Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và giải pháp

Mục lục

Nhìn con gầy gò, thấp bé hơn hẳn các bạn. Nấu món gì cũng không chịu ăn. Mẹ lo lắng khôn nguôi, muốn biết còn bị làm sao để tìm cách khắc phục tình trạng của con. Bài viết dưới đây BioAmicus sẽ giải đáp tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mà con đang gặp phải. Mẹ hãy theo dõi ngay nhé.

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng bao gồm:

– Bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút.

– Hay quấy nhiễu trong khi ăn.

– Khó ngủ, quấy khóc nhiều về đêm.

– Cân nặng không đạt chuẩn theo tuổi, hầu như không tăng cân liên tục trong 2 -3 tháng.

– Trẻ kém hoạt bát, hay bị ốm vặt, thường xuyên rối loạn tiêu hóa.

– Trường hợp nặng có thể teo mỡ cánh tay, mất hết lớp mỡ dưới da.

2. Phân độ suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn

Suy dinh dưỡng thường được chia thành 3 mức độ, bao gồm:

– Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng cơ thể trẻ còn 70 – 80% so với cân nặng tiêu chuẩn cùng độ tuổi. Lớp mỡ dưới da của trẻ mỏng, chưa có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.

– Suy dinh dưỡng Độ II: Trẻ nặng bằng khoảng 60 – 70% so với cân nặng tiêu chuẩn. Không có lớp mỡ dưới da, gầy gò và bị rối loạn tiêu hóa từng đợt.

Trẻ độ 1 và độ 2 thì có thể điều trị tại nhà bằng thay đổi chế độ ăn hàng ngày của bé

–  Suy dinh dưỡng Độ III: Cân nặng của trẻ nhỏ hơn 60% cân nặng tiêu chuẩn. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, trẻ có thể bị phù, theo cơ…  Mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Bảng cân nặng, chiều cao cho Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

3. Nguyên nhân trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất thường gây ra biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ. Mẹ hãy đọc và tránh mắc phải cho con:

Nguyên nhân trẻ biếng ăn Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng

Thay đổi sinh lý

– Khi bước sang một giai đoạn phát triển mới, cũng là lúc trẻ thường hay biếng ăn. Chẳng hạn như: khi tập lật, tập bò, tập đi…

– Trẻ thích chơi đùa, thích khám phá thế giới xung quanh. Tập làm quen với môi trường mới, nhiều thứ thú vị hơn. Vậy nên chẳng thể tập trung vào việc ăn uống.

Suy dinh dưỡng bào thai

Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất, có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Biểu hiện bằng việc cân nặng khi mới sinh không đạt chuẩn (<2.5kg), đặc biệt là trẻ sinh đủ tháng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ mẹ như:

+ Mang thai muộn (>30 tuổi)

+ Bị cúm, nhiễm khuẩn cấp, mắc bệnh mãn tính… khi có thai.

+ Mang thai không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Ngoài ra, có thể do nhau thai kém phát triển, không truyền đầy đủ được dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi.

Bé gặp khó khăn khi nhai và nuốt

Trường hợp này gặp phải khi trẻ mọc răng, bị nhiệt miệng hay viêm lợi… Những cơn đau nhức khó chịu làm trẻ không muốn vận động cơ miệng.

Đặc biệt, khi nhai nuốt thức ăn cọ xát làm trẻ đau hơn. Nên không muốn ăn hay nuốt bất cứ thứ gì.

Chỉ khi những cơn đau này qua đi thì trẻ mới tiếp nhận thức ăn trở lại.

Cai sữa sớm, ăn dặm sớm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trong 6 tháng đầu đời. Cai sữa sớm khi chưa đủ 6 tháng, không chỉ gây thiếu nguồn dinh dưỡng cần thiết cho con.

Mà còn làm giảm khả năng tự bảo  của trẻ do không được nhận miễn dịch từ mẹ. Vừa thiếu thiếu chất, vừa hay bị ốm nên suy dinh dưỡng là chuyện sớm muộn.

