầu tiên tại Việt Nam chứa đến 10 chủng lợi khuẩn. Thuộc 2 nhóm quan trọng nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium, chiếm đến 80% lợi khuẩn đường ruột.
Hơn nữa, BioAmicus Complete bổ sung đa dạng chủng lợi khuẩn cần thiết, giúp trẻ duy trì hệ vi sinh đường ruột ổn định. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ hứng thú ăn uống, sẵn sàng tiếp nhận món ăn dặm thơm ngon của mẹ.
Bổ sung BioAmicus Complete mỗi ngày cho bé biếng ăn dặm
Ngoài ra, thành phần BioAmicus có chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho tình trạng táo bón và khó tiêu như: B. Breve 6018, B. Longum subsp Infantis 5478, B. Longum 6283, B. Longum subsp Infantis 5478. Đặc biệt phù hợp với trẻ biếng ăn dặm do táo bón, trẻ thoải mái ăn dặm ngon hơn.
Để trẻ tiếp nhận đồ ăn dặm cần giảm số lần bú và giảm lượng sữa bú thường ngày. Công thức đơn giản là tăng 1 bữa dặm cần giảm 2 cữ bú. Ngoài ra, nếu con đòi bú trong bữa ăn, tuyệt đối không cấp sữa cho trẻ. Nếu trẻ không ăn, hãy thử mời lại trong bữa tiếp theo cách đó 2-3 giờ.
Nguyên tắc cơ bản là phải tập cho con ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn và đa dạng thực đơn đủ 4 nhóm chất mỗi ngày. Đảm bảo tã, quần, môi trường thoải mái trong bữa ăn. Đặc biệt bổ sung men vi sinh đa chủng hỗ trợ vấn đề đầy hơi, táo bón, tiêu chảy trong giai đoạn ăn dặm.
Trẻ biếng ăn dặm phải làm sao là câu hỏi gặp ở hầu hết các mẹ có con đến tuổi ăn dặm. Mẹ đừng lo, hãy áp dụng những giải pháp trên cho con nhé. Và nếu mẹ muốn biết thêm các thông tin về trẻ ăn dặm hãy liên hệ ngay đến đến hotline 1900 63 69 85 hoặc trang chủ BioAmicus để được dược sĩ chuyên môn giải đáp.
1. The effect of breastfeeding on weight gain in infants: results of a birth cohort study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15737952/2. Breastfeeding and the Use of Human Milk
https://publications.aap.org/pediatrics/article/129/3/e827/31785/Breastfeeding-and-the-Use-of-Human-Milk