Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ chậm nói hay la hét có phải tăng động, tự kỷ không?

Mục lục

Khi tỉ lệ các bệnh về tâm lý đang có xu hướng gia tăng trong xã hội, mẹ hết sức lo ngại khi thấy trẻ chậm nói hay la hét. Liệu đây có phải là triệu chứng của bệnh tăng động, tự kỉ hay không? Mẹ nên xử trí thế nào, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

trẻ chậm nói hay la hét có phải tăng động, tự kỷ

1. Thế nào là trẻ chậm nói hay la hét ?

Từ năm 1 tuổi, trẻ bắt đầu nói được các nguyên âm, phụ âm và từ vựng đơn giản. Thông thường, cha mẹ có thể hiểu được 50% những gì con nói khi bé được 2 tuổi và 75% nghĩa của câu nói khi bé lên 3. Chậm phát triển ngôn ngữ xuất hiện khi khả năng nói của trẻ không đáp ứng được mong đợi so với độ tuổi. Chậm phát triển ngôn ngữ có thể là trẻ vẫn nói tốt các từ nhưng không thể ghép chúng lại thành một câu có nghĩa hoặc diễn đạt tối nghĩa, khó hiểu. 

Cũng từ 1-2 tuổi, trẻ bắt đầu biết la hét. Thông thường, tiếng la hét chỉ đủ để gây sự chú ý tới cha mẹ. Đôi khi, trẻ la hét không ngừng 5-10 phút. Trẻ la hét đi kèm với đập phá đồ đạc, vùng vằng tay chân hoặc tự làm đau bản thân.

Ngoài ra, trẻ chậm nói hay la hét vì cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt mong muốn của mình do vốn từ hạn chế. Muốn gây sự chú ý hoặc thể hiện những bực bội, khó chịu trong người. 

trẻ chậm nói hay la hét khó dỗ dành

Trẻ chậm nói, hay la hét khó dỗ dành

2. Trẻ chậm nói và thường xuyên la hét có phải tăng động, tự kỷ ?

Mặc dù chậm nói và la hét đều là triệu chứng của rối loạn phổ tự kỉ và tăng động nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn chỉ với 2 triệu chứng đơn lẻ. Muốn biết trẻ có mắc các bệnh lý trên hay không cần nhìn nhận một cách tổng quan hơn trên các khía cạnh khác.

Trên thực tế, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và trẻ mắc tự kỷ có nhiều dấu hiệu khác như:

  • Dễ bị phân tâm, bất cẩn, hay quên
  • Dường như không thể nghe theo hoặc thực hiện các hướng dẫn
  • Vận động thể chất quá mức (thường xuyên chạy, nhảy không ngừng)
  • Hành động thiếu suy nghĩ, bốc đồng, hay làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người khác
  • Thường xuyên cướp lời, thiếu kiên nhẫn khi nghe câu hỏi, thường xuyên trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi
  • Thường có cảm giác thiếu an toàn, bất an, lo lắng
  • Thường không ý thức được nguy hiểm
  • Trẻ có biểu hiện đi nhón gót, tập trung thái quá vào món đồ chơi hoặc màu sắc mà trẻ thích
  • Không phản hồi lại tiếng gọi của mẹ

Một số trẻ còn có các vấn đề tâm thần mắc kèm, chẳng hạn như rối loạn lo âu, OCD, rối loạn hành vi, khó khăn trong học tập như chứng chậm nói, khó đọc, viết và đánh vần.

Trẻ chậm nói hay la hét có phải tự kỷ

Trẻ chậm nói hay la hét có phải bị tăng động, tự kỷ?