Thêm vào đó, cai sữa sớm thường kèm theo ăn dặm sớm ngay từ khi con mới được 4, 5 tháng. Do mẹ muốn bù đắp dinh dưỡng khi con không được bú mẹ.

Tuy nhiên, việc này chỉ “lợi bất cập hại”. Vì hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu, không thể tiêu hóa được thức ăn dặm. Trẻ hay khó tiêu, đầy bụng và không hấp thu được dinh dưỡng.

Làm tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng và kéo dài hơn.

Nhiễm khuẩn tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp

Nhiễm khuẩn xảy ra khi sức đề kháng của trẻ yếu. Tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và đường tiêu hóa gây bệnh.

Hoặc khi thiếu hụt lợi khuẩn tại ruột, hại khuẩn phát triển mạnh mẽ. Dẫn đến cân bằng hệ vi sinh đường ruột và mắc các bệnh lý tiêu hóa.

– Bệnh lý hô hấp do nhiễm thường gặp ở trẻ là: viêm đường hô hấp trên, viêm họng, viêm phổi…

– Nhiễm khuẩn tiêu hóa gồm: tiêu chảy, táo bón, GERD, viêm ruột…

Những bệnh lý này làm giảm vị giác, giảm cảm giác thèm ăn. Tiêu hóa thức ăn kém, trẻ đầy bụng khó tiêu nên không muốn ăn, biếng ăn kéo dài.

Hội chứng kém hấp thu

Thường gặp ở trẻ biếng ăn kéo dài, mắc bệnh lý bẩm sinh như: không dung nạp lactose, bệnh Celiac (dị ứng Gluten).. Hoặc nhiễm khuẩn cấp tính gây kém hấp thu tạm thời.

Nếu mắc hội chứng hấp thu, dù trẻ được bú đều đặn, có chế độ ăn hợp lý cũng không hấp thu được dinh dưỡng.

Cơ thể thiếu năng lượng hoạt động và thiếu nguyên liệu cho cấu trúc tế bào. Kết quả là các hệ cơ quan chậm phát triển, trẻ còi cọc, chậm nói, chậm đi…

Tâm lý sợ hãi khi ăn uống

Khi đã hình thành nhận thức, trẻ có sở thích ăn uống riêng. Nếu không thích ăn món ăn nào sẽ nhất quyết không chịu ăn.

Thể hiện ý kiến của mình bằng cách ngậm, lắc đầu… khi được đút đồ ăn.

Không ít cha mẹ thấy lo lắng khi con như vậy nên cố gắng ép con ăn,thậm chí là dọa nạt. Mà không biết làm vậy chỉ khiến con càng không ăn, sợ hãi, khóc lóc.

Lâu dần, nảy sinh tâm lý sợ ăn, cứ thấy đồ ăn là khóc.

Vấn đề sức khỏe tâm thần

Các chứng trầm cảm, chán ăn tâm thần, sa sút trí tuệ là nguyên nhân phổ biến gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em trong thời buổi hiện nay.

Tâm trạng ủ rũ, buồn bực , thích ở một mình nên không thiết tha chuyện ăn uống. Một số trẻ chỉ cần nhìn thấy thức ăn là buồn nôn, khó chịu nên không muốn ăn. Đôi khi có ăn cũng không thể hấp thu được.

Tâm lý chán nản cũng làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và là yếu tố thúc đẩy suy dinh dưỡng ở trẻ.

 
Xem thêm chi tiết nguyên nhân cho các tình trạng biếng ăn khác ở trẻ tại:

4. Thực đơn cho trẻ biếng ăn suy sinh dưỡng

Nguyên tắc vàng trong điều trị suy dinh dưỡng của trẻ là chế độ ăn khoa học, gồm : bổ sung đầy đủ dưỡng chất và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Cụ thể được đề cập dưới đây:

4.1. Những dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Tất cả trẻ nhỏ, kể cả trẻ biếng ăn, luôn cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bao gồm: chất đạm, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên có một số nhóm chất dù rất cần thiết cho tình trạng suy dinh dưỡng biếng ăn nhưng lại hay bị “bỏ quên”, cần được tăng cường bổ sung:

– Tăng Lipid (dầu mỡ): trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là khi tập bò, tập đi… nên cần rất nhiều năng lượng. Mà lipid chính là nguồn năng lượng dồi dào nhất cho bé.

