Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có đáng lo?

Mục lục

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Đây là phản ứng hết sức bình thường vì cơ thể bé chưa phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé vặn mình bị ọc sữa là do một số bệnh lý. Hãy cùng BioAmicus tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh hay vặn mình ọc sữa

1.Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa?

Theo nghiên cứu về giấc ngủ, trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời thường có phản xạ vặn mình, đỏ mặt. Đây là hiện tượng sinh lý diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự khỏi.

Đôi khi, trẻ vặn mình do co thắt ruột hoặc cảm thấy ngứa, quá nóng hoặc quá lạnh. Lúc này, trẻ hay vặn mình về đêm hoặc ban ngày để giảm bớt khó chịu và báo hiệu cho ba mẹ biết.

Nôn trớ khi vặn mình là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do cơ giữa thực quản và dạ dày (cơ vòng tâm vị) của trẻ sơ sinh còn yếu, không đủ lực để giữ các chất trong dạ dày. Khi đó trẻ vặn mình, cử động mạnh sẽ gây trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Đối với bé lớn hơn, từ 1 năm tuổi, tình trạng này thường sẽ giảm. 

Nếu bé có những biểu hiện bất thường như sút cân, quấy khóc thường xuyên thì rất có thể bé đang gặp phải bệnh lý như thiếu vitamin D3, thiếu canxi máu và bệnh đường ruột. Biểu hiện là trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, quấy khóc. Bên cạnh đó, bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, rụng tóc vành khăn...

Cũng không thể loại trừ bé khó ngủ, vặn mình và ọc sữa do cách chăm sóc chưa đúng của mẹ:

  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa quá nhiều
  • Mẹ cho trẻ sơ sinh bú tư thế chưa đúng, bú bình sai cách hoặc bé hay quan sát xung quanh, mất tập trung khiến cho trẻ hít nhiều khí vào dạ dày
  • Khi cho bé ăn xong, mẹ đặt bé nằm xuống ngay
  • Để trẻ đói hoặc bé háu ăn, bú quá nhanh khiến con bị sặc

 

trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do phản xạ sinh lý, nhưng đôi khi gây ọc sữa

2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có đáng lo?

Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa nhưng vẫn tăng cân đều và không ảnh hưởng đến tinh thần của con thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Bởi trẻ vẫn nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh biểu hiện đó là: ăn uống thoải mái, vui chơi, không quấy khóc…

trẻ sơ sinh hay vặn mình ọc sữa sinh lý

Trẻ sơ sinh vặn mình ọc sữa nhưng vẫn vui chơi, tăng cân bình thường thì không đáng lo

Tuy nhiên, nếu có các bất thường như bé sụt cân, khó chịu thì đây chính là dấu hiệu bệnh lý cần quan tâm. Các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý đến cân nặng và sức khỏe tinh thần của bé. Vì lúc này trẻ sơ sinh vặn mình hay bị trớ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé. Bé sẽ dễ suy dinh dưỡng, thể chất không phát triển bằng bạn bè trang lứa. Đồng thời sự khó chịu, bực tức hay quấy khóc của bé cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của bé sau này.

3. Nguyên tắc xử trí khi bé vặn mình bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa diễn ra thường xuyên trong ngày. Chính vì vậy, bậc cha mẹ cần nắm bắt chính xác cách xử lý để khắc phục khịp thời. Các bước xử lý diễn ra như sau:

– Khi trẻ sơ sinh vặn mình bị trớ, mẹ nên hết sức bình tĩnh. Tránh bế xốc bé lên mà nên để trẻ nằm nghiêng sang nơi khô ráo.

– Tiếp đó, mẹ mới bế trẻ lên và dùng khăn lau sạch phần chất nôn.

