Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ ho nôn trớ về đêm: 2 nguyên nhân & 5 cách chăm sóc cho trẻ

Mục lục

Trẻ ho nôn trớ về đêm khiến cha mẹ lo lắng vì những ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây bệnh, biện pháp xử lý và cách chăm sóc để hạn chế nôn trớ về đêm cho bé.

Trẻ bị ho nôn trớ về đêm

1. Nguyên nhân trẻ ho nôn trớ về đêm

Ho và nôn trớ về đêm có thể là hiện tượng sinh lý hoặc cảnh báo các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa.

1.1. Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ ho nôn trớ về đêm

Các thay đổi sinh lý nhỏ ở trẻ đều có thể là nguyên nhân chính khiến con khó ngủ kèm ho và nôn:

  • Tư thế nằm ngang khi ngủ: Khi trẻ ngủ, dạ dày ở tư thế nằm ngang, thức ăn dễ bị đẩy ngược lên thực quản. Phản xạ rướn người vặn mình của trẻ trong lúc ngủ cũng làm cơ thể thay đổi đột ngột, tạo điều kiện cho ho và nôn trớ.
  • Ăn tối quá muộn: Nếu trẻ ăn tối muộn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa, dễ gây đầy bụng và trào ngược lên miệng, dẫn đến ho và nôn trớ.
  • Không khí lạnh ban đêm: Về đêm, nhiệt độ hạ thấp hoặc điều hòa làm không khí lạnh hơn. Trẻ hít phải không khí lạnh có thể gây ho. Ho nhiều kích thích thực quản, gây nôn.

Trẻ ho nôn trớ về đêm do sinh lý

1.2. Trẻ ho và nôn trớ về đêm do bệnh lý

Đôi khi, trẻ tỉnh giấc giữa đêm, ho và nôn cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến hô hấp và tiêu hóa như:

  • Ho khan hoặc ho có đờm: Trẻ ho nhẹ vào ban ngày nhưng nặng hơn vào đêm, có thể kèm theo nôn. Khi ho có đờm, trẻ có thể nuốt chất nhầy vào bụng, gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, và nôn.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào đường hô hấp, kích thích niêm mạc đường thở tăng tiết chất nhầy. Cơ thể tăng phản xạ ho để tống chất nhầy ra ngoài, dẫn đến ho và nôn trớ.
  • Trào ngược dạ dày - thực quản: Triệu chứng ho, nôn trớ về đêm kèm theo ợ nóng, ợ chua, quấy khóc, biếng ăn, và không tăng cân có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày - thực quản. Acid từ dịch vị trào ngược lên họng gây cảm giác nóng bỏng và kích ứng niêm mạc họng, gây ho và nôn trớ. Ăn trước khi đi ngủ làm tăng tiết dịch vị, dẫn đến trào ngược và triệu chứng nặng hơn.
  • Hen suyễn: Triệu chứng ho và nôn trớ nặng hơn vào ban đêm. Trẻ còn có thể có biểu hiện tức ngực, khó thở, và quấy khóc về đêm.

Việc nhận biết và điều trị kịp thời các bệnh lý này sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

trẻ ho nôn trớ về đêm do cảm cúm

Cảm cúm là nguyên nhân bệnh lý khiến con ho và nôn vào ban đêm

Mẹ có thể tham khảo thêm: 10 nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Trẻ bị ho nôn trớ về đêm có nguy hiểm không?

Trường hợp trẻ ho nôn trớ về đêm do các nguyên nhân sinh lý là bình thường và không nguy hiểm tới sức khỏe.

trẻ ho nôn trớ về đêm không nguy hiểm

Trẻ ho và nôn trớ về đêm do sinh lý thường không đáng lo

Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho, nôn trớ tiếp tục kéo dài hơn 1 tuần thì cha mẹ nên cân nhắc đến nguyên nhân do bệnh lý. Lúc này, các bậc phụ huynh nên cho con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu để tình trạng kéo dài khiến trẻ mất ngủ nhiều, kèm thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

 

3. Bé bị ho nôn trớ về đêm kéo dài bao lâu?

Nếu nguyên nhân là do thay đổi sinh lý thì các triệu chứng trên sẽ giảm sau 2 – 3 ngày và trẻ sẽ ăn uống, ngủ nghỉ bình thường.

Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, mẹ cần giải quyết các bệnh lý trước. Khi hết bệnh thì trẻ cũng sẽ hết ho và nôn trớ. Khi trẻ khỏi bệnh, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể để trẻ nhanh chóng phục hồi.

4. Cách xử lý ngay cho trẻ ho và nôn trớ về đêm

Khi thấy trẻ ho, nôn trớ về đêm cha mẹ cần xử lý ngay, tránh để bệnh diễn biến kéo dài gây sụt cân, mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 5 bước xử lý ngay triệu chứng mà phụ huynh nên biết:

Bước 1: Khi trẻ ho hãy bế trẻ áp ngực vào vai, đồng thời vuốt lưng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới để hạn chế hiện tượng trào ngược dịch vị lên thực quản. Nếu bé đang nôn, để trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu về trước, nhằm hạn chế thức ăn tràn vào đường hô hấp. .

Bước 2: Đặt bé nằm yên, đồng thời kê cao đầu bé bằng gối hoặc khăn mềm.

Bước 3: Cho bé nằm nghỉ ngơi đến khi hoàn toàn ổn định, mới cho trẻ uống sữa, tránh cho bé ăn uống ngay sau khi ho và nôn. Cha mẹ chỉ nên cho bé uống từng chút một để hạn chế trẻ bị nôn trở lại.

Bước 4: Cho bé uống Oresol để bù nước và điện giải. Nếu triệu chứng xảy ra thường xuyên, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu và tránh ăn đêm.

5. Cách hạn chế ho nôn trớ về đêm cho trẻ

Các biện pháp mẹ có thể áp dụng ngay để phòng ngừa và hạn chế tình trạng trẻ nôn trớ về đêm kèm ho:

5.1. Vệ sinh mũi họng cho bé trước khi đi ngủ

Cha mẹ nên vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ nhỏ, kể cả khi trẻ không mắc bệnh. Việc này nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dịch nhầy trong khoang mũi; giúp thông thoáng đường thở, hạn chế tình trạng ho và nôn trớ về đêm.

Cha mẹ nên sử dụng loại nước muối sinh lý chuyên dụng để rửa mũi họng cho trẻ. Thực hiện 1 lần/ ngày trong thời gian bị bệnh và cách  2 -3 ngày/lần khi bình thường, tránh rửa quá nhiều làm tổn thương niêm mạc mũi bé.

5.2. Không cho trẻ ăn tối quá muộn

Cha mẹ nên cho bé ăn tối 2-3 giờ trước khi đi ngủ, khi đó thức ăn đã được đẩy 1 phần xuống ruột non. Do đó, làm giảm lượng thức ăn ở dạ dày, giảm nguy cơ ho và nôn vào đêm ở trẻ nhỏ.

5.3. Giữ ấm cho trẻ khi ngủ

Cha mẹ nên cho bé mặc đồ ngủ thoải mái, đủ giữ ẩm, tránh mặc đồ quá dày gây khó thoát mồ hôi khiến trẻ dễ cảm lạnh. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp (dưới 25 độ c), giữ ẩm cổ họng của bé.

trẻ ho nôn trớ về đêm

Giữ ấm cho trẻ là một cách hạn chế ho về đêm và giảm nôn trớ

5.4. Cho trẻ ngủ đúng tư thế

Để giảm triệu chứng ho và nôn trớ về đêm, cha mẹ nên cho bé nằm với tư thế kê cao đầu 15 – 20 cm. Độ cao này vừa giúp bé dễ thở hơn, giảm nghẹt mũi, tránh trào ngược thức ăn từ dạ dày lên họng.