Mời mẹ đọc thêm:

3. Trẻ chậm nói hay la hét có sao không?

Trẻ chậm nói hay la hét thường không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh lý. Thực tế, trong giai đoạn 2-3 tuổi, ngay cả trẻ phát triển bình thường cũng thường xuyên la hét.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói la hét nên mẹ đừng quá lo lắng vì không phải nguyên nhân nào cũng đáng ngại. Một số lý giải sau đây có thể giải thích vì sao con hay bất chợt hét lên:

  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên khó biểu đạt được mong muốn của mình với vốn từ hạn hẹp. Cũng giống như cách người lớn bực tức vì không được thấu hiểu, trẻ giận dữ và cố tạo sự chú ý bằng cách la hét.
  • Trẻ la hét để vòi vĩnh. Nhiều đứa trẻ nhận ra mẹ sẵn sàng thỏa hiệp khi con hét toáng lên. Đây là nguyên nhân con thường xuyên la hét, vùng vằng khi không được mua cho món đồ yêu thích hay ăn món trẻ yêu cầu.
  • Nếu bé trong độ tuổi 2-3 tuổi hay la hét thì có thể là do bé đang gặp thời kì khủng hoảng của tuổi lên 3. Sự thay đổi về nhận thức, tâm sinh lí ở tuổi này cộng thêm việc không kiểm soát được cảm xúc khiến con bắt đầu tức giận và hét toáng lên.
  • Trẻ chậm nói la hét do sợ hãi. So với người lớn, những cơn sợ hãi ở trẻ con thường được thể hiện mãnh liệt hơn nhiều. Do đó, trẻ thường có xu hướng la hét, khóc lóc để báo động cho cha mẹ. Nếu lúc này, thay vì trấn an, mẹ lại quát mắng trẻ có thể sẽ làm con thu mình hơn, trở nên lầm lì ít nói.

Có lẽ, biểu hiện nguy hiểm nhất là các hành vi “ăn vạ” của bé kèm theo kích động, tự làm đau mình hoặc người xung quanh. Đe dọa lúc này có thể phản tác dụng, mẹ nên quan tâm, dỗ dành bé vượt qua cơn cáu kỉnh trước. Nếu tần suất và mức độ của hành động này xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng, mẹ nên nhờ đến sự tham vấn của bác sĩ.

con la hét do khủng hoảng tuổi lên 3

Các bé khủng hoảng tuổi lên 3 thường hay la hét

4. Giải pháp dành cho cha mẹ

Ba mẹ đang đau đầu vì vấn đề bé chậm nói hay la hét mà không biết phải làm thế nào thì hãy tham khảo ngay những cách sau đây nhé!

4.1. Giải pháp tạm thời làm dịu cơn la hét của bé

Ba mẹ thường tức giận và bất lực khi thấy con ăn vạ, la hét. Dẫu rằng sau một ngày bận rộn lại phải nghe tiếng khóc chói tai ồn ào như vậy, không phụ huynh nào lại cảm thấy dễ chịu cho được. Nhưng ba mẹ ơi, dù sao thì mọi thứ luôn có nguyên do của nó, hãy cố gắng thấu hiểu trẻ hơn một chút. Chắc hẳn có một nguyên nhân gốc rễ nào đó gây nên sự khó chịu kia của trẻ. 

Việc cha mẹ cũng cáu gắt quát mắng ngược lại hoặc đánh trẻ càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ đi. Lúc này, ba mẹ cần có mặt để trấn an ngay khi thấy con la hét. Việc ngó lơ để con tự hét đến khi nào chán thì thôi có thể sẽ khiến trẻ trở nên kích động hơn. 

Thay vào đó, mẹ nên đưa bé đến một không gian yên tĩnh hơn và kiên nhẫn hỏi chuyện để tìm ra vấn đề của con. Việc được sẻ chia và có người bên cạnh sẽ làm trẻ bớt khó chịu, yên tâm hơn khi biết luôn có ba mẹ đồng hành.

4.2. Giải pháp lâu dài trị chậm nói cho trẻ

Bên cạnh những giải pháp tức thời, mẹ cũng cần quan tâm tới các giải pháp lâu dài để giải quyết triệt để vấn đề của trẻ. Trước hết là các biện pháp tích cực hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ như:

  • Luyện tập giao tiếp cùng con: Bằng cách này, mẹ sẽ tập trung vào việc giúp con tăng khả năng diễn đạt để bé biết cách bày tỏ nhu cầu của mình thay vì la hét. Hãy chủ động nói nhiều hơn, tranh thủ nói những từ đơn, từ ghép, rồi tới những câu ngắn 2-3 từ, câu dài 5-8 từ.
  • Thực hiện trị liệu ngôn ngữ: Khi đưa bé đi trị liệu, các chuyên gia sẽ can thiệp cả về ngôn ngữ đi kèm với trị liệu về tâm lý cho bé. Trẻ sẽ bình ổn hơn về mặt cảm xúc và kiểm soát được hành vi.
  • Cùng bé hát, đọc truyện: Trẻ có thể nhận diện các từ mới và dễ học từ mới hơn nếu chúng được sắp xếp theo vần điệu và có nội dung cụ thể.

Chủ động tập nói cùng với trẻ

Chủ động tập nói cùng với trẻ

Mẹ cũng cần các biện pháp hiệu quả hơn để giao tiếp với trẻ chậm nói và điều chỉnh hành vi của trẻ:

  • Chủ động giải thích về những việc mình đang làm
  • Khuyến khích con tự giải quyết các vấn đề của bản thân
  • Gọi tên những cảm xúc mà con đang trải qua như: tức giận, buồn, cáu gắt, vui vẻ, hạnh phúc
  • Chỉ phản hồi về các hành vi không đúng, tránh quy chụp con là một đứa trẻ hư

Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt, kẽm, sắt, DHA, acid folic là các dưỡng chất quan trọng trong việc gia tăng kết nối các sợi thần kinh và hoàn thiện vùng chức năng ngôn ngữ. Từ đó hỗ trợ tăng cường khả năng phát âm, tư duy diễn đạt và cả cảm xúc, hành vi của trẻ.

Việc trẻ ăn vạ hay la hét là điều thường gặp, giống như một dạng khủng hoảng tâm lý ở những năm đầu đời. Nhưng nếu tình trạng này lăp lại thường xuyên thì mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện để thăm khám hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Ngoài các biện pháp kể trên, mẹ có thể tham khảo thêm một số Mẹo chữa trẻ chậm nói

Bổ sung BioAmicus Omega-3 DHA - Bổ sung dinh dưỡng phát triển não bộ

bioamicus omega-3 dha

Bên cạnh các biện pháp ổn định tâm lý, bổ sung đủ DHA - Dinh dưỡng cần thiết nhất cho não bộ- cũng là một cách hay để giúp trẻ cải thiện cảm xúc và khả năng ngôn ngữ. Theo các chuyên gia, trẻ được bổ sung đầy đủ có khả năng đọc - hiểu tốt hơn, cũng có sự cải thiện khả năng nghe - nói tốt hơn. Đồng thời, hàm lượng DHA cao trong máu được cho là có liên quan đến việc duy trì tâm lý ổn định, hạn chế cáu gắt ở trẻ.

Thực phẩm bổ sung BioAmicus Omega-3 DHA là dầu cá tinh khiết nhập khẩu nguyên hộp từ Canada. Sản phẩm bổ sung từ 100mg DHA trong mỗi 0,5ml, được khuyên dùng cho trẻ từ sơ sinh bởi hàm lượng cao và siêu an toàn. Thành phần không chứa độc tố, kim loại nặng, chất tạo màu, mùi, vị nhân tạo, chất dễ gây dị ứng và thành phàn biến đổi gen, đáp ứng được nhu cầu bổ sung DHA liên tục hằng ngày mà không lo các phản ứng không mong muốn.

Đặc biệt, BioAmicus Omega-3 trải qua quá trình khử sạch mùi tanh nhờ công nghệ "Hộp đen" hiện đại. Đảm bảo từng giọt DHA không tanh, không chứa chất oxi hóa nên giữ nguyên tính chất trong suốt thời gian sử dụng. 

Trẻ chậm nói hay la hét có thể cần được can thiệp sớm và có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ cho con. Đừng quên theo chân BioAmicus để học hỏi thêm nhiều kiến thức hay mẹ nhé! 



Bài viết liên quan