Ngoài ra, lipid còn là dung môi hòa tan các viatmin tan trong dầu. Nghĩa là chỉ khi có lipid thì vitamin mới được hòa tan và hấp thu vào cơ thể.

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng bổ sung thêm lipid

Tăng lipid trong chế độ ăn của trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

– Vitamin và khoáng chất cần thiết gồm: 

+  Vitamin D và Canxi giúp tăng cường phát triển hệ xương. Giúp xương của trẻ luôn chắc khỏe và nhanh chóng đạt chiều cao tiêu chuẩn.

+ Kẽm: tăng cảm giác ăn ngon miệng, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Đồng thời, kích thích phát triển chiều cao của trẻ. Thiếu kẽm làm giảm vị giác, rối loạn tiêu hóa gây biếng ăn và suy dinh dưỡng kéo dài.

+ Vitamin A có vai trò tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Và đặc biệt quan trọng trong việc tạo sắc tố võng mạc để trẻ có đôi mắt tinh anh.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tăng cường bữa ăn của bé lên 5 – 6 bữa, thay vì 3 bữa. Để trẻ tiếp nhận thức ăn dễ dàng hơn và luôn đủ năng lượng trong cả ngày.

4.2. Các loại thực phẩm cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

– Những thực phẩm hàng ngày cần bổ sung đều đặn cho trẻ là: bột, gạo, thịt bò, hải sản, các loại rau của quả như cà rốt, đu đủ, bí ngô…

+ Gạo, khoai tây.

+ Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.

+ Dầu, mỡ. Ưu tiên dầu thực vật như: dầu oliu, dầu óc chó… Bằng cách cho 1 – 2 thìa cafe dầu ăn vào món ăn vừa chế biến, trộn đều.

+ Sữa bột giàu năng lượng cần bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

+ Đặc biệt, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, thì thực phẩm quan trong nhất là sữa mẹ. Nên cần đảm bảo trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết trong 1 ngày.

4.3. Men vi sinh 10 chủng BioAmius Complete – Giải pháp hàng đầu cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ nhóm chất nhưng trẻ lại không hấp thu được thì đều vô nghĩa. Vì thế, không chỉ là bổ dinh dưỡng mà tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cũng rất quan trọng. Bao gồm: bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hấp thu cho trẻ. Điều này lý giải vì sao nên sử dụng men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete cho con.

men vi sinh cho Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete – Cải thiện hiệu quả biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ

Thứ nhất, BioAmiucs Complete chứa tới 10 chủng lợi khuẩn và 1 tỷ lợi trong mỗi liều. Giúp bổ sung và duy trì số lượng cũng như sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và tiết ra độc tố để tiêu diệt hại khuẩn. Không cho chúng có cơ hội sinh sôi.

Thứ 2, các lợi khuẩn trong Men 10 chủng giúp tiêu hóa thức ăn nhanh. Vừa ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu. Vừa tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Đảm bảo rằng: dinh dưỡng từ ruột sẽ được hấp thu vào máu và đến các hệ cơ quan để phát huy tác dụng.

Thứ 3, nâng cao sức đề kháng bằng cách tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch ở ruột. Củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể trẻ. Đặc biệt là ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn có hại gây ra.

5. Vòng luẩn quẩn bệnh lý biếng ăn – suy dinh dưỡng

– Giống như xây nhà nhưng không có gạch ngói. Cơ thể cũng cần đủ nguyên liệu để hình thành cấu trúc, đủ năng lượng để hoạt động. Khi biếng ăn kéo dài, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Hệ cơ quan kém phát triển, đặc biệt là xương gây ra suy dinh sưỡng.

Theo một nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia, trẻ suy dưỡng do biếng ăn chiếm tỷ lệ rất cao lên tới 45,9 – 57,7%. [1] Có thể thấy, biếng ăn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em.

