Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ sơ sinh khó ngủ, hay trằn trọc, khó vào giấc, khi ngủ cũng không sâu… Tình trạng này đang diễn ra hằng đêm khiến bố mẹ rất lo lắng, không hiểu con khó ngủ do đâu và phải làm thế nào. Để giải quyết dứt điểm vấn đề này, mời bố mẹ tham khảo bài viết sau đây.
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ.
– Trẻ ngủ đủ giấc hôm sau sẽ tỉnh táo, vui vẻ, hoạt bát. Trong khi đó, trẻ ngủ không ngon thường sẽ quấy khóc nhiều, ngày ngủ đêm thức. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng trong 3 năm đầu đời, trẻ ngủ ngon sẽ có khả năng tập trung cao, học tập tốt hơn trong tương lai. Đồng thời, khi trẻ ngủ não bộ sẽ được sạc đầy năng lượng, giúp cho hoạt động nhận thức hiệu quả hơn.
– Giấc ngủ ngon cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Bởi khi trẻ ngủ sâu, tuyến yên sẽ tiết ra hormon GH – hormone tăng trưởng, kích thích các chuỗi phản ứng sinh học diễn ra trong máu, các cơ quan và xương. Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ chậm lớn, còi cọc, nhẹ cân.
Có thể thấy một giấc ngủ chất lượng có mối quan hệ rất mật thiết với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, giấc ngủ dài cũng không quan trọng bằng giấc ngủ sâu. Khi bé ngủ sâu, cơ thể sẽ hấp thụ oxy tốt hơn, tuyến yên sản sinh ra nhiều hormone GH. Và ngược lại, nếu chất lượng giấc ngủ xấu, cơ thể sẽ tiết ra những chất ức chế. Khiến tâm trạng bé không tốt, dễ cáu kỉnh, quấy khóc…
Ở trẻ nhỏ giấc ngủ REM chiếm tới 50% thời gian giấc ngủ. Khi trẻ đang ở giấc ngủ REM, nhịp hô hấp kèm nhịp tim nhanh khiến bé rất thức giấc bởi các tác động bên ngoài, dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, vặn vẹo, khó vào giấc.
Thiếu vi chất là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng bé sơ sinh khó ngủ. Vậy trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì? Thông thường, trong những năm đầu đời trẻ dễ bị thiếu vitamin D3 nhất. Thiếu D3 gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh bởi nếu cơ thể không được cung cấp đủ loại vitamin này, khả năng hấp thu Canxi ở ruột sẽ giảm. Trong khi đó, Canxi là chất vận chuyển của hệ thần kinh, có mối liên hệ rất mật thiết với giấc ngủ. Canxi giúp điều tiết 2 trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu vi chất này, quá trình trao đổi chất của hệ thần kinh bị gián đoạn, vỏ não liên tục bị kích thích. Điều này khiến cho trẻ bị khó ngủ, chập chờn, khó vào giấc.
Đồng thời, thiếu D3 dẫn tới khả năng tổng hợp Canxi và Phospho giảm, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ bị còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân, biếng ăn và khó ngủ.
Bên cạnh đó, thiếu các vi chất khác như Magie, Kẽm, Sắt… cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh khó vào giấc ngủ.
Thiếu vi chất dẫn đến khó ngủ ở trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến không kém khiến trẻ sơ sinh khó ngủ trằn trọc. Bé mới sinh có sức đề kháng còn kém, rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại. Gây ra các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi… Trẻ mắc các bệnh này sẽ có biểu hiện khò khè, khó thở, dẫn tới khó ngủ, quấy khóc nhiều.
Đôi khi các bệnh lý nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các vấn đề về thần kinh… khiến trẻ đau, khó chịu cũng dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị khó ngủ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ có thể do béo phì. Trẻ bị béo phì sẽ gây phì đại đường thở, trẻ gặp khó khăn trong quá trình thở. Trẻ khó thở, hay thở bằng miệng sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.
– Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, hoặc hoạt động hưng phấn quá mức sẽ khó đi vào giấc ngủ.
– Trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình có thể do tác động từ môi trường: trẻ bị lạnh hoặc nóng quá, môi trường nhiều tiếng ồn hoặc cường độ ánh sáng mạnh, không thích hợp với trẻ.
– Trẻ bú chưa đủ no đã dừng lại, làm cho mỗi giấc ngủ thường ngắn, trẻ ngủ không sâu và dễ thức dậy để bú mẹ. Hoặc trẻ bú quá no, bụng ọc ạch khó chịu dẫn tới trẻ sơ sinh uốn éo khó ngủ.
– Trẻ chưa phân biệt được ngày hay đêm, nên thường xảy ra hiện tượng ngày ngủ đêm thức.