– Nếu bé vặn mình bị ọc sữa lên mũi, mẹ nên vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối trước, sau đó vệ sinh mũi sau.

trẻ sơ sinh hay vặn mình trớ sữa

Để trẻ nằm nghiêng khi bị nôn trớ, sau đó lau sạch chất nôn rồi mới bế trẻ lên

4. Cách giảm vặn mình và ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Để ngăn ngừa và giảm đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình trớ sữa, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:

4.1. Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế

Mẹ nên cho trẻ bú ở tư thế thẳng đứng hơn, không nghiêng ngả về phía sau. Mỗi lần mẹ cho bé bú thẳng đứng trong khoảng 30 phút. Đồng thời tránh vận động mạnh ở trẻ sơ sinh.

4.2. Chia nhỏ lượng thức ăn

Mẹ nên chia cữ bú ngắn, lượng thức ăn nhỏ, nhưng nhiều lần trong ngày để đảm bảo trẻ không bị thiếu dinh dưỡng. Điều này có thể giảm đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ khi vặn mình.

4.3. Ợ hơi sau khi bú cho trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa

Mẹ nên dành thời gian để bé ợ hơi trong suốt quá trình bú và sau mỗi lần bú. Khi ợ hơi, không khí tích tụ trong dạ dày sẽ được đẩy ra ngoài, giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ.

4.4. Không đặt trẻ nằm sấp khi ngủ

Mặc dù ở tư thế này giúp trẻ an tâm hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn và tránh vặn mình ọc sữa. Nhưng theo các nhà khoa học, khi trẻ nằm sấp sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử khi ngủ.

4.5. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh là sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, nó còn cung cấp lợi khuẩn giúp bé nhanh chóng hoàn thiện đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng ọc sữa. Bằng cách thiết lập sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, men vi sinh giúp giảm nguy cơ bệnh lý tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, ọc sữa. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có hệ đường ruột khỏe mạnh sẽ kích thích tăng cân, tăng hấp thu chất dinh dưỡng, nâng cao đề kháng.

Có thể mẹ quan tâm

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Nguyên nhân và cách xử trí

Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm: Xem ngay cách khắc phục hiệu quả

5. Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete – Cải thiện hiệu quả ọc sữa ở trẻ sơ sinh

BioAmicus Complete là sản phẩm được nhập khẩu từ Canada và phân phối chính hãng bởi công ty Dược phẩm Hunmed. Men vi sinh BioAmicus Complete đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Hiệp hội men vi sinh quốc tế (IPA) nên rất an toàn đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt, 10 chủng thuộc 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ là Lactobacillus và Bifidobacterium.

– Lactobacillus: Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn, bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lactobacillus giúp ngăn ngừa cũng như cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và hạn chế được tình trạng nôn vọt ở trẻ sơ sinh.

– Bifidobacterium: Nâng cao hệ miễn dịch, đóng vai trò như “tấm lá chắn” giúp ngăn chặn các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể gây viêm dạ dày, viêm ruột. Nhờ vậy mà hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn vọt sẽ được cải thiện hơn.

men vi sinh BioAmicus Complete

6. Khi nào trẻ sơ sinh vặn mình ọc sữa cần gọi bác sĩ

Bậc cha mẹ cần quan sát trẻ sơ sinh một cách cẩn thận. Nếu gặp một trong các triệu chứng sau cần liên hệ ngay với bác sĩ:

– Bỏ ăn, quấy khóc, Không tăng cân trong thời gian dài

– Nôn ói, ọc sữa thường xuyên, tần suất lớn, mạnh mẽ

– Trẻ sơ sinh vặn mình rồi ọc sữa có kèm chất lỏng xanh, vàng

– Trẻ bị khạc ra máu hoặc chất đen giống bã cà phê

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là tình trạng gặp phần lớn ở các gia đình. Hy vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ đã nắm được các thông tin liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy có thể liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85. Đội ngũ dược sĩ chuyên môn sẽ luôn luôn đồng hành cùng cha mẹ trong công cuộc chăm sóc mầm non tương lai.

 



Bài viết liên quan