Nháy mắt và mờ mắt ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ hay nháy mắt qua bài viết sau.
1. Tật nháy mắt ở trẻ em
Nháy mắt là phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, dị vật, giảm căng thẳng và ngăn ngừa khô mắt. Thông thường, mỗi người nháy mắt khoảng 12 lần mỗi phút, mỗi lần kéo dài 0,5 giây.
Tật nháy mắt ở trẻ biểu hiện qua việc trẻ nháy mắt liên tục, không kiểm soát đặc biệt trong các tình huống bị kích thích như xem TV, học bài hoặc khi tiếp xúc ánh sáng mạnh... Đôi khi, nháy mắt còn đi kèm các hành động khác như nhăn mặt, nhíu mày hoặc nghiêng đầu.
2. Vì sao trẻ hay nháy mắt?
Tật nháy mắt ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Nháy mắt là phản xạ tự nhiên giúp giữ ẩm, bảo vệ mắt và giảm căng thẳng thị giác. Trẻ có thể nháy mắt nhiều hơn khi mỏi mắt, tiếp xúc ánh sáng mạnh hoặc nhìn màn hình quá lâu.
Ngoài ra, hành động nháy mắt có thể bắt nguồn từ việc trẻ bắt chước, trêu đùa hoặc trở thành thói quen như mím môi, nghiến răng,... Tình trạng này cũng thường xảy ra khi trẻ căng thẳng, lo lắng, đặc biệt ở trẻ 4-7 tuổi thiếu sự quan tâm từ cha mẹ.
2.2. Do thiếu hụt DHA
DHA là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của mắt và hệ thần kinh. Thiếu hụt DHA có thể khiến mắt trẻ dễ bị mỏi, khô và nhạy cảm hơn, dẫn đến việc nháy mắt thường xuyên để giảm khó chịu.
Trẻ hay nháy mắt có thể do mắt bị khô, mỏi khi thiếu DHA
2.3. Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ nháy mắt liên tục còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về mắt hoặc rối loạn thần kinh như:
- Hội chứng rối loạn Tic: Gồm các cử động lặp đi lặp lại không kiểm soát, thường gặp ở trẻ 7-9 tuổi, đặc biệt ở bé trai. Nguyên nhân có thể do di truyền, hóa chất, thuốc, chấn thương hoặc tác động từ thiết bị điện tử.
- Bệnh lý về mắt: Các bệnh như viêm kết mạc, viêm mi, viêm bờ mi hoặc dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vật nuôi) gây tổn thương mắt khiến trẻ nháy mắt nhiều
- Tật khúc xạ: Cận thị, loạn thị hoặc mắt lệch khiến trẻ nheo và nháy mắt để nhìn rõ hơn, thường do di truyền hoặc ánh sáng xanh.
- Vấn đề thần kinh: Liên quan đến động kinh, tổn thương dây thần kinh số V, VII hoặc các bệnh như Parkinson, Wilson, hội chứng Hysteria,...
3. Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em
3.1. Chữa nháy mắt do thói quen hoặc nguyên nhân sinh lý
Trẻ nháy mắt do thói quen hay sinh lý mẹ có thể dùng cách sau đây để cải thiện tình trạng của trẻ:
- Thư giãn, giảm căng thẳng: Giúp trẻ thư giãn qua các hoạt động như chơi đùa, thể thao, nghe nhạc, đọc truyện hoặc tâm sự để giải tỏa lo lắng.
- Massage mắt: Thực hiện massage nhẹ nhàng quanh vùng mắt giúp giảm căng thẳng cơ mắt, đặc biệt sau khi trẻ học tập hoặc nhìn màn hình trong thời gian dài.
- Tăng độ ẩm cho mắt: Bổ sung dinh dưỡng giàu vitamin A, omega-3 (DHA và EPA), tập cho trẻ chớp mắt đều và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để ngăn khô mắt.
- Hạn chế thiết bị điện tử: Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, máy tính bảng, TV và khuyến khích trẻ nghỉ ngơi thường xuyên để tránh mỏi mắt.
- Điều chỉnh thói quen: Nếu nháy mắt do bắt chước hoặc thói quen, mẹ nên nhẹ nhàng hướng trẻ tập trung vào hoạt động khác và dạy trẻ chớp mắt chậm, đều để tạo thói quen tốt.
Hạn chế thời gian chơi điện tử để bảo vệ thị lực của bé
3.2. Chữa nháy mắt do nguyên nhân bệnh lý
Với các trường hợp trẻ nháy mắt do bệnh lý, mẹ nên chữa tuỳ theo từng nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể:
- Lông mi mọc ngược/vật lạ: Loại bỏ dị vật hoặc lông mi khỏi mắt và cho trẻ sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm kích ứng và hỗ trợ lành.
- Dị ứng, viêm kết mạc, khô mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng viêm, dưỡng ẩm hoặc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ đồng thời tránh các yếu tố kích ứng như bụi, lông thú hoặc phấn hoa.
- Lỗi khúc xạ: Sử dụng kính điều chỉnh thị lực và hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi mắt sau khi học hoặc sử dụng thiết bị điện tử.
- Lác mắt: Điều trị bằng kính, bài tập mắt hoặc phẫu thuật.
- Hội chứng rối loạn Tic: Điều trị bằng cách giúp trẻ giảm căng thẳng và kiểm soát yếu tố kích thích thần kinh
- Bổ sung dưỡng chất: Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như DHA để cải thiện thị lực và bảo vệ mắt
4. Một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa nháy mắt ở trẻ
Tật nháy mắt ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
- Trẻ cần ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ phù hợp với độ tuổi để cảm thấy thoải mái sau mỗi giấc ngủ.
- Cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê,... vì chúng có thể làm tăng tần suất nháy mắt ở trẻ.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử để tránh làm mắt quá tải, gây nháy mắt.
- Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu, viêm kết mạc hoặc tổn thương dây thần kinh số V cần điều trị kịp thời để hạn chế tình trạng.
- Nếu trẻ mắc tật khúc xạ, cần khám mắt định kỳ và sử dụng kính theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, trẻ có tật hay nháy mắt được khuyên nên bổ sung các nhóm dưỡng chất tốt cho mắt như DHA, vitamin A và vitamin E. Trong đó, DHA là hoạt chất cấu tạo nên võng mạc, góp phần duy trì hoạt động ổn định của các tế bào thị giác và giúp duy trì độ ẩm cho mắt. Ngoài ra, DHA còn giúp chống lại các tác nhân oxi hóa và tác động tiêu cực của ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Đây đề là những yếu tố quan trọng duy trì sức khỏe thị lực, hạn chế tật nháy mắt nói riêng và các tật khúc xạ nói chung ở trẻ.
Đối với trẻ hay nháy mắt, mẹ có thể bổ sung cho bé những sản phẩm DHA kết hợp với EPA như BioAmicus Omega-3 theo liều như sau:
- 0-12 tháng tuổi: 1 liều (tương ứng 100mg DHA và 20mg EPA) mỗi ngày
- 1-6 tuổi: 2 liều (tương ứng với 200mg DHA và 40mg EPA) mỗi ngày
- 7-11 tuổi: 3 liều (tương ứng với 300mg DHA và 60mg EPA) mỗi ngày
- Trẻ em từ 12 tuổi và người lớn: 4 liều (tương ứng với 400mg DHA và 80mg EPA) mỗi ngày
BioAmicus DHA - Cho đối mắt sáng khỏe
Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích giải thích nguyên nhân trẻ hay nháy mắt cũng như cách phòng tránh hiệu quả. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ giàu kinh nghiệm.