– Trẻ đã quen với việc được bế ẵm ru ngủ hoặc nằm nôi. Nếu không làm vậy, trẻ sẽ khó vào giấc ngủ đêm.
Trẻ mới sinh trong 8 tuần đầu tiên khó có thể thức liên tục trong 2 giờ, nếu không đưa bé đi ngủ luôn, lúc sau con sẽ rất khó ngủ. Vì vậy mẹ cần chú ý nếu con có những biểu hiện buồn ngủ như: mệt mỏi, mí mắt sụp, trẻ lim dim… thì nên cho con ngủ luôn. Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé.
Khi trẻ ở trong bụng mẹ, con có thể ngủ bất cứ lúc nào dù ngày hay đêm. Vì thế khi mới chào đời, trẻ vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài và duy trì thói quen cũ. Bởi vậy mẹ cần tập cho con phân biệt ngày và đêm bằng cách:
– Ban ngày khi con thức, mẹ cần nói chuyện giao tiếp thật nhiều với con, giúp con vận động tay chân… Mở cửa sổ, đảm bảo có ánh sáng vào phòng, không cần loại bỏ những tiếng ồn bên ngoài.
– Ban đêm cần giữ yên lặng, đảm bảo ánh sáng yếu để con dễ đi vào giấc ngủ.
Trẻ từ 6 đến 8 tuần mẹ có thể tập cho con tự ngủ. Mẹ có thể đặt con vào nôi đưa qua đưa lại, hoặc đặt con nằm xuống giường vỗ về, hát ru, bật tiếng ồn trắng cho con… Không nên bế ru con trên tay đến khi trẻ ngủ mới đặt xuống, như vậy sẽ tạo thói quen bế rong khiến trẻ phụ thuộc vào cách ru ngủ này.
Để giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa bé khó ngủ như sau:
– Cho con mặc những bộ đồ thoáng khí, rộng rãi, chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da.
– Đảm bảo ánh sáng dịu nhẹ, môi trường yên tĩnh khi con ngủ.
– Tập cho con thói quen đi ngủ vào giờ nhất định trong ngày, hình thành nên đồng hồ sinh học.
– Quấn chăn không quá chặt hoặc quá lỏng, đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp với trẻ (27 – 29 độ C)
– Chuẩn bị chăn nệm mềm mại, tạo cảm giác thoải mái như ở trong bụng mẹ để con thuận lợi đi vào giấc ngủ. Mẹ có thể quấn chũn hoặc chèn gối xung quanh để phòng trẻ xoay sở nhiều lúc ngủ, dễ khiến con tỉnh giấc.
Để con có khả năng phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời, mẹ nhất thiết phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con.
– Mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho trẻ ăn dặm thông qua các thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa, cá… Với trẻ mới sinh, mẹ có thể đưa con ra ngoài tắm nắng. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia không còn khuyến khích cha mẹ thực hiện phương pháp này. Bởi trong ánh nắng mặt trời có rất nhiều tia UV, có nguy cơ gây ung thư da, không tốt cho làn da vốn đã mỏng manh của trẻ. Vì vậy, cần thiết phải sử dụng các sản phẩm chuyên biệt để cung cấp đầy đủ và đều đặn lượng D3 hằng ngày, đáp ứng nhu cầu của bé.
Mời mẹ tham khảo thêm:
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên – Cảnh báo bệnh gì? |
Vitamin D3 K2-MK7 là bộ đôi vitamin hoạt động kết hợp nhằm giúp cơ thể hấp thu tối đa lượng Canxi được cung cấp. Vì vậy, bé cần được bổ sung đầy đủ cả D3 và K2 hằng ngày. Nhưng làm sao để bổ sung đủ cả 2 loại này? Mẹ đừng lo lắng khi hãng Dược phẩm BioAmicus Canada đã cho ra mắt sản phẩm BioAmicus D3K2 chứa cả 2 loại vitamin D3 và K2-MK7. Trẻ được cung cấp đủ D3 với liều 400 IU/ngày sẽ dễ ngủ, ngủ ngon hơn và từ đó tạo điều kiện phát triển toàn diện nhất.
Thêm vào đó, sản phẩm D3 K2-MK7 với công nghệ bao kép độc quyền tạo nên một lớp áo vững chắc giúp bảo vệ vitamin K2-MK7 trước các tác động từ môi trường. Nhờ vậy, BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7 luôn đảm bảo về hàm lượng trong suốt quá trình bảo quản.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ khó ngủ về đêm. Nếu cần tư vấn về bất kỳ vấn đề nào liên quan tới sức khỏe của con, mẹ hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 63 69 85 để được Dược sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm hỗ trợ. Và đừng quên truy cập Website BioAmicus để cập nhật kiến thức chăm con khoa học.