– Còn khi trẻ suy dinh dưỡng do mắc bệnh kéo dài hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Thường mệt mỏi, không có sức ăn hay bú gì cả. Sức đề kháng cũng dẫn rất yếu, hay ốm và rối loạn tiêu hóa – nguyên nhân hàng đầu gây ra biếng ăn.

Biếng ăn và suy dinh dưỡng là vòng luẩn quẩn bệnh lý kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cần chọn đúng nguyên nhân để cắt đứt vòng luẩn quẩn thì trẻ mới nhanh ăn uống và phát triển trở lại.

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Vòng luẩn quẩn bệnh lý kéo dài tình trạng chán ăn và suy dinh dưỡng

6. Trẻ nào có nguy cơ biếng ăn suy dinh dưỡng?

Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ biếng ăn suy dinh dưỡng. Có những trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã có thể bị suy dinh dưỡng bào thai.

Nhưng biếng ăn và suy dinh dưỡng phổ biến nhất khi trẻ được 6 – 24 tháng tuổi. Đặc biệt là trong những cột mốc đầu đời quan trọng của bé như: tập ăn dặm, tập bò, tập đi…

7. Hậu quả trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng kéo dài?

Những ảnh hậu quả của biếng ăn suy dinh dưỡng đều khá nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ.

7.1 Suy giảm miễn dịch

Một tổng quan tài liệu có hệ thống từ 245 nghiên cứu nhất trí rằng: khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được đều suy giảm do suy dinh dưỡng. Gồm: giảm chức năng hàng rào biểu mô của da và ruột, giảm hoạt động diệt hại khuẩn của bạch cầu hạt, giảm nồng độ IgA hòa tan trong nước bọt và nước mắt, teo tổ chức lympho… [2,3]

Rối loạn chức năng miễn dịch có thể trực tiếp thúc đẩy các quá trình bệnh lý trong suy dinh dưỡng. Như làm trẻ kém hấp thu, rối loạn điều hòa hormone tăng trưởng và trục HPA và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Suy giảm miễn dịch khiến trẻ hay ốm vặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn

7.2  Tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và tiểu đường

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng có thể phải chịu nhữn ảnh hưởng lâu dài như: nguy cơ béo phì, bệnh tim và tiểu đường cao hơn [4,5].

– Một nghiên cứu trên 50 trẻ ở Brazil cho thấy: các bé trai suy dinh dưỡng sớm sẽ tăng thêm 5% khối lượng chất béo trong vòng 3 năm so với những bé khỏe mạnh.

– Nghiên cứu bổ sung cho thấy 21% trẻ bị thấp còi ở Brazil có huyết áp cao so với dưới 10% trẻ không bị thấp còi [6].

– Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, tình trạng thiếu dinh dưỡng khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tăng khả năng mắc bệnh mãn tính cao sau này. [5]

7.3 Chậm phát triển thể chất

Vòng tròn bệnh lý biếng ăn – suy dinh dưỡng kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn tăng trưởng ở trẻ. Cơ thể thiếu hụt nguyên liệu để xây dựng các cơ quan.

Đặc biệt, khi thiếu canxi và vitamin D để phát triển xương, thiếu hormone phát triển thể chất như GH, hormone tuyến giáp). Dẫn đến trẻ còi cọc, nhẹ cân và thấp bé hơn hẳn những trẻ khỏe mạnh.

Ngoài ra, trẻ còn chậm hoàn thiện cơ quan như mắt kém do thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, teo cơ teo tuyến do thiếu protein…

7.4 Chậm phát triển trí tuệ

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, cơ thể không được cung cấp đủ các chất cần thiết cho não bộ trong 6 năm đầu đời như: Omega 3, Omega 6, sắt, taurin, chất béo…  Kết quả là điểm trí tuệ thua kém hơn hẳn những trẻ khỏe mạnh, ăn uống và phát triển bình thường.

