Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ chậm nói nên bổ sung gì chắc hẳn là những băn khoăn của các bậc cha mẹ, ông bà khi con cháu của mình đã đến tuổi tập nói nhưng vẫn chưa phát âm rõ ràng được. Hãy cùng BioAmicus tìm hiểu những loại thực phẩm có thể bổ sung cho trẻ để khắc phục tình trạng này nhé!
Trẻ chậm nói nên bổ sung gì thì chắc chắn không thể nào bỏ qua nhóm acid béo Omega-3. Nhất là đối tượng trẻ có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Hoạt động não bộ của bé sẽ được cải thiện hiệu quả nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ hàm lượng Omega-3. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy giúp trẻ trở nên linh hoạt và nhận thức tốt hơn. Việc kết hợp Omega-3 và Omega-6 sẽ giúp tăng sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trẻ sơ sinh được khuyên bổ sung từ 75-100mg DHA mỗi ngày. Trẻ lớn hơn cần bổ sung Omega-3 với liều lớn hơn.
Thông thường Omega-3 sẽ được tìm thấy trong các nhóm thực phẩm là cá ngừ, cá hồi, đậu nành, óc chó,.... Trẻ cũng có thể sử dụng các loại dầu cá tuy nhiên cần phải lựa chọn loại phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng cơ thể.
Trẻ chậm nói nên bổ sung Omega-3
Tìm hiểu thêm tác dụng của Omega-3 lên sự phát triển ngôn ngữ, mời mẹ xem tại Omega-3 cho trẻ chậm nói
Bé chậm nói bổ sung gì chắc chắn không thể bỏ qua các vitamin tốt cho sự phát triển thần kinh, não bộ và phản xạ. Ngoài ra, các vitamin cũng là những vi chất quan trọng để trẻ tăng cường đề kháng, hạn chê các vấn đề sức khỏe thính giác.
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của hệ thần kinh và liên quan đến sự phát triển của não bộ thai nhi. Việc lượng vitamin B12 hấp thụ thấp khi mang thai sẽ có tác động xấu đến sự phát triển trí não, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ sau này.
Các mẹ có thể bổ sung vitamin B12 cho trẻ bằng các nhóm thực phẩm như: sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, thịt gia cầm,...
Lượng Vitamin B12 cần dùng mỗi ngày cho trẻ dưới 13 tuổi là 1,8mcg còn cho trẻ trên 14 tuổi là 2,4mcg.
Vitamin B9 là những chất rất cần thiết cho các hoạt động thần kinh. Vì thế việc bổ sung chất này sẽ giúp bé có thể cải thiện nhận thức, tư duy. Từ đó, trẻ chậm nói có thể phát âm tốt hơn.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B9 (axit folic) cho bà mẹ trước và trong khi mang thai được công nhận là phương pháp điều trị dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn tự kỷ (ASD).
Trẻ chậm nói bổ sung gì thì các mẹ có thể cung cấp vitamin B9 cho trẻ bằng cách sử dụng các nhóm thực phẩm như các loại rau (rau bina, bông cải xanh,...), đậu bắp, măng tây, thịt (gan, thận bò,..), nước ép cà chua,...
Việc bổ sung vitamin sẽ giúp bé có thể cải thiện nhận thức, tư duy, khả năng ngôn ngữ
Mời mẹ xem thêm: |
Đối với trẻ nhỏ, vitamin A đảm nhiệm chức năng quan trọng trong quá trình cơ thể bé tăng trưởng và phát triển toàn diện. Ngoài tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng, loại vitamin này còn có nhiệm vụ bảo vệ, thúc đẩy hoạt động các bộ phận của mắt như giác mạc và thị giác.
Nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin A thì cơ thể sẽ dễ xảy ra tình trạng bị viêm nhiễm, người uể oải và thậm chí có thể xuất hiện các vấn đề bệnh lý như viêm tai giữa, ảnh hưởng đến các giác quan của bé như khả năng nghe, nhìn và nói.
Trẻ chậm nói có thể bổ sung vitamin A qua tiền chất của nó trong các thực phẩm có màu đỏ - vàng - cam như ớt chuông, cà chua, cà rốt, bí đỏ hoặc các loại rau như bông cải xanh, khoai lang, rau bina... Ngoài ra, gan các loài động vật, đặc biệt là gan cá cũng chứa một lượng lớn vitamin A, mẹ thận trọng khi cho trẻ ăn gan hoặc sử dụng dầu gan cá, tránh quá liều.
Trẻ từ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A 2 lần/năm theo chương trình quốc gia với liều như sau:
Tuổi | 6-12 tháng tuổi | 12-36 tháng tuổi | 36-60 tháng tuổi |
Liều bổ sung vitamin A | 100.000 đơn vị mỗi 6 tháng | 200.000 đơn vị mỗi 6 tháng | Bổ sung theo nhu cầu tùy vùng miền |
Vitamin E là thành phần đóng vai trò cực kỳ cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Sự có mặt của vitamin E sẽ giúp bảo vệ acid béo Omega-3 không bị oxy hóa và mất tác dụng khi tồn tại lâu trong cơ thể.
Những thực phẩm giàu vitamin E mà mẹ có thể lựa chọn bổ sung cho trẻ chậm nói là hạt hướng dương, hạnh nhân, bơ, cá hồi, tôm, dầu ô liu... Trẻ từ 1-3 tuổi được khuyên bổ sung không quá 200mg vitamin E mỗi ngày. Trẻ từ 4-8 tuổi chậm nói bổ sung dưới 300mg vitamin E mỗi ngày.
Vitamin D3 (calcitriol) có nhiệm vụ điều chỉnh việc giảm sản xuất các cytokine gây viêm trong não, các cytokin có liên quan đến bệnh tự kỷ. Tiêu thụ cá có chứa vitamin D khi mang thai làm giảm những triệu chứng tự kỷ. Loại vitamin này còn là tiền chất của hormone quan trọng đảm nhận chức năng giao tiếp tế bào não bộ, giúp bé tăng khả năng tương tác bằng lời nói để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Vì thế, việc bổ sung vitamin D cho trẻ chậm nói là điều rất cần thiết.
Vitamin D được bổ sung cho trẻ phổ biến nhất dưới dạng tiền chất D3. Chúng thường tồn tại trong các loại thực phẩm là thịt cá béo hoặc từ dầu gan cá. Một lượng thấp hơn được tìm thấy trong phô mai, lòng đỏ trứng, gan bò. Vitamin D3 cũng là thành phần của nhiều loại thực phẩm bổ sung.
Đặc biệt, trẻ có biểu hiện hay quấy khóc đêm, rụng tóc vành khăn, còi xương chậm lớn cũng được khuyên nên bổ sung D3.
Trẻ chậm nói nên bổ sung gì - Nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt... có trong nguồn thực phẩm mang đến nhiều lợi ích trong quá trình thúc đẩy và phát triển vốn từ vựng ở trẻ chậm nói. Cụ thể như sau:
Nguyên tố vi lượng thường có đa dạng nhóm thực phẩm. Để bổ sung sắt, mẹ nên cho thêm các thực phẩm như rau bina, hàu, đậu trắng… vào trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Còn kẽm thường được tìm thấy trong đậu gà, cua,...
Nguyên tố vi lượng | Nguồn thực phẩm | Nhu cầu vi chất - khuyến cáo bổ sung cho trẻ em hằng ngày |
Canxi | trứng, tôm, cua, phomai, sữa, hạt điều, mè đen... | Trẻ bú mẹ (300-400mg); Trẻ 1-3 tuổi (500mg); Trẻ 4-6 tuổi (600mg); Trẻ 7-9 tuổi (700mg) |
Sắt | thịt bò, gan động vật, hải sản, các loại đậu... | Trẻ 9 tháng tuổi (11mg); Trẻ 1-3 tuổi (7mg); Trẻ dưới 13 tuổi (8-10mg) |
Kẽm | thịt lợn, bò, gà, hàu và động vật có vỏ, giá đỗ, trứng... | Trẻ sơ sinh (5mg); Trẻ nhỏ (5-10mg) |
Magie | quả bơ, sô-cô-la đen, các loại hạt, đậu phụ, chuối... | Trẻ 1-3 tuổi (65mg); trẻ 4-8 tuổi (110mg); Trẻ từ 8 tuổi (350mg) |
Phospho | thịt gà, nội tạng động vật, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt... | Trẻ dưới 6 tháng tuổi (90mg); Trẻ 6-12 tháng (275mg); Trẻ 1-3 tuổi (460mg); Trẻ từ 4 tuổi (500mg) |
Iot | tảo bẹ, rau chân vịt, cá biển, cua biển, cải thảo, muối ăn... | Trẻ từ 1-3 tuổi (70mcg); Trẻ 4-9 tuổi (120mcg); Trẻ 10-12 tuổi (140mcg) |
Protein là một chất quan trọng để đảm bảo cuộc sống hàng ngày của trẻ. Thiếu chất này bé sẽ có cảm giác rất uể oải, mệt mỏi như không còn sức sống và chắc chắn không thể tập trung hoàn toàn để tiếp nhận những gì được ba mẹ hoặc thầy cô dạy.
Bé chậm nói nên bổ sung gì? Các mẹ có thể tham khảo các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, hải sản, đậu, phô mai, sữa,.. để đưa vào thực đơn mỗi ngày cho bé.
Protein là một chất quan trọng để đảm bảo cuộc sống hàng ngày của trẻ
Choline là nguồn cung cấp gốc methyl để tạo lipoprotein - là chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến trung tâm lưu giữ thông tin cũng như kiểm soát cơ. Ngoài ra, choline cũng góp phần trong việc tạo ra Acetylcholine có chức năng dẫn truyền thần kinh cho hoạt động ghi nhớ của não bộ. Với những vai trò trên thì nếu lượng choline trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.
Trẻ chậm nói nên bổ sung Choline trong nhiều nhóm thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, bơ đậu phộng, sữa ít béo, súp lơ xanh, đậu xanh,....
Đối với trẻ chậm nói, việc mẹ bổ sung chất béo Omega-3 DHA điều rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm khiến các mẹ trở nên khó khăn trong việc lựa chọn loại thích hợp cho trẻ.
Vậy chúng tôi xin giới thiệu BioAmicus Omega-3 siêu tinh khiết với hàm lượng EPA và DHA cô đặc, mỗi 0,5 ml dầu cá có chứa 100mg DHA và 100mg EPA. Bổ sung chính xác dưỡng chất vàng DHA cực cao giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn và tăng cường phản xạ ngay từ khi sơ sinh.
BioAmicus Omega-3 DHA sử dụng công nghệ “hộp đen” độc quyền giúp khử mùi tanh từ cá, lại có vị ngọt nhẹ từ hương cam tự nhiên, tạo ra mùi vị dễ uống cho trẻ. Hơn nữa, sản phẩm cực kỳ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì không chứa chất gây dị ứng, không thành phần biến đổi gen.
BioAmicus Omega-3 DHA sử dụng công nghệ “hộp đen” độc quyền khử sạch mùi tanh
Chậm phát âm là một vấn đề phức tạp có thể phát sinh từ nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ liên quan đến việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Bởi trẻ nếu không giao tiếp, hạn chế tương tác với mọi người cũng là yếu tố góp phần làm chậm nói. Vì thế, để bé không rơi vào tình trạng này, các mẹ cần chú ý những điều sau:
BioAmicus - Cùng ba mẹ tạo nên những phút giây chất lượng bên conĐể nâng cao nhận thức của cha mẹ về các bệnh tâm lý ở trẻ, từ ngày 5/11/2023 đến hết ngày 31/01/2024, BioAmicus hân hạnh đồng hành cùng ba mẹ trong chuỗi sự kiện"24h bên con". Đây là cơ hội để ba mẹ lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia trong ngành và những tâm sự của con trẻ. Chuỗi sự kiện cũng là cơ hội để ba mẹ tiếp cận những sản phẩm chất lượng cao từ nhãn hàng với các ưu đãi độc quyền lớn nhất năm. Đăng ký nhận thông tin chi tiết ngay tại đây.
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí
|
Trên đây là những lời chia sẻ với mẹ đang băn khoăn trẻ chậm nói nên bổ sung gì. BioAmicus hy vọng rằng, với thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích để bé có thể phát triển một cách mạnh khỏe nhất. Liên hệ ngay 1900 636 985 và để lại tình chậm nói của trẻ để nhận tư vấn trực tiếp.
1. Autism and vitamin D
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17920208/2. Effect of Omega-3 and -6 Supplementation on Language in Preterm Toddlers Exhibiting Autism Spectrum Disorder Symptoms
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28748334/3. Folinic acid improves verbal communication in children with autism and language impairment: a randomized double-blind placebo-controlled trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5794882/4. Maternal prenatal vitamin B12 intake is associated with speech development and mathematical abilities in childhood
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7870459/