5.5. Tránh cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên và khói thuốc

Các chất gây dị ứng thường được gọi là dị nguyên, có khả năng kích thích hệ hô hấp gây ra phản xạ ho hoặc co thắt đường thở gây khó thở. Ngoài ra, còn có thể gây nóng rát họng gây buồn nôn, ngứa mắt, ngứa mũi….

Các triệu chứng này thường xảy ra nhiều hơn và nặng hơn ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ tránh các dị nguyên thường gặp như: lông chó mèo, khói thuốc lá, phấn hoa…

Mời mẹ tham khảo thêm: Trẻ hay nôn trớ khi ăn có cách nào cải thiện?

5.6.Sử dụng men vi sinh đa chủng

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ho nôn trớ hiệu quả, mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cho bé. Các lợi khuẩn có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá hoạt động, tránh tình trạng đầy bụng gây trào ngược thức ăn lên thực quản. Đồng thời, giúp trẻ tăng hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh ho, hen suyễn, cảm lạnh, cảm cúm.

Dựa trên nhiều nghiên cứu, bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh đa chủng có hiệu quả vượt trội trong ngăn ngừa và giảm nhẹ triệu chứng ho nôn trớ của trẻ nhỏ. Men vi sinh BioAmicus Complete hiện là dòng men vi sinh đa chủng đầu tiên trên thế giới, chứa tới 10 chủng lợi khuẩn cần thiết và quan trọng cho hệ vi sinh đường ruột.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh BioAmicus Complete - Công thức hoàn hảo cho một cái bụng khỏe

BioAmicus Complete chứa các lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và Bifidobacteria đã được phân lập chính xác đến cấp chủng và đăng ký tại ngân hàng men vi sinh trên thế giới. Nhờ bổ sung lợi khuẩn trong mỗi giọt liều mà đường ruột được ổn định, tình trạng nôn trớ được cải thiện hơn. Vì vậy, đây chính là giải pháp tối ưu cho trẻ ho nôn trớ về đêm.

Men BioAmicus Complete nổi bật với tiêu chí 5 không rất an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ: Không màu, không mùi, không vị, không chất bảo quản, không có chất biến đổi gen

Việc chia liều 5 giọt chứa 1 tỷ lợi khuẩn đảm bảo tối ưu theo tiêu chuẩn WHO.

Có thể mẹ quan tâm: Bé hay ọc sữa về đêm cần chăm sóc và điều trị như thế nào?

6. Trẻ ho nôn trớ về đêm khi nào cần đưa đi gặp bác sĩ

Nếu gặp một trong các trường hợp sau, cha mẹ nên mang trẻ tới thăm khám bác sĩ:

– Trẻ ho và nôn kéo dài hơn 10 ngày.

– Ho, nôn kết hợp với sốt cao

– Trẻ sụt cân nhiều. Nguyên nhân là do trẻ ho, nôn nhiều nên không ăn được, gây thiếu dinh dưỡng.

– Suy giảm sức đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, do đó cần mang trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

– Ho dữ dội, kèm thêm có đờm. Trẻ có thể nuốt đờm và dịch nhầy xuống bụng, gây rối loạn tiêu hoá hoặc tắc nghẽn đường thở. Đặc biệt, khi đờm có màu xanh, vàng là dấu hiệu của trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Cha mẹ nên chú ý đến vấn đề: trẻ có đờm hay không và đờm có màu gì mỗi khi phát hiện trẻ ho.

trẻ ho nôn trớ về đêm cần đi khám

Trẻ cần đi khám ngay khi ho dữ dội và sốt cao trên 10 ngày, sụt cân nhiều, giảm sức đề kháng

Trẻ ho nôn trớ về đêm là một vấn đề phổ biến, thường ít gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phát hiện và xử lý đúng cách, kịp thời để bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp. Và đừng quên truy cập website BioAmicus Việt Nam để cập nhật kiến thức chăm con khoa học.



Bài viết liên quan