Các biểu hiện chậm phát triển trí tuệ thường gặp khi bé bị thiếu dưỡng chất gồm: chậm nói, trí nhớ kém, lờ đờ không tập trung…

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Trẻ chậm phát triển trí tuệ do thiếu dinh dưỡng cần thiết cho não bộ

8. Biện pháp ngăn ngừa biếng ăn suy dinh dưỡng

WHO khuyến cáo rằng: Tối ưu hóa dinh dưỡng trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời, kể từ khi thụ thai cho đến khi được 2 tuổi là cực kỳ quan trọng. Quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ trong suốt phần đời còn lại và ngăn ngừa biếng ăn suy dưỡng.

8.1 Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ chứa hơn 300 thành phần khác nhau và thay đổi theo độ tuổi của bé. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong suốt 6 tháng đầu đời.

Thêm vào đó, hệ miễn dịch của trẻ chủ yếu nhận từ mẹ thông qua việc bú sữa. Nếu cho bé cai sữa quá sớm, không chỉ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng. Mà còn là nguyên nhân gây giảm sức đề kháng, giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên. Lý do khiến trẻ hay ốm yếu, biếng ăn và suy dinh dưỡng.

Vì vậy, cần thiết cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Nếu có thể hãy kéo dài từ 18 – 24 tháng tuổi.

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể cho con bú nhờ mẹ khác hoặc thay thế bằng sữa công thức phù hợp cho theo độ tuổi.

8.2 Không cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khảo sát, hơn 54% các mẹ cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng. Trong đó, có khoảng 16,3% trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng và 38,3% trong khoảng 4-5 tháng. [7]

Và đến 90% bà mẹ nghĩ rằng con mình đã đủ lớn để ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Mà không biết rằng, trước 6 tháng con không thể tiêu hóa bất kỳ thứ gì ngoài sữa mẹ, kể cả sữa công thức. Vì chúng có thể làm thay đổi vĩnh viễn hệ vi sinh đường ruột của con.

Ăn dặm khi mới được 4, 5 tháng không chỉ khiến con biếng ăn suy dinh dưỡng. Mà còn gây ra các bệnh lý tiêu hóa cho trẻ như viêm ruột hoại tử, bệnh tiêu chảy và dị ứng.

Tóm lại, mẹ chỉ chỉ nên cho con ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Có thể cho con dùng thêm sữa công thức khi sữa mẹ không đủ. Tuy nhiên cần kết hợp bổ sung men vi sinh đa chủng để đảm bảo sự đa dạng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ.

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Cho trẻ bú ít nhất 6 tháng và tránh ăn dặm sớm

8.3 Chế độ ăn hợp lý

Để giảm nguy cơ biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ em, trước hết phải đảm bảo chế độ ăn khoa học. Dựa trên những mẹo chăm sóc trẻ dưới đây:

– Cung cấp đủ 4 nhóm chất ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Không chỉ đa dạng món ăn mà cần đa dạng cả nhóm chất.

– Chia nhỏ cữ bú, tránh cho trẻ bú hoặc ăn quá nhiều cùng lúc.

– Trình bày món ăn đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ.

– Không ép con ăn khi con đã từ chối.

8.4 Tăng cường sức đề kháng

Nâng cao sức đề kháng là tăng khả năng tự bảo vệ của trẻ. Ngăn không cho virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh lý kéo dài. Các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ gồm:

– Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Thường là 12 – 16 tuổi với trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi và từ 11 – 14 giờ với trẻ 1 – 2 tuổi.

– Cho trẻ vận động nhiều hơn. Bằng cách chơi cùng và khích lệ trẻ lật, bò, đi và chạy nhảy nhiều hơn.

– Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Cũng là cách để ngăn những bệnh lý ngày trở thành nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.

– Bổ sung men đa chủng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Và đảm bảo hàng rào lợi khuẩn hoạt động tốt.

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là đề bài khó giải của mọi bậc cha mẹ. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là chế độ ăn khoa học và đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ. Nếu mẹ còn băn khoăn nào về kẽm, hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm hỗ trợ.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan