Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Phản xạ Moro: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân

Mục lục

Trẻ sơ sinh có nhiều hành động kỳ quặc khó lý giải. Một trong số đó là hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân. Thực tế, đây là hiện tượng phổ biến, được đặt tên là phản xạ Moro. Cùng tìm hiểu thông tin về hiện tượng giật mình Moro trong bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh

Phản xạ Moro (hay giật mình Moro) là một phản xạ tự nhiên không có điều kiện thường gặp ở trẻ sơ sinh. Phản xạ này được phát hiện đầu tiên bởi một bác sĩ người Áo tên Ernst Moro. 

Phản xạ Moro xảy ra khi trẻ bị giật mình lúc ngủ. Điều này gần giống “giấc mơ trượt chân” ở người lớn, tuy nhiên có tần suất lớn hơn ở trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân chính là biểu hiện thường gặp nhất của phản xạ Moro. Ngoài ra, trẻ cũng thường duỗi thẳng tay chân, ngửa đầu ra sau. 

Trong đa số các trường hợp, trẻ sơ sinh giật mình Moro không khóc. Nếu có thường dễ dỗ. Các biểu hiện khác có thể quan sát được bao gồm: trẻ thở nhanh hoặc hít vào liên tục, trở mình đổi tư thế ngủ, ngọ nghẹo đầu.

Phản xạ Moro xuất hiện ngay sau khi trẻ mới sinh. Trong 12 tuần đầu tiên, trẻ có thể co, duỗi và quơ cả tay và chân. Khi được 4 tháng tuổi, phản xạ Moro giảm dần. Trẻ có thể chỉ quơ tay mà không cử động đầu hoặc chân.

phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh với biểu hiện trẻ giật mình, co hoặc duỗi tay, chân

Những yếu tố kích hoạt phản xạ Moro

Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh được kích hoạt do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột. Đó có thể là các tiếng động lớn, ánh sáng mạnh hoặc thay đổi tư thế. 

Cảm giác trượt chân cũng là nguyên nhân khiến bé giật mình. Khi cha mẹ hoặc người chăm sóc đột ngột bế trẻ lên hay đặt trẻ xuống, con có thể cảm thấy như mình đang rơi hoặc ngã.

Các bác sĩ cũng có thể chủ động kích hoạt phản xạ Moro bằng cách nhẹ nhàng hạ thấp đầu của trẻ. Thử nghiệm này có ý nghĩa quan trọng giúp kiểm tra khả năng vận động cũng như các tổn thương ở não và cột sóng.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân có hại không?

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân là phản xạ tự nhiên, không có hại. Các cơn giật mình giữa đêm chỉ thoáng qua và không khiến bé tỉnh giấc hoàn toàn. 

Có giả thuyết cho rằng phản xạ Moro là phản ứng tự vệ còn sót lại khi tổ tiên loài người còn là loài linh trưởng sống và ngủ trên cây. Phản xạ này có thể giúp trẻ sơ sinh lấy lại sự cân bằng và cảm giác an toàn.

Triệu chứng giật mình Moro sẽ giảm dần khi con được 4 tháng tuổi và hết hẳn khi bé được 6 tháng.

Phản xạ giật mình, quơ tay chân không ảnh hưởng đến giấc ngủ

Trẻ sơ sinh giật mình sau đó dễ dàng trở lại giấc ngủ

Cách phân biệt phản xạ Moro với các cơn co giật do động kinh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân do phản xạ Moro thường bị nhầm lẫn với các cơn co giật do động kinh ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số biện pháp để mẹ phân biệt:

  • Độ tuổi xuất hiện: Phản xạ Moro xuất hiện từ khi trẻ mới sinh, trong khi các cơn co giật động kinh xuất hiện khi trẻ được 4-8 tháng tuổi.
  • Tần suất: Phản xạ Moro chỉ xảy ra lúc ngủ với tần suất ít dần khi con được 4 tháng. Các cơn co giật động kinh xảy ra cả ban ngày, có thể lên tới 100 cơn mỗi ngày.
  • Mức độ: Phản xạ Moro chỉ khiến bé phản ứng với mức độ nhẹ, không khiến bé thức giấc. Các cơn co giật do động kinh thường mang tới cơn co cơ lớn, trẻ đau và quấy khóc.

Nếu nghi ngờ bé bị giật mình, co giật do động kinh, mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ Nhi khoa. Tại đây, chuyên gia có thể thực hiện các bài kiểm tra để phát hiện sớm động kinh và có biện pháp xử lý phù hợp. 

Một số biện pháp hạn chế giật mình Moro

Tuy đa phần phản xạ Moro không nguy hiểm, nhưng nếu hạn chế được có thể mang tới giấc ngủ ngon và sâu hơn cho trẻ. Hạn chế giật mình quơ tay chân cũng giúp bé ổn định tinh thần, cảm thấy an toàn hơn khi ngủ.

Nếu thấy trẻ bị giật mình, mẹ có thể nhẹ nhàng thu tay và chân đang dạng rộng của trẻ vào trong, sau đó ôm bé cho đến khi con bình tĩnh trở lại.

Để con không dễ dàng giật mình giữa đêm, hãy cuốn tã cho trẻ đúng cách, bằng một tấm vải mỏng và mềm mại. Việc chèn gối ôm, gối chữ U hoặc gối chặn cũng giúp hạn chế tình trạng giật mình.

Ngoài ra, ba mẹ không nên di chuyển bé một cách đột ngột. Đặc biệt, hãy nâng đỡ nhẹ nhàng đầu và cổ của bé mỗi khi di chuyển.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trong đó có Vitamin D3K2 cũng là những biện pháp được khuyến khích để giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ đã có thể lý giải được hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân. Nếu vẫn còn lo lắng và thắc mắc về tình trạng giật minh khi ngủ, hãy liên hệ 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại BioAmicus để được tư vấn 1-1.



Bài viết liên quan