Ăn và ngủ là hai hoạt động chính ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều là bất thường hay bình thường? Mẹ có thể làm gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp ngay vấn đề này qua bài viết sau đây.
Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ nhiều (có thể tới 12-20 giờ mỗi ngày). Điều này cần thiết cho sự phát triển của con. Tuy nhiên một số trẻ sơ sinh biếng ăn, biếng bú ngủ nhiều hoặc đột nhiên bú ít ngủ nhiều khiến mẹ vô cùng lo lắng.
Sau đây là 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít:
Trong các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, cơ thể trẻ cần sử dụng nhiều năng lượng và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các bước phát triển này có thể rơi vào tuần thứ 4-5, tuần 8-9, tuần 12, tuần 19 của giai đoạn sơ sinh.
Nếu trẻ không đi kèm dấu hiệu bất thường thì mẹ không cần lo lắng, hãy sẵn sàng cho bé ăn khi bé thức giấc mẹ nhé.
Trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều là dấu hiệu cho một sự phát triển vượt bậc của con
Khi bị ốm, trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn để lấy lại năng lượng và chống lại các tác nhân gây bệnh. Giấc ngủ giúp các tế bào miễn dịch như bạch cầu lympho tiêu diệt vi khuẩn, virus dễ dàng hơn.
Đồng thời khi ốm, trẻ thường mệt mỏi, hoạt động của hệ tiêu hóa bị gián đoạn nên trẻ thường biếng ăn biếng bú. Đặc biệt, nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên, việc sưng đau sẽ khiến bé từ chối bú mẹ.
Ốm sốt khiến trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều
Mẹ có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng các biện pháp đơn giản như giữ ấm và vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý.
Men vi sinh cũng được chuyên gia khuyên dùng trong giai đoạn này để tăng cường sức khỏe đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete tự hào là giải pháp toàn diện cho các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Các chủng lợi khuẩn được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
Thông thường sau khoảng 24-48h sau khi tiêm, trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều, có thể kèm theo sốt, quấy khóc. Điều này là hoàn toàn bình thường, bởi vì đây là thời điểm cơ thể bé kích thích sản xuất các kháng thể, xây dựng hệ miễn dịch.
Sau khi tiêm ngừa, mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ chu đáo hơn, đặc biệt để con thoải mái, mặc quần áo nhẹ, thoáng khí, không bó chặt vào vết tiêm.
Các mẹ nên cho con bú thường xuyên khi có thể để bổ sung năng lượng cho bé, đồng thời sự ôm ấp vỗ về của mẹ cũng giúp trấn an bé vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Mọc răng là một giai đoạn stress của con. Tương tự như khi bị ốm, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn và ăn ít hơn trong khi mọc răng. Thêm vào đó, việc nướu bị sưng tấy, đau nhức làm bé từ chối bú do khó chịu mỗi khi ăn.
Mẹ cần phân biệt bé đang mọc răng với các bệnh lý khác qua các dấu hiệu điển hình:
Trong quá trình mọc răng, mẹ nên giữ vệ sinh khoang miệng cho bé bằng khăn gạc sạch và dung dịch nước muối sinh lý.
Việc nhẹ nhàng xoa nướu cho con bằng ngón tay của bạn và khăn sạch cũng giúp giảm đau cho bé. Để đảm bảo con có đủ dinh dưỡng, hãy tăng cữ bú mỗi ngày cho con.
Trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều trong giai đoạn mọc răng
Nhiều trẻ bỏ bú khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Đồ ăn dặm thường khiến trẻ cảm thấy no lâu hơn và thích thú hơn sữa mẹ.
Giai đoạn này trẻ cũng ngủ đêm nhiều hơn (tổng thời gian ngủ lên tới 11h). Trẻ có khả năng ngủ xuyên đêm mà không cần dậy bú. Đây là điều bình thường khi con đang thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ.
Khi mang thai bé, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến việc ăn ngủ ở trẻ sơ sinh. Ở những trẻ này, ngay sau khi sinh có lượng đường trong máu thấp, khiến cơ thể bé tăng tiết insulin quá mức.
Từ đó dẫn đến rối loạn chức năng gan, tụy, vàng da hoặc bất dung nạp đường ở trẻ sơ sinh. Hệ quả là trẻ sơ sinh ngủ li bì, lười ăn, mệt lả và thiếu dưỡng chất.
Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ mới sinh nặng trên 4kg. Các biểu hiện thường âm thầm, khó phát hiện, diễn biến kéo dài trong vòng vài tháng hoặc lâu hơn.
Nếu thấy trẻ ngủ li bì bất thường, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để nhận đánh giá chính xác từ cũng như phác đồ cải thiện phù hợp nhất với cho bé
Nhiều mẹ lo lắng trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú liệu có phải là bất thường, có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không. Theo các phân tích ở trên, trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều trong phần lớn các trường hợp là bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu sau đây để kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Đầu tiên là các dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp ở trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều:
Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ khi ngủ để có những xử trí kịp thời
Thứ hai là các dấu hiệu sinh tồn ở trẻ:
Ngoài ra, trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều cũng cần được thăm khám nếu trẻ biếng bú kéo dài trên 5 ngày, trẻ nôn mửa, tiêu chảy, phân, dịch tiêu hóa có mùi, màu lạ…
Trẻ nhỏ sẽ tự thức dậy khi nào bé cảm thấy đói. Biểu hiện khi đói của con thường là rướn người, mút tay, liếm môi… Nên nắm bắt được thời điểm này để cho trẻ ăn và đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng có khả năng thức dậy khi đói để đòi ăn. Đặc biệt với các trẻ dưới 1 tháng tuổi. Mẹ cần đánh thức và cho trẻ ăn nếu trẻ ngủ quá 4-5 giờ liên tiếp. Trẻ sơ sinh nên được cho ăn 8-12 lần/ngày.
Để đánh thức trẻ dậy ăn, mẹ hãy thử chạm núm ti vào miệng trẻ hoặc vuốt nhẹ một bên má của trẻ. Điều này có thể kích hoạt phản xạ Rooting để tìm vú mẹ và ăn.
Nếu đánh thức bằng phản xạ Rooting không hiệu quả, hãy thử ngọ nguậy nhẹ các ngón chân hoặc vuốt nhẹ xuống lòng bàn chân của trẻ để kích thích phản xạ Babinski giúp trẻ tỉnh giấc.
Phản xạ Rooting giúp bé bắt vú đúng và bú mẹ ngay cả khi đang ngủ
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân: Mách mẹ 7 cách trị hiệu quả |
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia Bioamicus xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm cho mẹ những thông tin hữu ích để chăm con dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi trang web bioamicus.vn để cung cấp thêm những kiến thức chăm con khoa học mẹ nhé!
1. Is my newborn sleeping too much?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/3225652. How sleep can fight infection
https://www.sciencedaily.com/releases/2019/02/190212094839.htmDược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại nhãn hàng BioAmicus
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh