Trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu? 6 cách giúp bé nhanh khỏi
Biếng ăn sinh lý là tình trạng tất yếu gặp phải trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu thì hết là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian biếng ăn của trẻ và các cách khắc phục biếng ăn hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý điển hình ở trẻ
Trẻ thường biếng ăn sinh lý trong các độ tuổi sau:
3 – 4 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhảy vọt, phát triển nhanh chóng và rõ rệt, cần nhiều calo hơn nên bé ăn nhiều hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi bước qua giai đoạn tăng trưởng thì lại ăn ít đi, hiện tượng này được gọi là biếng ăn tạm thời.
Trẻ biếng ăn tạm thời thường có biểu hiện khó chịu, không ốm đau, không gây ảnh hưởng đến việc ngủ và cân nặng. Chỉ là bé muốn tập trung vào các hoạt động vui chơi khác mà bỏ qua bữa ăn.
8 – 10 tháng tuổi
Đánh dấu mức phát triển của bé, các ngón tay bé bắt đầu linh hoạt, nhu cầu sử dụng tay nhiều hơn. Bé muốn thực hiện động tác cầm nắm nhiều hơn. Ở giai đoạn này, trẻ có xu hướng muốn cầm nắm thức ăn, chê cháo, không ăn cháo cũng không ăn đồ xay nhuyễn. Cơm lại không nhai được, chỉ ngậm, cắn hoặc chiết lấy nước rồi nhả ra. Hoặc đang ăn bình thường nhưng đột nhiên không ăn, thấy cháo là khóc và từ chối ăn.
Trẻ ở giai đoạn 8-10 tháng phát triển kỹ năng cầm nắm nên biếng ăn tạm thời
18 – 20 tháng tuổi
Bé bước vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2, với các biểu hiện thích làm theo ý mình, ẩm ương hay giận dỗi bỏ bữa, không chịu ăn.
Khi đến các giai đoạn này trẻ sẽ biếng ăn sinh lý và thời gian bắt đầu các mốc biếng ăn thường như trên. Tuy nhiên, một số trẻ phát triển nhanh có thể bắt đầu biếng ăn sớm hơn. Hoặc một số trẻ ở 8 – 10 tháng không biếng ăn sinh lý thì đến tầm 1 tuổi sẽ gặp tình trạng này.
2. Trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu
– Mỗi giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ thường kéo dài 2 – 3 tuần, tuy nhiên sau vài tuần hoặc vài tháng trẻ có thể bước vào giai đoạn biếng ăn tiếp theo. Tin vui cho cho các mẹ là biếng ăn sinh lý sẽ kết thúc khi bé lên 2 tuổi. Do đó, các mẹ có thể dự đoán trước giai đoạn biếng ăn của trẻ và áp dụng các biện pháp kích thích nhu cầu ăn phù hợp.
– Tuy nhiên, biếng ăn sinh lý kéo dài liên tục trong vài tháng có thể gặp ở khoảng 40% trẻ em và có thể chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi đến thể chất và tinh thần. Nếu gặp tình trạng này, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để khôi phục nhanh chóng chế độ ăn bình thường của trẻ.
Trẻ biếng ăn sinh lý thường kéo dài 2 – 3 tuần
3. Nguyên nhân kèm theo trong giai đoạn sinh lý khiến biếng ăn lâu khỏi
Khi trẻ đang trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý nêu trên, nếu trẻ có thêm các biểu hiện sau thì tình trạng biếng ăn có thể kéo dài hơn 3 tuần.
– Trẻ mọc răng, thường có triệu chứng đau nướu, phát sốt, mệt mỏi nên không muốn ăn uống. Ngoài ra, trẻ còn có thể kèm thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy… khiến trẻ biếng ăn kéo dài hơn.
– Bữa ăn của mẹ quá nhàm chán. Nguyên nhân này thường gặp do bữa ăn của mẹ không thay đổi, bé ăn lặp lại một mùi vị kéo dài nên chán, không chịu ăn.
– Trẻ bị táo bón nên thức ăn không được tiêu hóa và phân không được tống ra ngoài. Do đó, xuất hiện cảm giác đầy bụng, khó chịu dẫn đến trẻ lười ăn.
– Trẻ bị tiêu chảy với biểu hiện đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần hơn bình thường. Do đó, trẻ có nguy cơ mất nước điện giải, mệt mỏi, bụng khó chịu nên không thể ăn uống được.
– Trẻ bị thiếu chất như: kẽm, lysine, vitamin nhóm B. Đây là những chất quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nếu thiếu hụt có thể gây ra tình trạng kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến trẻ biếng ăn, chậm lớn.
Những nguyên nhân kể trên là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biếng ăn bệnh lý ở trẻ. Để cải thiện chứng biếng ăn của trẻ, bên cạnh các biện pháp kích thích ăn uống, mẹ cần phải xử trí cả những bệnh lý trẻ đang mắc phải.
4. Trẻ biếng ăn sinh lý trong thời gian dài có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng biếng ăn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn thường không gây nguy hiểm gì cho trẻ. Tuy nhiên, nếu biếng ăn kéo dài trên 3 tuần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
+ Chậm tăng cân. Trẻ bỏ ăn lâu ngày gây thiếu hụt dinh dưỡng, giảm chuyển hóa năng lượng cho cơ thể dẫn đến chậm tăng cân, thậm chí là sụt cân.
+ Trẻ thấp còi. Đây là dấu hiệu của suy dinh dưỡng thể thấp còi, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vi chất, mất cân bằng dinh dưỡng do trẻ bỏ ăn, lười vận động.
+ Suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt các thành phần tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch, trong đó phổ biến là các vi chất. Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nếu suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhiễm và gây bệnh, do đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của trẻ.
+ Chậm phát triển trí tuệ. Biếng ăn gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cần thiết cho não bộ hoạt động như: acid béo omega-3 và omega-6, Lysine, DHA… Dẫn đến trẻ chậm phát triển trí não, kém thông tinh với các biểu hiện như: chậm nói, phản xạ chậm, lờ đờ, kém tập trung.
Biếng ăn sinh lý trong thời gian dài gây ra chậm phát triển ở trẻ
5. Các biện pháp giúp trẻ nhanh hết biếng ăn sinh lý
Mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để rút ngắn giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ:
5.1 Để con được đói
Khi trẻ tỏ thái độ không muốn ăn, cha mẹ không nên ép con, nhồi nhét đồ ăn khiến con sinh tâm lý sợ hãi, dẫn đến biếng ăn tâm lý. Cha mẹ hãy tôn trọng ý kiến của con, để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào. (Mẹ có thể tham khảo thêm: Các món ăn cho trẻ biếng ăn 1 tuổi và 4 mẹo mẹ cần nhớ)
5.5. Cho trẻ vận động nhiều hơn
Bên cạnh việc cải thiện dinh dưỡng của trẻ mẹ nên cho trẻ vận động nhiều hơn. Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhiều hơn, đói nhanh hơn, do đó tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ.
Nếu trẻ đã biết lật bò, mẹ hãy tạo ra các trò đùa để thu hút và khuyến khích trẻ làm đi làm lại các động tác bò, lật. Nếu trẻ đã biết đi, mẹ có thể cùng tập đi, tập xe và chạy nhảy với bé.
5.2 Giúp trẻ tập trung trong bữa ăn
Trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý, mẹ nên quan tâm đến nhu cầu khám phá của trẻ. Mẹ có thể trò chuyện để thu hút sự chú ý của trẻ vào bữa ăn. Đồng thời, bữa ăn cần tách biệt hoàn toàn các yếu tố xao nhãng xung quanh như tivi hay cho bé đi rong ăn.
Đặc biệt, chỉ để bữa ăn diễn ra trong vòng 45 phút. Nếu quá bữa mà con vẫn chưa ăn no, nên cho con dừng ăn và đợi đến bữa tiếp theo. Khi đói, con sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn, đồng thời hình thành thói quen ăn uống đúng giờ cho con.
Giữ trẻ tập trung khi ăn giúp cải thiện biếng ăn sinh lý hiệu quả
5.3 Bổ sung nước cho trẻ giữa các bữa ăn
Cho uống nước thay vì sữa hoặc nước trái cây giữa các bữa ăn. Việc cho uống nước trái cây hoặc bù sữa khiến trẻ no và không có nhu cầu ăn thêm thức ăn vào các bữa ăn sau đó. Nếu cho bé uống nước trái cây cần cho uống dưới 125-175 mL mỗi ngày.
5.3. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là thành phần quan trọng trong nhiều loại protein, tham gia vào cấu tạo cơ thể và phân chia tế bào. Đồng thời, kẽm làm tăng hấp thu và tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ. Nếu thiếu kẽm có thể kìm hãm sự phân chia tế bào, làm chậm phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa gây biếng ăn ở trẻ.
Mẹ nên bổ sung thêm kẽm cho trẻ biếng ăn, thông qua các thực phẩm giàu kẽm như:
+ Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn.
+ Động vật có vỏ: sò, hến, cua.
+ Cây họ đậu: đậu xanh, đậu lăng.
+ Các loại hạt khô và ngũ cốc như hạnh nhân, đậu phộng.
Có thể mẹ quan tâm: Thực đơn cho bé mọc răng biếng ăn – Cực ngon và giàu dinh dưỡng |
5.6. Bổ sung men vi sinh đa chủng
Men vi sinh 10 chủng Bioamicus có chứa nhiều chủng lợi cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Khi vào cơ thể, các chủng lợi khuẩn này có tác dụng tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sản xuất enzyme tiêu hóa. Từ đó, giải quyết các vấn đề gây biếng ăn ở trẻ như: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ… Đồng thời, kích thích cảm giác thèm ăn sau khi qua giai đoạn biếng ăn sinh lý, đưa trẻ về chế độ ăn bình thường. Vì vậy, men vi sinh đa chủng hỗ trợ giải quyết biếng ăn nhanh hơn, hiệu quả hơn.
BioAmicus Complete hỗ trợ cải thiện biếng ăn ở trẻ
Một trong những men vi sinh đa chủng cải thiện biếng ăn hiệu quả nhất hiện nay là BioAmicus Complete. Sản phẩm chứa đến 10 chủng lợi khuẩn, mô phỏng gần nhất hệ vi sinh đường ruột. Do đó, hệ tiêu hóa dễ dàng thích nghi, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nhanh chóng, hỗ trợ cải thiện vấn đề biếng ăn hiệu quả.
Trẻ biếng ăn sinh lý trong bao lâu đã được trả lời đầy đủ trong bài viết trên. Nếu trẻ đột ngột biếng ăn và mẹ đang lo lắng về sự phát triển của trẻ hãy liên hệ ngay với chuyên gia theo hotline 1900 63 69 85 để được hỗ trợ chi tiết và kịp thời. Và đừng quên truy cập Website BioAmicus Việt Nam để cập nhật kiến thức chăm con khoa học.
Có thể mẹ quan tâm:
– Trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân: Mách mẹ 7 cách trị hiệu quả – Trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều: 6 nguyên nhân & giải pháp cho mẹ |
Các bài khác
Trẻ biếng ăn da xanh do đâu? Làm thế nào để cải thiện?
Trẻ biếng ăn da xanh gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé. Tìm hiểu được nguyên nhân giúp cha mẹ có các biện pháp chăm sóc bé thích hợp. Vậy trẻ biếng ăn da xanh xao do đâu? Phải làm thế nào khi con gặp tình […]
Trẻ biếng ăn bụng to: 5 nguyên nhân và 6 giải pháp hữu ích dành cho mẹ
LTrẻ biếng ăn bụng to có thể do nguyên nhân sinh lý trong quá trình phát triển hoặc do một số bệnh lý gây ra. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân nhằm có các biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe […]
Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và giải pháp
Nhìn con gầy gò, thấp bé hơn hẳn các bạn. Nấu món gì cũng không chịu ăn. Mẹ lo lắng khôn nguôi, muốn biết còn bị làm sao để tìm cách khắc phục tình trạng của con. Bài viết dưới đây BioAmicus sẽ giải đáp tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mà con […]
Trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa – Bình thường hay bất thường?
Nhiều mẹ trăn trở tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa. Bé không chịu ăn bất kể mẹ đã chuẩn bị đồ ăn dặm cầu kỳ đến đâu. Đây có phải một điều bất thường? Làm thế nào để con ăn thô tốt, đủ dinh dưỡng? Tất cả sẽ được làm rõ […]
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? Dinh dưỡng thế nào tốt
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, mẹ nào cũng đau đầu với những giai đoạn biếng ăn của con. Mẹ tự hỏi trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? Chăm con thế nào để con ăn ngon, lớn nhanh và mạnh khỏe? Bỏ túi ngay 6 món ăn và 5 lưu ý về […]
Trẻ biếng ăn có nên cho uống B1? 7 cách bổ sung B1 chuẩn
Nhiều mẹ truyền tai nhau rằng cho trẻ biếng ăn uống B1 sẽ khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, họ không chắc rằng có nên bổ sung vitamin B1 cho con mình hay không, bổ sung như thế nào là đúng cách? Bài viết sau đây sẽ giải đáp […]
Trẻ biếng ăn có nên cai sữa không? Thực hư việc bú mẹ gây biếng ăn
Nhiều mẹ thường băn khoăn trẻ biếng ăn có nên cai sữa không,do lo lắng bé chỉ thích ti mẹ nên lười ăn dặm, không đủ dưỡng chất để bé phát triển. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này và giúp mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, giải pháp khi bé […]
Thực đơn cho bé mọc răng biếng ăn – Cực ngon và giàu dinh dưỡng
Trẻ mọc răng biếng ăn nên ăn những thực phẩm nào? Chế biến như thế nào giúp bé dễ ăn, giảm đau răng, hấp thu tốt? Xem ngay bài viết để có được thực đơn cho bé mọc răng biếng ăn trong cả tuần, đủ dinh dưỡng, đơn giản, dễ làm mẹ nào cũng nên biết. Mục […]
Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý: Dấu hiệu và 6 giải pháp cho mẹ
Không ít gia đình đang rất lo lắng vì có trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý. Nếu không có cách khắc phục kịp thời, biếng ăn sinh lý có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay dấu hiệu và 6 giải pháp cải […]
Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Cần thiết bổ sung chất gì?
Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ. Bài viết này sẽ đưa ra giải pháp hữu hiệu cải thiện rõ rệt tình trạng trẻ 1 tuổi biếng ăn. Đồng thời giúp mẹ lựa chọn 7 dưỡng chất cần thiết bổ sung cho […]